Cập nhật: Thứ 3, 07/10/2014 | 06:11 GMT+7

Chí làm giàu của một công nhân

(QT) - Sau nhiều năm làm công nhân may mặc ở thành phố Hồ Chí Minh, anh Lê Quang Hiếu ở thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân (Hải Lăng) đã dành dụm được một số vốn và trở về quê hương mở cơ sở sản xuất cặp xách, vali, ba lô đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Hiện nay sản phẩm cặp học sinh, vai li, túi xách, ba lô… Quang Hiếu không chỉ có mặt ở Quảng Trị và một số tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế mà còn được tư thương đặt hàng xuất sang Lào. Anh Hiếu cho biết: “Trung bình mỗi năm xưởng của tôi sản xuất khoảng 3.000 sản phẩm. Vì ở quê mức sống thấp, chi phí làm ra sản phẩm rẻ nên giá thành của chúng tôi thấp hơn các sản phẩm trên thị trường từ 5 – 10% nên hầu như sản xuất đến đâu sản phẩm được tiêu thụ hết đến đó”.

Anh Hiếu luôn tận tình hướng dẫn cho công nhân
Xưởng sản xuất của anh Hiếu hiện có 9 máy may với 8 công nhân đứng máy, thu nhập bình quân của mỗi lao động khoảng 2 – 3 triệu đồng/người/tháng tùy theo tay nghề; doanh thu toàn xưởng mỗi năm khoảng 500 triệu đồng. Mức thu nhập này với một doanh nghiệp sản xuất có thể còn thấp nhưng cơ ngơi này đi lên từ một công nhân làm thuê nơi đất khách quê người là một nỗ lực đáng trân trọng. Để thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn, năm 1998 anh Hiếu rời quê vào thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân cho một công ty chuyên sản xuất giày da, túi xách. Nhận thấy đồng lương của một công nhân làm thuê chỉ đủ để đắp đổi cuộc sống qua ngày ở chốn thị thành nên anh Hiếu quyết tâm vừa làm vừa tự học nghề, tích lũy kiến thức để sau này có thể tự đứng ra làm ăn riêng. Nghĩ vậy nhưng việc học nghề của anh Hiếu không đơn giản vì công nhân may công nghiệp thì mỗi nhóm người đảm nhận một công đoạn rồi sau đó có bộ phận riêng ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh vì vậy để học “lỏm” được nghề rất khó. Do đó, ngoài việc rèn luyện thuần thục kỹ năng may mặc, anh Hiếu thường tranh thủ thời gian trao đổi, học hỏi tay nghề của đồng nghiệp, nhất là những người không cùng bộ phận với mình để có thể nắm bắt hết các công đoạn làm ra một sản phẩm. Sau 5 năm làm công nhân, anh Hiếu tự mở một cửa hàng may nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng vốn ít nên cơ sở sản xuất của anh không đủ sức cạnh tranh, vì vậy anh Hiếu quyết định về quê lập nghiệp. Mở xưởng sản xuất va li, túi xách, ba lô đầu tiên trên địa bàn tỉnh nên anh Hiếu phải đảm đương hết các công đoạn từ đào tạo nhân công, thiết kế mẫu, tìm thị trường tiêu thụ, giao hàng và thậm chí khi máy móc gặp sự cố, anh Hiếu cũng phải tự mày mò sửa chữa. Vượt qua những khó khăn ban đầu, xưởng sản xuất của anh Hiếu đã dần đi vào hoạt động ổn định. Nắm bắt nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người dân nông thôn ngoài những đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng thì giá cả phải phù hợp, vì vậy sản phẩm túi xách, ba lô, cặp sách học sinh của anh Hiếu được người tiêu dùng bình dân ưu chuộng. Theo anh Hiếu, trong kinh doanh cần giữ chữ tín với khách hàng, với sản phẩm may công nghiệp ngoài mẫu mã, kiểu dáng, nguyên liệu thì đường may phải chắc chắn, vì vậy anh Hiếu thường tự mình kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng. Nhờ vậy, lượng đơn đặt hàng mỗi năm một nhiều hơn, nhất là đến mùa học sinh tựu trường hàng sản xuất không kịp cho bạn hàng đến lấy. Sau 4 năm có mặt trên thị trường Quảng Trị, nhiều khách hàng trong tỉnh tự tìm đến xưởng đặt hàng theo chất lượng, mẫu mã riêng. Năm 2014, sản phẩm túi xách, va li, ba lô Quang Hiếu được tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Quảng Trị lần thứ 2, đạt giải khuyến khích và được tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Công thương hàng Việt cấp khu vực ở Quảng Nam. Để mở rộng sản xuất, anh Hiếu đang hoàn thành thủ tục đăng ký logo, mã vạch, nhãn hiệu sản phẩm. Tuy nhiên vì cơ sở sản xuất còn nhỏ nên cần đầu tư thêm máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị nhưng nguồn vốn hạn hẹp nên anh Hiếu mong muốn được tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi của ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất vừa nâng cao thu nhập cho bản thân vừa góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Bài, ảnh: LÂM THANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hành trình của sự tử tế
21:38 13/01/2023

