Cập nhật: Thứ 3, 28/02/2012 | 08:00 GMT+7

Cần quy hoạch vùng trồng sắn ở Đakrông

(QT) - Sắn là cây trồng giúp người dân xóa nghèo nhanh chóng. Thế nhưng việc đua nhau trồng sắn một cách tự phát đã phá vỡ quy hoạch dẫn đến nguồn nguyên liệu bị thừa. Thời gian qua, người trồng sắn ở huyện Đakrông (Quảng Trị) lao đao vì sắn mất giá, việc bán sản phẩm gặp nhiều khó khăn do công suất nhà máy chế biến có hạn, thêm vào đó ngày công thu hoạch cao nên vụ mùa này người trồng sắn gặp nhiều khó khăn. Nông dân điêu đứng Niên vụ sắn 2010 – 2011 được giá cao nên nông dân ở huyện Đakrông đua nhau mở rộng diện tích trồng sắn. Sắn được trồng trong vườn, ở đồi, ở sườn núi, thậm chí nhiều diện tích trồng rừng, trồng lạc, trồng ngô được xem là cây trồng chủ lực của huyện cũng bị sắn lấn át. Cách đây vài tháng, tôi có ghé thăm hộ gia đình ông Hồ Văn Ria ở thôn Khe Ngài, xã Đakrông khi gia đình ông đang tất bật phá 1,5 ha rừng tràm non để trồng sắn. Trả lời thắc mắc của tôi, ông Ria nói rằng: “Chỉ với 0,5 ha sắn tôi đã thu được 8 triệu đồng, thêm 1,5 ha này nữa thì không lâu gia đình tôi thoát nghèo thôi”. Ông Ria nói như đinh đóng cột và bắt tay phá nốt những khoảng rừng tràm non còn lại. Đến vụ thu hoạch này, tôi lại gặp ông Ria khi ông đang mỏi mòn đợi xe của đại lý thu mua sắn, ông trò chuyện: “Giá sắn hạ, chưa bằng một nửa so với năm ngoái, bán lại ế ẩm nên sắn bị hư hỏng nhiều, tình hình như ri vụ tới không biết trồng cây gì đây”.

Sắn đã đến lúc thu hoạch nhưng 1 tháng nữa người dân mới nhổ vì chưa được cấp phiếu.

