
{title}
{publish}
{head}
QTO - Nhà văn Châu La Việt vừa cho xuất bản cuốn tiểu thuyết “Người mẹ và cánh rừng” (NXB Quân đội nhân dân, 2022). Những ai theo dõi quá trình sáng tác của Châu La Việt sẽ nhận ra tiểu thuyết này được triển khai từ truyện ngắn “Tôi, người lính” viết trước đó khá lâu. Bối cảnh tiểu thuyết là cuộc chiến đấu dưới “những tầng cây săng lẻ” trên nước bạn Lào mà tác giả đã trải nghiệm và viết khá nhiều truyện ngắn và ký sự. Đã có không ít nhà văn “mở rộng” truyện ngắn thành tiểu thuyết bằng cách khai thác sâu hơn, rộng hơn hoạt động và tâm lý nhân vật, nhưng viết “Người mẹ và cánh rừng”, Châu La Việt chỉ “mượn” 10 trang truyện “Tôi, người lính” làm chương mở đầu, để rồi triển khai một kết cấu tiểu thuyết có thêm nhiều nhân vật khác, với người mẹ là trung tâm, với vấn đề xuyên suốt tác phẩm vẫn có ý nghĩa đối với hôm nay: con người có thể vượt lên chính mình như thế nào?
![]() |
Bằng, con nghệ sĩ Vân Ngàn nổi tiếng, xung phong ra mặt trận. Từ một chiến sĩ dũng cảm, sau khi bị thương, lo sợ bị què cụt suốt đời, lại bị Hiến - một thương binh quê Hà Nội-than thở theo giọng điệu tâm lý chiến “Xương trắng Trường Sơn” và “như cơn mưa dầm thấm đất, cứ rỉ rả suốt ngày này qua ngày kia làm Bằng thêm băn khoăn day dứt…” . Chính vào lúc đó, đội văn công của Vân Ngàn đến biểu diễn tại Binh trạm. Người mẹ chưa hưởng trọn nỗi vui mừng xúc động được gặp con nơi tuyến lửa đã thảng thốt nhận ra Bằng “đang xa dần cô”… Chị càng buồn khi gặp Lâng - hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho ý chí chiến đấu quên mình của Đại đội pháo 37 ly bảo vệ một nhánh của tuyến Trường Sơn huyền thoại, xứng đáng với danh hiệu “bộ đội Cụ Hồ”.
Bằng và Lâng cùng khẩu đội, “nhiều đêm trực chiến chỉ có Bằng và Lâng mà hai thằng có thể thay thế cả khẩu đội chiến đấu quyết liệt với máy bay giặc”… Cho đến một buổi sáng, trong trận chiến không cân sức, “một loạt bom đã rơi ngay kề trận địa, cả Bằng và Lâng như bị ai ném lên giữa trời […] một chân của Bằng và một cánh tay của Lâng đều bị dập nát, cũng may không bị cưa bỏ…”. Vậy mà trong khi Lâng mong sớm trở về chiến đấu cùng đồng đội, mặc dù cuộc chiến càng khốc liệt thì Bằng lại dao động trước luận điệu tiêu cực của Hiến.
Độc giả từng đọc các ký sự và truyện của Châu La Việt, có thể nhận ra Vân Ngàn thấp thoáng hình ảnh ca sĩ Tân Nhân nổi tiếng - thân mẫu tác giả. Chỉ “thấp thoáng” chút thôi, nhưng cũng đủ để tác giả viết những trang văn đẹp về những đêm biểu diễn ở Trường Sơn một thời và dựng thành nhân vật người mẹ đủ bản lĩnh làm điểm tựa cho đứa con không gục ngã lúc dao động. Tuy vậy, tác giả không “đơn giản” để Bằng nghe lời khuyên của mẹ ở lại chiến trường mà chính Vân Ngàn và cả bác sĩ Bảy Sinh - Bệnh viện trưởng Binh trạm, người từng giúp Vân Ngàn “vượt cạn” năm xưa - cũng phải đấu tranh để vượt qua sự mềm yếu “vị tình thân” mà con người mấy ai tránh được.
