Cập nhật:  GMT+7

Chú trọng giải pháp ngăn ngừa tai nạn ở các công trình xây dựng

Thi công xây dựng công trình là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến đến tai nạn lao động. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, vấn đề an toàn lao động ở các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Chú trọng giải pháp ngăn ngừa tai nạn ở các công trình xây dựng

Người lao động thi công công trình xây dựng nhỏ lẻ thường chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn lao động - Ảnh: T.N

Vào ngày 25/8/2024, trên địa bàn thị xã Quảng Trị xảy ra một vụ tai nạn tại công trình thi công xây dựng nhà hàng tiệc cưới ở Khu phố 4, Phường 3, khiến 1 người tử vong. Được biết, người này đang đẩy gạch trên giàn giáo tại công trình nhưng không có bảo hộ lao động, không may hụt chân rơi từ trên cao xuống sàn bê tông dẫn đến tử vong.

Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) xác nhận có vụ việc này, tuy nhiên, đến nay đơn vị vẫn chưa nhận được hồ sơ về vụ việc liên quan đến trường hợp tai nạn lao động này. Có thể các bên liên quan là người lao động và người sử dụng lao động đã tự thỏa thuận, thương lượng với nhau.

Chánh Thanh tra Sở LĐ,TB&XH Nguyễn Lộc cho hay, năm 2024, thanh tra sở đã trực tiếp tổ chức các đoàn kiểm tra về việc chấp hành pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động tại 23 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất may mặc, gỗ, xây dựng). Qua đó, phát hiện 16 doanh nghiệp vi phạm trên lĩnh vực này, các đoàn thanh tra đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 440 triệu đồng.

Cũng theo ông Lộc, các đợt kiểm tra, thanh tra hiện nay chủ yếu theo chuyên đề, kế hoạch được xây dựng từ đầu năm còn rất khó để thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn này như lực lượng thanh tra chuyên ngành mỏng, kinh phí ít, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, địa phương liên quan...

Bên cạnh đó còn do người lao động chưa chủ động trong việc phản ánh, cung cấp thông tin về các sai phạm về an toàn vệ sinh lao động ở công trình, xưởng sản xuất của mình mặc dù họ biết rất rõ vi phạm của doanh nghiệp, chủ lao động.

Nhiều người lao động tự thỏa thuận, thỏa hiệp với chủ lao động khi có sự cố hoặc tai nạn lao động xảy ra vì ngại va chạm, sợ ảnh hưởng công việc, thu nhập... Vì thế, cơ quan chức năng không có cơ sở để tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất doanh nghiệp, công trình nhằm chấn chỉnh và xử lý sai phạm trên lĩnh vực này.

Anh Nguyễn Tiến Dũng, một chủ thầu xây dựng ở huyện Gio Linh cho biết: “Tai nạn lao động thường gặp ở công trình xây dựng là công nhân ngã từ trên cao xuống, đang làm việc thì bị vật liệu rơi trúng người, sơ suất khi vận hành máy móc tại công trường... khi họ không mang đồ bảo hộ lao động.

Ngoài các lỗi vi phạm về an toàn lao động của công nhân, cũng có trường hợp do thiếu sót về thiết kế, kiến trúc, kết cấu, nhất là trong thiết kế thi công dẫn đến tai nạn lao động”.

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều công trình xây dựng đang được thi công. Đối với các công trình lớn, vấn đề an toàn lao động tương đối được đảm bảo vì chủ đầu tư, chủ thầu thi công có chú trọng đến vấn đề này và được giám sát bởi cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với những công trình của tư nhân, ví dụ như nhà ở hoặc các công trình xây dựng nhỏ lẻ do các đội thợ xây dựng nhỏ đảm nhận thì vấn đề an toàn lao động còn nhiều hạn chế.

Hằng ngày, hình ảnh những người thợ hồ, thợ sơn leo trèo vắt vẻo hay lỉnh kỉnh xô chậu vôi, vữa, gạch, đá... trên những giàn giáo được lắp ghép tạm bợ mà không thiết bị bảo hộ lao động diễn ra rất phổ biến. Sự chủ quan này khiến người lao động có thể bị tước đi mạng sống của mình bất cứ lúc nào bởi những tai nạn bất ngờ ập đến.

Trong khi đó, đa phần các chủ thầu tự thuê lao động thời vụ theo ngày công, không có hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm cho người lao động cũng như trang cấp các dụng cụ bảo hộ cần thiết khi thi công công trình nên người lao động chịu nhiều thiệt thòi.

Có thể thấy, việc thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường làm việc ở các công trình xây dựng hiện nay là rất cần thiết. Để thay đổi nhận thức, hiểu biết về an toàn lao động của người lao động và sử dụng lao động trong quá trình thi công các công trình, trước hết cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn lao động đối với các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn.

Cùng với đó, cần trang bị kiến thức, kỹ năng để người lao động có thể nhận biết các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc; tuân thủ quy định về trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân để tự biết bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân. Các cấp, ngành, địa phương cần siết chặt việc thực hiện giấy phép xây dựng; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với những công trình có các yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn lao động.

Đồng thời tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành, giám sát định kỳ, thường xuyên quy trình lao động tại các công trình để ngăn ngừa tai nạn xảy ra bằng việc cương quyết dừng thi công xây dựng nếu phát hiện tại công trường xây dựng có nguy cơ gây mất an toàn; xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm về an toàn lao động theo quy định.

Thủy Ngọc

Tin liên quan:
  • Chú trọng giải pháp ngăn ngừa tai nạn ở các công trình xây dựng
    Nâng cao kiến thức để phòng ngừa tai nạn thương tích

    Mùa hè đến là lúc các em học sinh được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm khiến các bậc phụ huynh lo lắng bởi nguy cơ các vụ tai nạn thương tích (TNTT) sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu và để lại những hậu quả nặng nề. Do đó, việc nâng cao ý thức và kiến thức cho người dân để phòng ngừa TNTT cần được quan tâm hơn bao giờ hết.


Thủy Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng
2024-12-05 05:40:00

QTO - Phát huy tinh thần “Tuổi cao, gương sáng”, những năm qua, hội viên Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Đakrông không chỉ gương mẫu trong thực hiện các...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long