Cập nhật: Thứ 6, 21/07/2017 | 07:13 GMT+7

Cảnh giác với trò chơi trực tuyến độc hại

(QT) - Thời gian gần đây trên các trang mạng xuất hiện trò chơi (game) bạo lực có tên “Lấy lại quê hương” của tác giả Phạm Quốc Thiều (chuyên ngành quản lý, hiện sống tại San Jose Califonia, Hoa Kỳ) với ảo vọng sẽ làm thay đổi nhận thức của giới trẻ ở độ tuổi dưới 30 về đất nước Việt Nam. Trong lời giới thiệu trò chơi, tác giả tự đặt câu hỏi và trả lời: “Tuổi trẻ thích gì? Câu trả lời là thích chơi game. Vậy nên tôi làm cái game này để tuổi trẻ cùng giải trí, cùng nghĩ về đất nước và hy vọng một số nhỏ trong các bạn sẽ bắt đầu lên tiếng đấu tranh cho quê hương”.

Thường xuyên luyện tập thể thao giúp thanh niên nâng cao sức khỏe, tránh xa các tệ nạn xã hội, hạn chế tác động, ảnh hưởng tiêu cực của các loại trò chơi điện tử trực tuyến độc hại trên internet - Ảnh: PV

Game được thiết kế theo kiểu bạo lực đối kháng giữa một bên đại diện người dân, một bên đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước (sử dụng những biệt danh bôi nhọ). Sau ba trận đấu nếu bên đại diện cho người dân thắng sẽ được giữ “chìa khóa đất nước”, cho ném bom nổ tung nhà máy Fomosa, bỏ phiếu đa nguyên, đa đảng... Nền nhạc của game là những bài hát phản động cấm lưu hành; quá trình diễn ra trò chơi được lồng ghép với một số sự kiện chính trị, vụ việc, vấn đề dư luận quan tâm, kèm theo lời bình luận, thuyết minh…

Trước tiên xin phân tích về lời giới thiệu, tác giả cho rằng tuổi trẻ “thích chơi game”, là nhận định phiến diện, phi khoa học, không thể từ số ít mà đi đến kết luận quy chụp cho giới trẻ là thích chơi game.

Phải khẳng định rằng, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay hầu hết đều mang trong mình nhiều ước mơ, hoài bão cao đẹp, chính đáng. Họ đam mê học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp với khát vọng ngày càng trưởng thành, cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cộng đồng. Tác giả nhằm vào số trẻ thích chơi game, không chịu học hành, tu dưỡng thì có kiến thức, năng lực đâu mà kỳ vọng làm việc lớn?! Điều đó cho thấy sự bế tắc, thiếu cơ sở và “có vấn đề” trong cách đặt vấn đề của tác giả. Rõ ràng, ý đồ của trò chơi không phải “đấu tranh cho quê hương” mà nói thẳng ra là muốn tiếp tay phá hoại cuộc sống yên bình của quê hương.

Về phần trò chơi thì có lắm điều không thể chấp nhận. Việc xây dựng các nhân vật gắn với tổ chức, cá nhân đang hiện hữu ở Việt Nam với những lời lẽ xuyên tạc, nhục mạ, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chứa đựng yếu tố chính trị phản động là vi phạm nghiêm trọng pháp luật và đạo đức xã hội. Kịch bản game thổi phồng những mâu thuẫn nhỏ thành mâu thuẫn đối kháng, dẫn đến đánh nhau giữa một bên đại diện người dân với bên còn lại là lãnh đạo, phá hủy tài sản của tổ chức, doanh nghiệp; cùng với những từ ngữ bôi nhọ, kích động dễ làm lẫn lộn giữa thế giới thật và ảo, từ đó sẽ dẫn đến hiểu sai bản chất sự việc nên rất nguy hại đối với cộng đồng.

Việc giải quyết mâu thuẫn được thực hiện bằng những trận đối đầu tỷ thí võ đài mà không đối thoại, đồng thời lồng ghép những vấn đề về Biển Đông là nhằm định hướng chỉ dùng bạo lực để xử lý, đây là cách kích động bạo lực, tác động xấu đến môi trường hòa bình, ổn định, trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.

Về nguyên tắc, đã là trò chơi thì phải đặt nặng tính giải trí đơn thuần, thể hiện được sự vô tư, khách quan, không được xúc phạm đến các tổ chức, cá nhân, không vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục…Nhưng game “Lấy lại quê hương” hoàn toàn không có điều đó.

Sự kém cỏi trong tư duy xây dựng kịch bản, thô thiển trong cách thể hiện, cùng với những lời lẽ, vụ việc không đúng sự thật nên tự bản thân game này đã tố cáo ý đồ chính trị phản động rất rõ ràng mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận thấy, dù cho tác giả cố che giấu dưới những mỹ từ sáo rỗng và vơ vào phần mình “trách nhiệm với đất nước”.

Tóm lại, đây là loại game xấu, nội dung độc hại, bị xã hội lên án, cơ quan kiểm duyệt từ chối cấp phép, người chơi tẩy chay nên cần kiểm soát chặt chẽ, tìm cách loại bỏ khỏi môi trường mạng. Việc sử dụng trò chơi nhằm vào đối tượng trẻ tuổi để chống phá chế độ XHCN, nhà nước Việt Nam là một chiêu trò mới của các đối tượng phản động.

Vì vậy, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Để kịp thời ngăn chặn, hạn chế sự tác động, ảnh hưởng tiêu cực của các loại trò chơi điện tử trực tuyến nói chung, game “Lấy lại quê hương” nói riêng, mọi người cần phải lên án, tẩy chay các loại game độc hại, chứa đựng nội dung chính trị, phản động; cơ quan chức năng cần làm việc với nhà mạng để yêu cầu gỡ bỏ ngay những trò chơi độc hại này.

Tùng Lâm



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Cha mẹ độc hại”
23:25 21/07/2023

Đã là bậc làm cha làm mẹ thì ắt hẳn ai cũng muốn con cái mình sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, một số cha mẹ bằng những lời nói, hành vi và nhận thức không ...

Cho con học tập qua những trải nghiệm
22:10 05/01/2024

Ngày 28/12, Ban tổ chức cuộc thi video clip “Tôi yêu Quảng Trị” năm 2023 đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải. Vượt qua 39 tác phẩm của 27 tác giả, nhóm tác giả ...

Quê hương tựa khúc dân ca
01:37 24/11/2024

Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan ...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long