Cập nhật: Thứ 2, 02/02/2009 | 14:22 GMT+7

Cộng đồng địa phương với công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (KBTTN) có diện tích 37.640 ha, bao gồm các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 23 590 ha; Phân khu phục hồi sinh thái13 409 ha; Phân khu hành chính dịch vụ-DLST: 641 ha. Vùng đệm với diện tích 56 175 ha.Khu bảo tồn điển hình với kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới là nơi thuận lợi cho nhiều loài động thực vật quý hiếm trú ngụ có giá trị bảo tồn và giá trị khoa học- kinh tế cao.

Tuần tra bảo vệ rừng -Ảnh: thành dũng

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn những mẫu điển hình, những loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, năm 2008 KBTTN Đakrông đã bố trí 15 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn 7 xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, Ba Nang để tham mưu giúp chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ phát triển rừng. Để kiểm soát những hoạt động xâm hại tài nguyên rừng ở KBTTN Đakrông là công việc hết sức khó khăn. Thực tế đời sống người dân miền núi còn nghèo, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng là khó tránh khỏi. Để từng bước hạn chế sự phụ thuộc của người dân vùng đệm đối với tài nguyên rừng thì cần phải thay đổi nhận thức của người dân, thay đổi cách làm ăn của họ bằng những mô hình trang trại, vườn rừng, mô hình nông lâm kết hợp, có thu nhập chính từ sức lao động với nghề rừng. Với tiềm năng lợi thế về tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai của một huyện miền núi, từ đầu năm đến nay KBTTN Đakrông đã tổ chức 31 buổi họp dân tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách chế độ hưởng lợi đối với người tham gia lao động nghề rừng, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Thông qua các nguồn đầu tư từ các chương trình, dự án, các tổ chức tài trợ trên địa bàn huyện Đakrông, đã góp phần tạo cho người dân miền núi có thêm việc làm ổn định, phát triển sản xuất. Được Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo và đầu tư kinh phí, Khu bảo tồn đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc quy vùng nương rẫy cho 5 xã đồng bào dân tộc thiểu số ở Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, Ba Nang để dần dần người dân bỏ thói quen du canh đốt rừng làm rẫy, ổn định sản xuất thâm canh tăng năng suất cây trồng. Từ dự án BCI, DANIDA tài trợ đã tổ chức giao rừng tự nhiên ở Húc Nghì, Triệu Nguyên để người dân làm chủ thực sự vườn rừng, tranh thủ thời gian nông nhàn bảo vệ chăm sóc rừng, sử dụng nguồn lâm sản tự nhiên hợp lý, thực hiện chính sách hưởng lợi từ rừng, hướng dẫn người dân thực hiện mô hình trồng mây dưới tán rừng ở Tà Long, Húc Nghì, triển khai mô hình trồng rừng kinh tế, trồng rừng bằng cây bản địa và mô hình làm giàu rừng, xây dựng vườn dược liệu ở Tà Long. Từ những mô hình ban đầu tiếp tục được đầu tư, nhân rộng sẽ góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, giảm áp lực đối với tài nguyên rừng, góp phần ổn định cuộc sống người dân. Bên cạnh đó, người dân còn được tham gia bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nghề rừng trên chính mảnh đất của họ. Khu bảo tồn đã thành lập 6 nhóm cộng đồng tham gia công tác tuần tra bảo vệ rừng ở Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, đồng thời chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở. Qua thưc tiễn triển khai cho thấy, các mô hình phát triển kinh tế có sự tham gia của người dân vùng đệm đầu tư cho hoạt động bảo tồn chưa nhiều, trước mắt chưa thể cùng một lúc có thể giải quyết thoả đáng những nhu cầu của cộng đồng địa phương, song ý thức của người dân đã có những chuyển biến rõ rệt. Chính quyền địa phương và người dân đã tham gia tích cực trong hoạt động bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Cộng đồng địa phương cũng như những cộng tác viên tích cực ở cơ sở đã cung cấp kịp thời các thông tin giúp cho Khu bảo tồn có biện pháp ngăn chặn những hành vi vi phạm lâm luật trên địa bàn có hiệu quả, hạn chế những điểm nóng về khai thác gỗ, bẫy bắt động vật hoang dã. Ý thức của người dân đã chuyển hướng vào tạo sinh kế thu nhập từ nghề rừng, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã góp phần làm giảm áp lực xâm hại tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn. Trong thời gian tới, Khu BTTN Đakrông tiếp tục tăng cường công chức về cơ sở hướng dẫn kỹ thuật giúp người dân vùng đệm làm giàu rừng, để các sản phẩm nông, lâm nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể, động viên người dân hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Nguyễn Long


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ rừng
22:36 06/02/2023

“…Bảo tồn chim, thú, cỏ, cây/Muôn loài được sống sum vầy bên nhau/Giữ gìn cho đến đời sau/Để cho con cháu sắc màu thiên nhiên…”, đó là những câu thơ ngẫu hứng ...

Trả nợ rừng xanh
22:25 03/05/2024

Gần 40% - 50% thành viên các tổ bảo vệ rừng của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông từng một thời trực tiếp/gián tiếp vào rừng đốn gỗ, săn bắt thú rừng ...

Canh giữ rừng những ngày xuân
22:20 19/02/2024

Trong những ngày tết Nguyên đán Giáp Thìn, lực lượng kiểm lâm, cán bộ khu bảo tồn, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh vẫn luôn thường trực 24/24 giờ, bám sát địa ...

Đồng hành, chung sức xây dựng nông thôn mới

Đồng hành, chung sức xây dựng nông thôn mới
11:15 tối Thứ 6

QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...

Trên 360 tấn chuối quả xuất bán ra thị trường

Trên 360 tấn chuối quả xuất bán ra thị trường
01:54 02/02/2009

(QT) - Những năm gần đây, xác định cây chuối là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập quanh năm, vốn đầu tư lại ít nên bà con ở các xã: Tân...

Thời tiết

21°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long