Cập nhật: Thứ 6, 04/09/2015 | 05:48 GMT+7

Chuyện xử án của nữ Thẩm phán tiêu biểu

(QT) - Ngành Tòa án có 3 loại hình tôn vinh, đó là Thẩm phán mẫu mực, Thẩm phán tiêu biểu và Thẩm phán giỏi. Ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị, chị Trịnh Thị Trung, Chánh án Tòa án huyện Vĩnh Linh vinh dự là 1 trong 27 thẩm phán tiêu biểu của ngành Tòa án Việt Nam.

Chị Trịnh Thị Trung bên bàn làm việc
Tôi gặp chị, hỏi điều kiện nào giúp chị nhận được danh hiệu cao quý đó, chị Trung cho biết: “Do công tác ở một địa bàn xảy ra nhiều vụ án, lại được cấp trên tín nhiệm giao cho xử án nhiều, đạt số lượng phụ trách trên 500 vụ án không bị cải sửa, nên tôi mới đạt được danh hiệu đó”. Với 30 năm trong nghề, chị Trung đã trải qua nhiều cương vị khác nhau, từ một thẩm phán cho đến nay đảm nhận chức vụ Chánh án. Bên cạnh việc quản lý điều hành đơn vị thì với trách nhiệm là thẩm phán sơ cấp trong nhiều năm qua, chị đã tích cực tham gia xét xử giải quyết các loại án. Đặc biệt có năm một mình chị tham gia giải quyết trên 40% số lượng án của đơn vị. Chỉ tính riêng từ năm 2008 đến 2013, chị trực tiếp xét xử giải quyết 538 vụ án các loại, đảm bảo cả về số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng. Án hình sự xét xử đảm bảo đúng người đúng tội, áp dụng mức án nghiêm minh thỏa đáng, đúng qui định pháp luật, không có oan sai hay bỏ lọt tội phạm. Án dân sự, kinh doanh thương mại-lao động-hành chính giải quyết thỏa đáng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân và tổ chức. Không có án bị cải sửa hoặc bị hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán. Không có án tuyên không rõ ràng, án quá hạn luật định. Đặc biệt tỷ lệ hòa giải trong án dân sự, hôn nhân gia đình đạt cao, án dân sự trên 60%, án hôn nhân gia đình đoàn tụ đạt gần 30%. Hạn chế tối đa việc đưa các vụ án dân sự ra xét xử, mỗi năm lượng án đưa ra xét xử chỉ chiếm tỷ lệ từ 4-7%. Ngoài ra chị Trung còn tích cực tham gia xét xử các vụ án lưu động, án ba ngành xác định án điểm; xét xử phiên tòa mẫu theo tinh thần cải cách tư pháp để cùng ba ngành tổ chức rút kinh nghiệm. Với đặc điểm án tại địa phương đa số là án dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, đòi hỏi thẩm phán phải rèn luyện kỹ năng hòa giải, đặc biệt là hòa giải cơ sở. Để nâng cao chất lượng hòa giải đối với loại án này phải xây dựng mối quan hệ rộng rãi với các cấp, các ngành ở địa phương, nhất là chính quyền cơ sở để thuận lợi cho việc nắm bắt tình hình, tìm hiểu, phân tích nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn trong từng vụ việc và trực tiếp hòa giải tại nơi cư trú của đương sự; tạo sự gần gũi hiểu biết chân thành, cởi mở, không gò bó, nguyên tắc cứng nhắc giữa người dân với pháp luật để giúp họ có sự lựa chọn và quyết định đúng. Với đặc điểm đơn vị phải giải quyết án tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình chiếm số lượng lớn, vì vậy chị Trung luôn xác định tầm quan trọng của công tác hòa giải và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng hòa giải. Muốn giải quyết tốt loại án này đòi hỏi thẩm phán và cả thư ký phải rèn luyện kỹ năng hòa giải, đặc biệt là hòa giải cơ sở. Đối với các vụ án phức tạp về hôn nhân gia đình đòi hỏi người thẩm phán không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải có kiến thức xã hội sâu