
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đến thời điểm này, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã cơ bản gieo cấy xong vụ hè thu 2017, trên cây lúa mới gieo đã bắt đầu phát sinh một số đối tượng gây hại như: chuột, tuyến trùng rễ, bọ trĩ, rầy lưng trắng, đặc biệt là ốc bươu vàng (OBV) phát sinh gây hại nhiều nơi. Trước tình hình đó, với sự chỉ đạo của các ngành chức năng, các địa phương đã hướng dẫn người dân chủ động phòng trừ các đối tượng gây hại bằng các biện pháp hiệu quả, nhằm đảm bảo một vụ hè thu thắng lợi.
![]() |
Nông dân phường Đông Lễ (thành phố Đông Hà) thu gom ốc bươu vàng trên đồng ruộng |
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tính đến ngày 14/6/2017, OBV đã gây hại trên diện tích 373 ha lúa, trong đó hại nặng tại các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và thành phố Đông Hà, so với cùng kỳ năm 2016, diện tích nhiễm OBV tăng 327 ha. Bên cạnh OBV gây hại, tuyến trùng rễ cũng gây hại cục bộ trên một số chân ruộng cao, khô nước, diện tích nhiễm 20 ha (tăng 5 ha so với kỳ trước), tỷ lệ hại phổ biến 5-7%, nơi cao 10-15%. Rầy lưng trắng cũng đã phát sinh gây hại rải rác, mật độ phổ biến 50-100 con/m2 , nơi cao 200-450 con/m2 , rầy chủ yếu trưởng thành và tuổi 1, 2.
Chúng tôi có mặt tại một cánh đồng lúa thuộc HTX Lập Thạch, thành phố Đông Hà, thời điểm này nông dân trên địa bàn đang tích cực ra đồng chăm sóc lúa và tập trung thu gom OBV trên đồng ruộng để hạn chế tình trạng ốc hại lúa. Bà Trần Thị Bờ, ở phường Đông Lễ cho biết: “So với mọi năm thì vụ hè thu 2017 OBV xuất hiện nhiều với mật độ dày hơn, nếu không có biện pháp diệt trừ kịp thời, nhiều thửa ruộng đã bị ốc cắn hết gốc lúa non phải gieo lại, làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ gieo cấy và khung thời vụ”.
Ông Nguyễn Văn Tuệ, Chủ tịch HĐQT HTX Lập Thạch cho biết thêm: “Để triển khai vụ hè thu thuận lợi, hạn chế thấp nhất các đối tượng dịch bệnh gây hại, ngay từ đầu vụ, HTX đã triển khai các giải pháp giúp người dân ứng phó kịp thời với sâu bệnh. Chẳng hạn như HTX đã triển khai diệt chuột, hướng dẫn xã viên gieo trồng đúng kỹ thuật, khung lịch thời vụ để hạn chế sâu bệnh... Tuy nhiên, riêng OBV là một đối tượng dịch hại rất nguy hiểm và khó diệt trừ tận gốc. OBV gây hại đầu vụ ăn mầm lúa và lúa non làm tốn công tỉa dặm và gieo lại nhiều lần, nhất là trên các chân ruộng thấp trũng.
Hiện tại, ốc xuất hiện khá nhiều, bình quân mật độ khoảng 5-10 con/m2 , nơi cao từ 20-30 con/ m2 , cục bộ có nơi mật độ dày trên 50 con/m2 . Để hạn chế tình trạng OBV hại lúa, HTX đang khuyến khích xã viên tích cực ra đồng bắt OBV trên các chân ruộng, đối với những nơi mật độ dày phải sử dụng thuốc BTTV nhưng phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng và đúng kỹ thuật, ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học”.
Tại huyện Gio Linh, đến thời điểm này, tranh thủ thời tiết thuận lợi địa phương đã gieo cấy hoàn thành kế hoạch đề ra là 3.200 ha trong vụ hè thu 2017. Hiện nay, cây lúa đang sinh trưởng và phát triển khá tốt, nông dân trên địa bàn đang tập trung ra đồng để chăm sóc lúa. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, OBV đã phát sinh và gây hại trên lúa đẻ nhánh, đặc biệt là các vùng thấp trũng. Đến nay, toàn huyện có tổng diện tích nhiễm OBV là 180 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 80 ha; nhiễm trung bình 80 ha và nhiễm nặng 20 ha. Mật độ ốc phổ biến từ 3 - 9 con/m2 , nơi cao 50 con/m2 .
Để hạn chế tình trạng OBV gây hại trên cây lúa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chính quyền địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể. Ông Nguyễn Văn Thức, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Gio Linh cho biết, phòng đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các HTX và người dân tiến hành tổng hợp các biện pháp để diệt OBV như bắt bằng tay, thu gom ổ trứng, dùng bả sinh học và thuốc hóa học, trong đó bắt thủ công là biện pháp ưu tiên để thu gom ốc làm thức ăn cho cá và gia cầm.
Đối với rầy nâu, phòng đã quan tâm chỉ đạo nông dân chú trọng công tác vệ sinh đồng ruộng ngay từ đầu vụ, hạn chế nơi trú ngụ của rầy. Đồng thời triển khai đồng bộ các biện pháp như gieo thưa hợp lý, tăng cường sạ hàng, thường xuyên thăm đồng, cập nhật diễn biến của rầy nâu để đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý vừa phòng trừ rầy hiệu quả nhưng tiết kiệm vật tư cho người dân.