Giữa tháng 11/2022, chị Nguyễn Thị Tuyên (32 tuổi), trú tại Phường 4, TP. Đông Hà nhặt được một chiếc túi xách bên đường, đoạn qua địa bàn xã Cam Hiếu, huyện ...

Ước vọng với trầm hương
21:28 21/01/2023

Sau nhiều năm bôn ba kinh doanh, học nghề ở các tỉnh phía Nam, cách đây vài năm chàng trai trẻ Trịnh Minh Triển (34 tuổi) quyết định hồi hương tạo lập cơ sở ...

Hai anh em ruột làm giàu từ nghề cơ khí
22:10 27/11/2023

Theo chia sẻ của anh Lê Văn Vĩnh, Bí thư Xã đoàn Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, trên địa bàn xã hiện có 30 đoàn viên, thanh niên làm kinh tế giỏi với mức thu ...

Lập nghiệp với nghề mộc
22:22 18/04/2023

Nắm bắt nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ tại địa phương khá lớn, những năm qua, anh Hồ Văn Hiền ở thôn Ra Lu, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông đã quyết tâm xây ...

Để ngành thủy sản phát triển bền vững

Để ngành thủy sản phát triển bền vững
4 giờ trước

QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...

Thực hiện thanh tra diện rộng chuyên đề năm 2014

Thực hiện thanh tra diện rộng chuyên đề năm 2014
23:06 06/10/2014

(QT) - Thực hiện Công văn 1159/BKHCN-TTra ngày 4/4/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị phối hợp chỉ đạo triển khai thanh tra chuyên đề năm 2014 về phương tiện đo...

Nông dân Trung Sơn nỗ lực làm giàu

Nông dân Trung Sơn nỗ lực làm giàu
00:35 06/10/2014

(QT) - Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng...

Agribank tiếp sức cho ngư dân bám biển

Agribank tiếp sức cho ngư dân bám biển
00:35 06/10/2014

(QT) - Với diện tích bờ biển dài hơn 75 km, có 4 huyện ven biển, 1 huyện đảo, hơn 12.000 lao động, trong đó 8.000 lao động trực tiếp sản xuất trên các ngư trường đảo Cồn Cỏ,...

Ổn định đời sống người dân trước mùa mưa bão

Ổn định đời sống người dân trước mùa mưa bão
23:37 02/10/2014

(QT) - Các dự án bố trí, ổn định dân cư những năm qua được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã góp phần giúp người dân ở các vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất...

Ấm no nhờ cây sắn

Ấm no nhờ cây sắn
23:37 02/10/2014

(QT) - Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ...

POWERED BY
Việt Long