rộng, kinh nghiệm sống gia đình để giải quyết. Khi hòa giải, chị Trung xác định mục đích của việc giải quyết án ly hôn không phải là cho ly hôn mà phải làm thế nào tránh sự đổ vỡ của một gia đình, tránh cho xã hội và các thành viên khác trong gia đình họ phải đón nhận hậu quả xấu. Chị Trung kể: “Có vụ án vợ ly hôn do chồng hành hung đánh đập. Nhưng “năm lần bảy lượt” không thể nào ly hôn được vì sau mỗi lần “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ là người chồng hết mực chăm sóc, thuốc thang, chiều chuộng vợ. Phụ nữ lại dễ mềm lòng nên tiếp tục chung sống. Nhưng người chồng chứng nào tật ấy lại hành hung vợ rất dã man. Có trận dùng cán chổi đánh vợ bê bết máu, gãy tay nhưng rồi lại đưa vợ đi bệnh viện chăm sóc, cuối cùng lại tiếp tục chung sống với nhau. Tôi không nhớ là phải đọc bao nhiêu lá đơn ly hôn của người phụ nữ đó. Cuối cùng, cái gì đến phải đến. Người vợ nhất quyết ly hôn để tránh đòn roi của ông chồng vũ phu. Sau mấy năm gặp lại, tôi thấy người phụ nữ đó mập mạp, da dẻ hồng hào, hỏi thăm cuộc sống thì bất ngờ nhận về câu trả lời: “Sống độc thân thì được tự do, nhưng đôi khi cũng tự thấy thiêu thiếu cái gì”. Thì ra phụ nữ họ cần sự mạnh mẽ của đàn ông trong cuộc sống của mình”. Và cứ thế, câu chuyện xử án của chị Trung đã cuốn hút tôi trong một sáng oi nồng nơi thị trấn Hồ Xá. Chị kể tiếp về những vụ án mà chị xem là “có một không hai”, ví như vụ án ở xã Vĩnh Lâm, khi người chồng đòi phân chia tài sản một cách quá chi tiết. Đó là đòi lại hai thân gỗ chiếc giường cưới, vì đó là tài sản hình thành trước hôn nhân. Thì ra, đó là hai thân gỗ mà thuở trai trẻ người chồng “đi cội” dành dụm được trước lúc đóng ra chiếc giường chung. Rồi có người vợ liệt kê đến mấy trang giấy A4 về các khoản chi trong đám cưới vừa diễn ra trước đó mấy tháng. Nào là tiền đá uống bia, tiền thuê chén bát, tiền ăn của mẹ chồng…Đến mức, khi chia tài sản, người vợ còn dọn luôn cả bộ rèm ở phòng ngủ của hai người. Theo chị Trung, trực tiếp chứng kiến những vụ việc như vậy, chị cứ thấy xót xa cho tình người, về sự ứng xử quá mực khắt khe giữa con người với con người. Lâu nay trong nhận thức của tôi, những thẩm phán xử án là phải có “trái tim lạnh và cái đầu nóng”, rất mực thượng tôn pháp luật nhưng qua tiếp xúc với chị Trung, tôi lại nhận ra ở người nữ thẩm phán này có một trái tim dạt dào tình cảm. Một thẩm phán biết tuân thủ pháp luật nhưng nặng lòng vì sự đoàn tụ, ấm êm cho mỗi gia đình, sự hữu hảo trong mỗi vụ án kiện tụng tranh chấp dân sự. Chị Trung quả là một nữ thẩm phán hiếm. Bài, ảnh: HỒ NGUYÊN KHA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

TPHCM: Thí điểm sử dụng i-Learn Smart Start

TPHCM: Thí điểm sử dụng i-Learn Smart Start
00:25 03/09/2015

(TTO) - Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản cho phép triển khai thí điểm tài liệu dạy học tiếng Anh i - Learn Smart Start (do NXB Trường ĐH Sư phạm TPHCM và Công ty cổ phần giáo dục...

Hiểm họa từ những thói quen

Hiểm họa từ những thói quen
00:24 03/09/2015

(SGGP) - Dịch bệnh mới nổi nguy hiểm có nguồn gốc lây truyền từ động vật sang người như cúm A/H5N1, SARS, Ebola, MERS-CoV, dại… đã liên tục xuất hiện trong những năm gần đây...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 35°C
    Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long