Những năm gần đây, bắt nhịp xu thế sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, cùng với sự hỗ trợ về tư liệu sản xuất như nông cụ, vật tư phân bón, giống, kỹ thuật sản xuất, nông dân trong tỉnh đã đưa nhiều giống lúa chất lượng, năng suất, thời gian gieo trồng ngắn vào canh tác. Tuy nhiên, cùng với đó, nguy cơ xuất hiện các loại sâu, bệnh tăng cao nên đòi hỏi nông dân phải hết sức chú ý trong các khâu sản xuất, đồng thời các ngành chức năng cần có giải pháp thích hợp để cây trồng đạt năng suất cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do OBV và các dịch bệnh gây hại trên cây lúa trong vụ hè thu, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đề nghị các địa phương huy động mọi lực lượng tổ chức bắt ốc và thu gom ổ trứng, đặc biệt là từ lúc sạ đến khi kết thúc đẻ nhánh. Xác định bắt ốc bằng tay là biện pháp chủ lực, bắt lúc sáng sớm hay chiều mát vì lúc này ốc linh hoạt và dễ thấy. Có thể sử dụng thân, lá khoai lang, chuối, đu đủ, sắn... bỏ xuống mương nước để dẫn dụ ốc rồi bắt. Cắm que để thu hút ốc lên đẻ trứng rồi thu gom trứng tiêu hủy. Đặt lưới ở ống dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan và dễ thu gom ốc, cần đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch. Cho nước vào ruộng để nhử ốc trồi nên, bắt ốc thuận lợi hơn. Có thể dùng vôi bột rải theo đường nước cũng diệt ốc rất hiệu quả, liều lượng khoảng 1 kg vôi cho một đoạn rãnh dài 20 m hoặc 1 kg vôi rải cho 30m2. Những chân ruộng thuận lợi có thể thả vịt để ăn ốc.
Người dân chỉ sử dụng thuốc hóa học ở những nơi mật độ ốc quá cao, ốc tuổi nhỏ, không thể bắt bằng tay. Khi phun cần giữ nước xâm xấp ruộng để đạt hiệu quả cao, nên phun vào sáng sớm và chiều tối khi OBV hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc. Thuốc diệt OBV độc với động vật thủy sinh nên Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh lưu ý người dân cẩn thận khi sử dụng gần khu vực nuôi trồng thủy sản. Ngoài chú trọng hạn chế tác hại của OBV, các địa phương cần thường xuyên tổ chức diệt chuột bằng các biện pháp như đào bắt, sử dụng các loại bẫy, dùng bã, thuốc diệt chuột sinh học... Thường xuyên điều tra, theo dõi sự phát sinh của các đối tượng dịch hại khác để có biện pháp quản lý tốt ngay từ đầu vụ, chú ý rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ. Không phun thuốc trừ sâu tràn lan để bảo vệ các loài thiên địch trên đồng ruộng trong giai đoạn đầu của cây lúa.
Để đảm bảo một vụ hè thu thắng lợi, ông Trần Minh Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh khuyến cáo các địa phương và người dân cần tập trung điều tra, theo dõi kỹ tất cả các đối tượng dịch hại trên cây lúa, chú trọng OBV ngay từ đầu vụ, tiếp theo là rầy và bệnh bạc lá. Nông dân phải thường xuyên thăm đồng để kiểm tra, phát hiện sâu, bệnh trên đồng ruộng để kịp thời có biện pháp phòng trừ. Nếu phát hiện mật độ rầy cao thì phải sử dụng thuốc hóa học; phát hiện bệnh bạc lá thì phải giảm bón đạm, tăng kali, với những chân ruộng đã nhiễm bệnh thì phải phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu với bệnh bạc lá...
Thanh Lê
Vụ hè thu năm 2023 toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa. Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài nên các đối tượng dịch hại trên cây trồng phù hợp với nhiệt độ cao ...
Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa sinh trưởng ...
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh gieo cấy được trên 22.600 ha lúa, hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn ôm đòng – trổ bông, ...
Vụ đông xuân 2022 - 2023 toàn tỉnh gieo cấy được trên 25.700 ha lúa. Hiện nay cây lúa chuẩn bị bước vào giai đoạn ôm đòng trổ bông. Đây là giai đoạn quan trọng ...
Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, nắng, mưa xen kẽ, tiết trời âm u, có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22-260 C... là điều kiện tốt để các ...
Thời gian qua, thời tiết có sương mù về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao đang tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên ...
Thời gian qua, thời tiết diễn biến thuận lợi kết hợp cây lúa phát triển tốt đã tạo điều kiện cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên diện rộng. Trước ...
Nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn tiếp cận đối tượng nuôi mới, cùng với sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông, anh Trần Công Hiếu ở tại thôn ...
Formosa Hà Tĩnh luôn nỗ lực tạo dựng môi trường làm việc ổn định, nâng cao đời sống và phát triển bền vững cùng người lao động.
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
(QT) - Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, thời gian qua huyện Hải Lăng đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện các giải pháp phát triển một số cây trồng, con nuôi chủ lực và...
(QT) - Vùng Cùa (gồm hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ) là nơi nổi tiếng có sản phẩm hồ tiêu chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao, được thế giới vinh danh Giải...
(QT) - Suốt đời gắn bó với ruộng đồng và chưa từng qua một trường lớp đào tạo cơ bản về cơ khí, chế tạo máy, thế nhưng bằng niềm đam mê, sự cần mẫn, sáng tạo, ông Phùng Thế...
(QT) - Ngày 24/6/2017, xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Linh) tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM)” năm 2016. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Đức Dũng, UVTVTU,...
QT - Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành Du lịch tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, thông tin, xúc tiến du lịch với việc phối hợp với chương trình S - Vietnam thực hiện...
(QT) - Phường Đông Lương có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 2.000ha, với 2.349 hộ và 10.421 nhân khẩu. Là địa bàn tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trong đó có Khu công...