
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Thời gian qua, hoạt động kinh doanh, dịch vụ hàng hóa ở đa số chợ trên địa bàn huyện Hướng Hóa chưa phát huy hiệu quả, thậm chí có chợ nhà nước đầu tư xây xong lại bỏ không. Vì thế, việc tập trung các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các chợ miền núi nơi đây là rất cần thiết.
![]() |
Chợ trung tâm xã Thuận, Hướng Hóa xây dựng xong bỏ không rất lãng phí |
Lâu nay, chợ nông sản Tân Phước, thị trấn Lao Bảo chủ yếu quy tụ nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng của đồng bào dân tộc thiếu số bản địa bày bán vì đa số lô quầy ở đây còn bỏ trống, ít tiểu thương thuê bán. Bà Nguyễn Thị Lan, tiểu thương chợ Tân Phước cho biết: “Tôi mới đấu giá quầy bán ở chợ hơn 20 ngày. Hoạt động của chợ chỉ diễn ra từ 7 - 10 giờ sáng, sau 10 giờ trở đi lượng khách mua sắm tại chợ rất ít, nhiều lúc ế ẩm tôi phải đóng cửa quầy. Tôi lo lắng nếu tình hình ở chợ như thế này thì khó duy trì buôn bán lâu được, trong khi đó giá lô quầy đấu ở đây còn cao. Tôi rất mong các cấp, các ngành chức năng có giải pháp làm sao cho chợ hoạt động hiệu quả hơn, trước mắt nên giảm giá cho thuê lô quầy ở chợ”.
Theo quy mô, chợ nông sản Tân Phước có trên 160 lô quầy đăng kí kinh doanh, thế nhưng đến thời điểm này mới chỉ có khoảng 90 hộ kinh doanh đang hoạt động, trong đó nhiều lô quầy hoạt động cầm chừng và đang tạm dừng hoạt động. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là do giá đấu các lô quầy quá cao dẫn đến tiểu thương không mặn mà với việc buôn bán tại chợ.
Ông Nguyễn Vũ Khiếu, Phó Trưởng ban quản lí chợ nông sản Tân Phước cho biết: “Hiện tại, chợ Tân Phước chỉ bán được chủ yếu vào buổi sáng do lượng khách ít, các mặt hàng khó bán nên tiểu thương nợ đọng thuế nhiều. Thực tế hiện nay giá lô quầy ở đây quá cao, còn cao hơn giá thuê lô quầy tại chợ Lao Bảo nên tâm lí buôn bán của tiểu thương không ổn định. Chúng tôi mong muốn thị trấn, huyện Hướng Hóa cần quan tâm, nghiên cứu tìm ra giải pháp hợp lí, trước mắt giảm giá cho thuê lô quầy để chợ nông sản Tân Phước phát huy được hiệu quả”.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã xây dựng được 7 chợ, trong đó có 2 chợ kiên cố, 5 chợ bán kiên cố. Hệ thống chợ trải đều trên địa bàn huyện đã phần nào đáp ứng nhu cầu mua sắm nhu yếu phẩm, cung cấp thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay ở một số địa phương vẫn còn công trình chợ được đầu tư chưa phát huy hết hiệu quả như mong muốn. Trong đó, cá biệt chợ trung tâm xã Thuận bị bỏ không nhiều năm nay rất lãng phí. Điều bất hợp lí hơn về quy hoạch chợ ở huyện Hướng Hóa là trong khi ở 2 tuyến đường Lìa và đường Hồ Chí Minh nhánh tây nơi tập trung đến 14 xã thì chỉ có 2 chợ. Việc các chợ ở khu vực miền núi không phát huy được hiệu quả phần lớn do không phù hợp với điều kiện thực tế của người dân.
Trên cơ sở thực trạng hoạt động kinh doanh ở các chợ trong huyện và thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về chuyển đổi mô hình quản lí và kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh, trong năm 2018 huyện Hướng Hóa đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lí của Trung tâm Thương mại Lao Bảo (có mô hình hoạt động giống chợ). Trong năm 2020, huyện sẽ chuyển đổi mô hình quản lí ở các chợ: Khe Sanh, Tân Long, Tân Phước, Hướng Phùng, Tân Lập, Tân Liên, Trung tâm Thương mại Lao Bảo (thị trấn Lao Bảo).
Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hướng Hóa Xôm Vân cho biết: “Thời gian qua, nhìn chung các chợ đã làm tốt vai trò phát triển kinh tế, tiêu thụ nông sản cho người dân, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Hằng năm phòng đã tham mưu huyện rà soát, kiện toàn bộ máy, trong đó giao cho phó chủ tịch UBND xã kiêm trưởng BQL các chợ để giám sát, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như kiểm tra, nâng cấp các chợ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân. Mặc dù vậy hoạt động của các chợ vẫn còn nhiều bất cập. Trên cơ sở thực trạng các chợ ở huyện, thời gian tới chúng tôi sẽ rà soát, định hướng, quy hoạch lại các ngành hàng, các chợ trên các tuyến biên giới để khai thác có hiệu quả từng chợ. Mặt khác, bám sát các văn bản của UBND tỉnh về lộ trình chuyển đổi từng bước các mô hình quản lí chợ để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào khai thác, phát huy hiệu quả kinh doanh chợ trên địa bàn. Huyện đề nghị các ngành, đơn vị có liên quan quan tâm thực hiện các chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư vào kinh doanh khai thác chợ. Đề nghị Sở Công thương hỗ trợ thực hiện đề án chuyển đổi mô hình quản lí chợ, chọn mô hình chung cho các đơn vị học tập, thực hiện có hiệu quả; tổ chức tập huấn, học tập kinh nghiệm tại một số chợ trong và ngoài tỉnh đã chuyển đổi để vận dụng tại địa phương”.
Vấn đề đặt ra là việc đầu tư xây dựng chợ miền núi trên địa bàn huyện Hướng Hóa trong thời gian tới cần phải gắn với quy hoạch khu vực, quy hoạch dân cư trên từng địa bàn cụ thể, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Chú trọng hình thành thói quen giao lưu hàng hóa qua chợ của người dân miền núi và thu hút đông người đến tham gia hoạt động chợ. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới các chợ vùng cao nhằm tạo ra thị trường sôi nổi, đa dạng, có như thế mạng lưới các chợ miền núi mới phát huy hiệu quả cũng như góp phần tạo việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Kô Kăn Sương
Trong bối cảnh chợ truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cùng hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu ...
Hướng Hóa là huyện miền núi có nhiều chợ, trung tâm mua sắm và diễn ra các hoạt động thương mại khá sôi động. Thời điểm giáp Tết hiện nay, nhu cầu mua sắm của ...
Chợ Đông Hà hiện có 1.400 hộ kinh doanh, trong đó có khoảng 1.000 hộ có lô quầy kiên cố. Tuy nhiên, sau ảnh hưởng COVID-19 và các hình thức kinh doanh thương ...
Địa bàn huyện Hướng Hóa hiện có 52 công trình nước sạch nông thôn (tính theo bộ chỉ số điều tra nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn). Trong số đó có 29 công ...
Thời gian qua, huyện Hướng Hóa triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025 gắn với các đề ...
Với tinh thần năng động, sáng tạo, những năm qua, hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động huyện Hướng Hóa không ngừng lớn mạnh. Các ...
Xác định tầm quan trọng của việc đọc sách, những năm qua, Trường Tiểu học Tân Lập, huyện Hướng Hóa tích cực triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt ...
Những năm qua, không chỉ ở thành phố, đồng bằng mà tại khu vực miền núi, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng ngày càng phát triển. Đây là một tín hiệu tích ...
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...
(QT) - Vụ hè thu 2019, mô hình nhân rộng “Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu” (CSA) thuộc Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) được Chi cục...
(QT) - Khoảng gần 50.000 con lợn với tổng trọng lượng hơn 2.600 tấn của gần 9.593 hộ đã bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi, thiệt hại hàng tỉ đồng đã ảnh hưởng nghiêm trọng...
(QT) - Dự án Phát triển đô thị dọc Hành lang Tiểu vùng sông Mê Kông (dự án GMS) được triển khai tại thành phố Đông Hà và thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo, huyện Hướng Hóa do Sở Kế...
(QT) - Cuối năm 2006 với sự hỗ trợ của Nhật Bản, cây cầu hữu nghị bắc qua sông Mê Kông nối Mukdahan (Thái Lan) và Savannakhet (Lào) hoàn thành đã thông thương toàn bộ tuyến...
(QT) - Trong Dự án WB7, dự án thành phần tỉnh Quảng Trị có hợp phần 3 là “Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu” (CSA). Vụ hè thu vừa qua dự án đã...
(QT) - Từng là thanh niên xung phong (TNXP) tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông Đặng Bảo Quốc, thôn Quật Xá, xã Cam Thành...