Khi Bằng nghe theo “âm mưu” của Hiến, tha thiết yêu cầu mẹ, với tình thân năm xưa, xin bác sĩ viện trưởng cho con về hậu phương, Vân Ngàn đã thốt lên đau đớn: “…Bao nhiêu đứa con đã hy sinh, bao nhiêu người mẹ đã khổ đau? Nhưng có người mẹ nào cho phép con mình phản bội, đào ngũ, hay thác cớ để trốn tránh nơi mình cầm súng, chiến đấu đâu?...”. Vậy mà rồi sau một đêm thức trắng, trước lúc vào mặt trận khác biểu diễn, khi Bằng cầu xin mẹ: “Mẹ nói có khác gì một chính trị viên? […] Mẹ hãy ký vào lá đơn xin chuyển viện hậu phương, lá đơn xin giải ngũ này của con…”, chị đã… thua cuộc, ký vào đơn, nhưng rồi “đứng lặng đi như một cây đại thụ khô, bất động” và thốt lên đau đớn: “Không… Đừng gọi mẹ bằng mẹ nữa…”.
Đó cũng là lúc Lâng đã được trở lại khẩu đội, sau khi “quyết liệt đấu tranh” với bác sĩ Bảy Sinh. Khi trận địa yên tĩnh, anh là người khơi dậy niềm vui sống cho khẩu đội với những câu hát hay chuyện tiếu lâm. Và chính vào lúc đơn vị có niềm vui đón tốp văn công đến biểu diễn ngay tại trận địa, đặc biệt hơn, trong tốp có nghệ sĩ Vân Ngàn, bà bất ngờ gặp lại Lâng, nhưng niềm vui chưa trọn thì máy bay địch lao đến. Lâng vừa kịp xô Vân Ngàn vào hầm, chỉ huy đồng đội “Bắt mục tiêu hướng 34” thì bom nổ sát công sự. Khi đại đội trưởng đi tới, anh chỉ còn sức trăng trối: “Báo cáo… tôi đã hoàn thành nhiệm vụ…” và tha thiết nói với Vân Ngàn: “Mẹ ơi! Con không sống được nữa đâu […] Mẹ hát cho con nghe mẹ nhé…”.
Trong cuộc chiến đấu với kẻ địch, chúng ta đã phải gánh chịu những hy sinh như thế. Nhưng còn một mặt trận không tiếng súng. Đó là cuộc đấu tranh không đơn giản để chiến thắng những giây phút yếu hèn trong lòng mình. Con người ta đâu phải là sắt thép mà không biết sợ chết. Chủ đề quan trọng này trong “Người mẹ và cánh rừng”, trước đây ít được đề cập tới. Phải thắng trong cuộc chiến này mới vượt qua chết chóc bom đạn, đi tới ngày toàn thắng. Vân Ngàn, Bằng và cả bác sĩ Bảy Sinh đã trải qua một “mặt trận” như thế. Bác sĩ không cho Bằng giải ngũ, chuyển về hậu phương. Ông tin đứa con của người mẹ từng trải qua hai cuộc chiến, lại còn người bố là một sư đoàn trưởng đang ở mặt trận phía Nam, sẽ đứng dậy được…
Quả nhiên, Bằng ra viện, được về Hà Nội nghỉ phép nhưng anh đã trở lại mặt trận. Lúc đó, trước một “Thăng Long không còn là phi chiến địa, mà đã trở thành một mặt trận thực thụ”, Bằng nhận ra phố phường Thủ đô thân thuộc không phải là nơi “trú ẩn” của anh; nhất là sau khi gặp lại người yêu Bình Thanh, cô đã hiểu sự chao đảo của Bằng do vừa nhận thư Vân Ngàn và đồng đội anh từ mặt trận gửi về, đồng thời cô lột mặt nạ đểu cáng của Hiến khi hắn tán tỉnh cô. Anh còn may mắn được gặp bố, khi ông Khánh ra Hà Nội họp, anh đã được bố tiếp sức để đi tiếp vào Trường Sơn…
Với số trang có hạn, “Người mẹ và cánh rừng” có thể chưa làm bạn đọc thỏa mãn về một số phương diện khác, nhưng cuộc đấu tranh “sinh tử” trong cuộc chiến hơn nửa thế kỷ trước được tác giả tái hiện không chỉ góp phần làm phong phú thêm mảng văn học về đề tài chiến tranh mà còn có tính thời sự. Trước cuộc sống hôm nay, với biết bao cám dỗ - cũng là những “mặt trận không tiếng súng”, con người vẫn luôn gặp thử thách khi chọn chỗ đứng chân chính, vẫn rất cần những “điểm tựa” như bác sĩ Bảy Sinh, Lâng, mẹ Vân Ngàn và Bình Thanh…
Nguyễn Khắc Phê
Tôi được nhà văn Châu La Việt tặng tập sách “Trăng Him Lam và nước sông Thu” - NXB Quân đội và NXB Văn học, trong đó có tiểu thuyết cùng tên của anh. Tôi rất ...
