
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Từng là thanh niên xung phong (TNXP) tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông Đặng Bảo Quốc, thôn Quật Xá, xã Cam Thành (huyện Cam Lộ) trở về quê. Mặc dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn song ông Quốc cùng các đồng đội của mình luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của quê nhà.
![]() |
Chăn nuôi bò đem lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đình ông Quốc |
Năm 1979, ông Quốc cùng với nhiều thanh niên Cam Lộ hăng hái tình nguyện tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn. Trò chuyện với chúng tôi, ông Quốc nhớ lại: “Công trình thủy nông Nam Thạch Hãn ngày ấy là một công trường thủ công có quy mô lớn được tổ chức khá chặt chẽ theo hình thức quân sự hóa. Quá trình thi công tuy người lao động gặp khá nhiều khó khăn, gian khổ vì khẩu phần ăn không đủ no, ở trong lán trại đơn sơ, lao động thỉnh thoảng còn gặp hiểm nguy do bom mìn sót lại trong lòng đất nhưng tinh thần lao động của mỗi người rất hăng say. Hình ảnh mồ hôi và máu của những đồng đội đổ xuống để dâng hiến cho quê hương một công trình đầy ý nghĩa ngay sau ngày giải phóng đã mang lại niềm tin lớn cho chúng tôi và người dân. Đó cũng là động lực để những cựu TNXP luôn nỗ lực vượt khó để vươn lên trong cuộc sống đời thường”.
Mang theo tinh thần lao động hăng say từ công trường, khi trở về quê hương, ông Quốc luôn trăn trở suy nghĩ sẽ làm giàu bằng lao động chân chính. Không ngại khó, ngại khổ, ông cùng gia đình tích cực lao động sản xuất, đến nay đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp với trên 2 ha trồng lạc, sắn, lúa; 2 ha rừng kinh tế kết hợp với nuôi bò thâm canh. Ông Quốc chia sẻ: “Để làm giàu bằng nghề nông không hề dễ dàng. Từ nghề nông có thể đảm bảo được cuộc sống sung túc cho gia đình, xây dựng được nhà cửa khang trang và nuôi các con ăn học nên người đối với tôi là một thành công lớn.
Để đạt được kết quả như hôm nay, trong sản xuất, tôi chú trọng nhất là khâu giống và mùa vụ. Chẳng hạn như trong sản xuất lạc, bên cạnh việc đưa giống mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, tôi thường tranh thủ thời tiết thuận lợi để sản xuất thêm lạc trái vụ nhằm nâng cao thu nhập (giá lạc vụ mùa từ 15-20 ngàn đồng/kg nhưng giá lạc trái vụ đạt bình quân 30 ngàn đồng/kg). Đối với trồng rừng kinh tế, tôi chú trọng chọn chân đất phù hợp cho cây thân gỗ, cùng với đó là đầu tư chăm sóc đúng giai đoạn nhằm hỗ trợ cây phát triển tốt nhất, nên rừng tràm khoảng 4 năm có thể cho thu hoạch, giá bình quân đạt 70- 80 triệu đồng/ha. Trong chăn nuôi bò, tôi tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong sản xuất nông nghiệp như rơm, thân cây lạc, thân cây chuối, bột sắn… để đảm bảo nguồn dinh dưỡng quanh năm cho bò nên bò lớn khá nhanh và bán được giá, bình quân 9 tháng xuất bán 1 lứa bò, thu lãi gần 30 triệu đồng”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Quốc còn gương mẫu đi đầu trong các phong trào do địa phương phát động. Khi xã Cam Thành có chủ trương mở rộng các tuyến đường giao thông ở các thôn, xóm, gia đình ông đã tình nguyện hiến trên 200 m2 đất vườn để làm đường. Bên cạnh đó, với vai trò là trưởng họ, ông Quốc còn tích cực vận động con cháu trong họ thực hiện tốt các phong trào của địa phương, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Thanh Lê
Nhiều năm qua, phong trào thi đua “Cựu thanh niên xung phong (TNXP) làm kinh tế giỏi - vì nghĩa tình đồng đội” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh mẽ ...
Nhiều năm nay, ông Lê Văn Thanh (65 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh (CCB) thôn Quật Xá, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ được đánh giá là một trong ...
Sáng nay 10/1, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng nay 26/7, Báo Hà Nội Mới và Báo Quảng Trị phối hợp tổ chức trao tặng quà cho cựu thanh niên xung phong (TNXP) và một số trường hợp đặc biệt khó khăn trên ...
Sáng nay 26/1, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh tổ chức tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Từng tham gia quân ngũ và hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc, trở về quê hương, ông Dương Văn Tài (sinh năm 1963), ở thôn An Lễ, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, ...
Trong nhiệm kỳ qua, tuy gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhất là COVID-19, song phong trào thi đua “Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế ...
Phát huy phẩm chất, bản lĩnh của người lính Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình, nhiều cựu chiến binh (CCB) ở huyện Triệu Phong đã sôi nổi thi đua phát triển kinh tế, ...
QTO - Nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng hiện đại và những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số (CĐS) mang lại cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thương mại,...
QTO - Dù chưa bước vào giai đoạn cao điểm nắng nóng song nhu cầu mua sắm các thiết bị điện lạnh đang có xu hướng gia tăng. Nắm bắt cơ hội, các siêu thị,...
(QT) - Thời gian qua, công tác giao đất, cho thuê, đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) được huyện Hải Lăng triển khai tích cực, đạt kết quả đáng kể. Qua đó, góp phần tạo nguồn thu...
(QT) - Quản lí thực phẩm theo chuỗi là mô hình quản lí và kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) mới được triển khai ở Việt Nam trong những năm gần đây. Ở Quảng Trị cũng đã bắt đầu...
(QT) - Nép mình bên dòng sông Vĩnh Định, thôn Mỹ Lộc nằm ở cuối xã Triệu Hòa, Triệu Phong được thiên nhiên ban tặng cho diện tích bãi bồi rộng lớn đủ cho 260 hộ gia đình với...
(QT) - Tháng 4/2014, huyện Gio Linh phát động phong trào thi đua “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương”, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thay đổi cách...
(QT) - Năm 1990, huyện Triệu Phong được lập lại sau khi chia tách ra từ huyện Triệu Hải. Theo đó, từ năm 1990- 2000, bám sát sự chỉ đạo của tỉnh và huyện Triệu Phong, Hạt Kiểm...
(QT) - Không chỉ giúp đồng bào vùng cao bước qua gian khó, giống chuối Ta Pê (một giống chuối lùn của người Pa Kô) xưa kia mọc khắp vườn nhà, ngọn đồi trên địa bàn xã Tà Rụt,...