Vào thời điểm tháng 1/2012, khi giá sắn ở mức 1.000 đồng/kg (bán cho đại lý), nếu tính hết các chi phí thì người trồng sắn ở Đakrông không lãi bao nhiêu. Với những hộ gia đình biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng sắn cho năng suất 20 đến 24 tấn/ ha thì còn có lãi, nhưng nhìn chung ở huyện Đakrông sản lượng trung bình ước đạt 17 tấn/ ha thì tính hết chi phí, người dân không có lãi. Gia đình anh Hồ Văn Duy ở thôn A Rồng thị trấn Krông Klang trồng 1 ha sắn, anh cho biết: “Bây giờ củ sắn tươi đã nhổ lên chất thành đống, kêu mấy chủ buôn thì họ cứ trả 1.000 đồng/kg, với mỗi hecta cần đến 15 nhân công để thu hoạch mà bán với giá này thì chúng tôi không có lãi”. Năm ngoái, với ngần ấy diện tích, anh Duy thu được 18 tấn sắn, bán tại rẫy với giá xấp xỉ 2.000 đồng/kg thu về 34 triệu đồng. Còn nay giá sắn rớt xuống 1.000 đồng/kg, anh Duy mất đứt 16 triệu đồng. Còn chị Hồ Thị Tư, gần nhà anh Duy thì càng chua chát hơn: “Năm nay tôi trồng được 0,5 ha sắn, thu hoạch được hơn 7 tấn sắn tươi, thế nhưng do lâu ngày không bán được nên đến lúc vào nhà máy thì chỉ bán được 5 triệu đồng”. Đến ngày 22/2/2012 giá sắn đã giảm xuống 800 đồng/kg, thời điểm hiện tại thì đại lý đã ngừng thu mua sắn của người dân ở Đakrông: “Một tuần tôi chỉ nhập được một xe, lắm lúc phải đợi ở cổng nhà máy vài ngày vì họ chỉ ưu tiên những người có phiếu” chị Hồ Thị Vân, đại lý chuyên thu mua sắn tươi bán lại cho nhà máy cho biết. Phải tuân thủ đúng quy trình của nhà máy chế biến Huyện Đakrông và Hướng Hóa đều có diện tích sắn nằm trong vùng quy hoạch của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. So với những năm trước thì năm nay diện tích sắn ở huyện Đakrông tăng đột biến, một phần do diễn biến của thời tiết năm nay không thuận lợi nên vụ thu hoạch sắn muộn hơn những năm trước 1 đến 2 tháng, vì thế xảy ra tình trạng ứ đọng sản phẩm. Trao đổi với chúng tôi về tình trạng khó khăn của người dân ở khâu tiêu thụ sản phẩm và giá cả, ông Lê Văn Thể, Phó giám đốc Nhà máy nói: “Với công suất 500 đến 600 tấn/ ngày, chúng tôi đảm bảo không có vấn đề ứ đọng sản phẩm. Tình trạng người dân không bán được sắn là vì không tuân thủ đúng quy trình của nhà máy. Vào thời điểm này nhu cầu nhập nguyên liệu gấp 3 đến 4 lần nhu cầu sản xuất của nhà máy, vì thế chúng tôi đã phân bổ theo từng vùng và ưu tiên những hộ gia đình có nương rẫy ở xa và địa hình phức tạp sẽ được nhà máy thu mua trước”. Được biết ở mỗi vùng có sản phẩm, nhà máy sẽ cử một người quản lý và cấp phiếu để nhập. Nếu hộ gia đình hoặc đại lý không có phiếu mà vẫn đưa sản phẩm vào nhà máy thì sẽ không được chấp nhận. Vì thế người dân cần tuân thủ đúng quy trình của nhà máy. Đến thời điểm này nhà máy đã thu mua và chế biến được hơn 60.000 tấn củ sắn, dự kiến đến tháng 5 nhà máy sẽ thu mua hết sản lượng sắn ở huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa. Trong khoảng thời gian này để tránh khỏi tình trạng nhổ sắn lên mà không bán được, người dân cần bình tĩnh và theo sự sắp xếp của nhà máy. Ông Thể cho biết thêm: “Sản phẩm tinh bột nhà máy bán ra năm nay dự kiến bằng 60% so với năm trước, vì thế giá cả sắn tươi khi thu mua cũng giảm theo”. Có thể thấy người nông dân và chính quyền địa phương với nhà máy không có bất kỳ ràng buộc nào trong việc đầu tư vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm hoặc bảo hiểm về giá, nên khi thị trường bấp bênh, thu hẹp thì người nông dân luôn chịu thiệt thòi. Cần chú trọng thâm canh cây sắn bền vững Thực tế mấy năm gần đây, diện tích sắn ở huyện Đakrông phát triển không theo quy hoạch, đặc biệt niên vụ 2011-2012 này diện tích sắn tăng thêm 300 ha, diện tích mà người dân sử dụng để trồng sắn chủ yếu chuyển đổi từ diện tích đất đã trồng ngô, lạc, trồng rừng. Việc phát triển sắn tràn lan tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về quy hoạch cây trồng phục vụ cho các ngành kinh tế chế biến khác, sắn còn làm đất dễ bị rửa trôi thoái hóa. Ông Đinh Tương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đakrông cho biết: “Quan điểm của huyện là không khuyến khích trồng sắn, hiện nay diện tích sắn là 1.100 ha nhưng thời gian tới chắc chắn sẽ giảm. Chỉ đạo của huyện là không được trồng sắn trên diện tích đất trồng rừng, chỉ được trồng sắn trên vùng đất đã được quy hoạch là số đất bạc màu, ở địa hình dốc và phải tập trung đầu tư thâm canh và luân chuyển cây trồng hàng năm. Ngoài ra chúng tôi khuyến khích người dân trồng lạc và ngô, vì đây là cây trồng thích hợp với thổ nhưỡng của vùng, đem lại hiệu quả kinh tế ổn định”. Một điều quan trọng là địa phương cần chú trọng thực hiện quy hoạch vùng trồng sắn chặt chẽ gắn với nhà máy chế biến để đảm bảo lợi ích lâu dài cho người dân. Theo ông Lê Văn Thể, Phó giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thì người trồng sắn ở Đakrông chưa chú trọng vào khâu đầu tư nên năng suất hạn chế, tỉ lệ tinh bột sắn ở sản phẩm thấp. Thêm vào đó, người dân chưa thực hiện việc hoán đổi công trong sản xuất, diện tích sản xuất chưa tập trung mà phân tán nhỏ lẻ nên khi bán sản phẩm sẽ chịu nhiều phí tổn dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Ông Thể còn khuyến cáo bà con nông dân: “Không nên mở thêm diện tích trồng sắn mà phải phát triển bền vững cây sắn trên diện tích đã trồng. Về phía nhà máy đã xây dựng phân xưởng phân hữu cơ để cung cấp cho người dân trồng sắn với nhiều ưu đãi với mong muốn ổn định vùng nguyên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân”. Thiết nghĩ các cấp, các ngành cần tham mưu, tư vấn, hoạch định một chiến lược và quy hoạch vùng sản xuất sắn một cách rạch ròi, hướng dẫn, đầu tư cho người trồng sắn thâm canh, tăng năng suất cây trồng, không chạy theo quảng canh mở rộng diện tích làm bạc màu đất đai. Và cần có biện pháp ngăn chặn đối với những trường hợp sử dụng đất ngoài vùng quy hoạch để trồng sắn. Bài, ảnh: LÂM HƯNG THƠ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nông dân phấn khởi vì giá sắn tăng cao
22:20 08/01/2024