Bên cạnh nhà tiểu thuyết Xuân Đức, còn song hành một nhà viết kịch Xuân Đức (1947-2020). Nếu tiểu thuyết là dương bản của chiến tranh thì hầu hết kịch là âm ...
Đỗ Hà Cừ sinh năm 1984, trong gia đình có bố là quân nhân bị nhiễm chất độc da cam khi chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị những năm 1972 - 1973. Do ảnh hưởng ...
Với nhiều người dân Quảng Trị, làng Mai Xá là một địa danh quen thuộc, một trong 65 ngôi làng cổ thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hóa xưa, nay ...
NDO - “Vầng trăng Him Lam” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2023) là tác phẩm mới nhất mà nhà văn Châu La Việt mới hoàn thành tại Trại
Từng tiếp xúc làm việc với anh Hồ Văn Lâng, Bí thư Đảng ủy xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị nhiều lần nên tôi ấn tượng bởi anh là người rất gần gũi, ...
Sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, một tiểu thuyết viết về mốc son chói lọi này đã ra đời mang tên “Vầng trăng Him Lam”, tác phẩm được cất lên như một sự ...
NDO - Sau hai tuần tổ chức tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Trại Sáng tác văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng” năm 2023 đã kết thúc với 17 bản ...
VOV.VN - Kết quả bóng đá ngày 3/4: Liverpool, Man City hưởng niềm vui với những chiến thắng nhẹ nhàng trước các đối thủ Everton và Leicester ở Ngoại hạng Anh.
VOV.VN - Đánh bại Atletico 1-0 ở trận bán kết lượt về, Barca sẽ tranh Cúp Nhà vua Tây Ban Nha 2024/2025 với Real Madrid ở trận chung kết Siêu kinh điển.
QTO - Dù chỉ mới 2 năm gắn bó với môn điền kinh thành tích cao nhưng Phan Văn Anh Kiệt (sinh năm 2007), quê ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải...
QTO - Cuộc đời làm nghề của nhà báo Nguyễn Linh Giang, quê Quảng Trị, hiện sống ở TP.Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đáng nhớ, có phóng sự từng gây...
(QTO) - “Đối với đồng bào dân tộc Pa Kô ở đây, khi người lạ đề cập đến những câu chuyện về “bùa yêu”, “thuốc thử” chắc chắn bà con sẽ không bao giờ trả lời”, cán bộ phụ trách...
QTO - Cờ vua là một môn thể thao có khá nhiều người biết đến, nhất là ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều lớp dạy cờ vua được...
QTO - Chiều nay 15/7, tại huyện Vĩnh Linh, Ban tổ chức Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VIII, năm 2021 - 2022 tổ chức bế mạc Giải bóng chuyền nữ, Đại hội TDTT...
QTO - Chiều nay 13/7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức bế mạc Hội thao thể dục thể thao năm 2022.