Hiện đang là thời kỳ cuối vụ thu hoạch sắn tại các địa phương miền núi của tỉnh. Năm nay, giá sắn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 500.000 - 700.000 ...

Không vì giá tiêu cao mà ồ ạt trồng mới
22:10 20/06/2024

Thời điểm hiện nay, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang thu hoạch cây hồ tiêu. Người dân rất phấn khởi vì giá hạt tiêu khô đang tăng cao. ...

Quảng Trị - Điểm sáng về thu hút đầu tư

Quảng Trị - Điểm sáng về thu hút đầu tư
11:50 tối Thứ 5

QTO - Tận dụng những điều kiện thuận lợi về giao thương và phát triển kinh tế khu vực, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu...

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm
00:59 28/02/2012

(QT) - Trong ngôi nhà sàn xây dựng theo lối hiện đại, thoáng mát và xinh xắn, hai chục chị em đa phần là những người còn rất trẻ đang miệt mài, tỉ mỉ luồn từng sợi vải để dệt...

Giữ gìn nghề truyền thống

Giữ gìn nghề truyền thống
03:16 27/02/2012

(QT) - Không như một số làng nghề truyền thống khác vì nhiều lý do đã mai một dần theo thời gian, ở thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), nghề làm nón có tuổi...

Sắn rớt giá, nông dân gặp khó khăn

Sắn rớt giá, nông dân gặp khó khăn
03:15 27/02/2012

(QT) - Huyện Hải Lăng là một trong những địa phương có diện tích trồng sắn khá lớn của tỉnh Quảng Trị với hơn 1.300 ha sắn KM94. Những năm qua cây sắn đã góp phần không nhỏ vào...

Phát huy phẩm chất người lính giữa thời bình

Phát huy phẩm chất người lính giữa thời bình
06:24 24/02/2012

(QT) - Đi qua chiến tranh, trở về cuộc sống đời thường, mỗi người lính có mỗi cuộc sống khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung đó là luôn phát huy phẩm chất quý báu của...

Tỷ phú ở vùng Tràng Sòi

Tỷ phú ở vùng Tràng Sòi
06:23 24/02/2012

(QT) - Bây giờ gia đình ông Nguyễn Các, thôn Tràng Sòi, xã Triệu Ái (Triệu Phong, Quảng Trị) có 70 ha rừng tươi tốt, trong đó có 35 ha tràm đang thời kỳ khai thác, hơn 5 ha cây...

POWERED BY
Việt Long