
{title}
{publish}
{head}
(SK&ĐS) - Khoang trong của mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ, khi khu vực này bị khô (hoặc bị kích thích) sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu. Các yếu tố gây nên chứng chảy máu cam ở bé là dị ứng, bé bị cảm lạnh, bé bị nhiễm trùng xoang, mũi của bé thiếu độ ẩm và những kích thích khác (ngoáy mũi, có vật lạ trong mũi, bị chấn thương mũi). Thỉnh thoảng, nguyên nhân gây chảy máu có thể do trục trặc ở kết cấu mũi; ví dụ, cấu trúc dị thường hoặc sự phát triển không bình thường ở mũi.
Gợi ý cách cầm máu
Trước tiên, bạn nên bình tĩnh, dỗ dành bé. Chảy máu cam là dấu hiệu dễ gặp nhưng hiếm khi để lại hậu quả nghiêm trọng. Bạn nên ôm bé trong lòng và khẽ nghiêng người bé, ngả về phía sau. Tiếp đến, bạn dùng một chiếc khăn sạch, mềm thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của bé. Bạn có thể giữ động tác này trong vài phút, cho đến khi máu ở mũi bé ngừng chảy. Cùng thời gian này, bạn có thể “gây nhiễu” sự chú ý bằng cách hát cho bé nghe, cho bé xem một cuốn sách hoặc phim hoạt hình (tùy vào độ tuổi của bé). Sau vài phút, bạn thử kiểm tra xem bé còn chảy máu nữa không. Nếu máu còn chảy, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm khác, tiếp tục dịt vào lỗ mũi bị chảy máu cho bé.
![]() |
Lưu ý: Không nên nghiêng người bé quá mức, không đặt bé nằm ngửa vì máu từ lỗ mũi của bé có thể chảy xuống cổ họng, gây nên vị khó chịu và làm bé bị nôn (trớ). Cũng không nên dùng bông để cầm máu cam, vì khi máu thấm vào bông sẽ làm cục bông tăng thể tích, có thể gây nghẽn ở mũi bé.
Ngăn ngừa
Nếu không khí trong phòng trở nên khô, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho bé. Không nên cho bé nhét bất kỳ vật gì vào lỗ mũi. Nếu bé có thói quen ngoáy mũi, bạn nên tìm cách giữ cho đôi tay của bé được bận rộn. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn cho rằng bé mắc dị ứng - yếu tố có thể gây nên chứng chảy máu cam. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về dung dịch muối, để nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho bé.
Dấu hiệu phải lo lắng
Thông thường, hiện tượng chảy máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ).
Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:
- Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi.
- Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
- Bé dùng một loại thuốc mới, sau đó bé bị chảy máu cam không ngừng.
- Bé chảy máu cam thường xuyên.
- Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).
Điều trị
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mũi của bé bằng một loại đèn chiếu sáng đặc biệt. Bé có thể được chỉ định nhỏ dung dịch muối, giúp co khít các mạch máu; hoặc bác sĩ sẽ dùng những miếng bông có tẩm thuốc dịt vào mũi, giúp cầm máu.
Nếu bé xuất hiện chấn thương ở đầu hoặc ở mũi, bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương có bị sưng phù hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kết luận về tình trạng xương mũi và xương sọ của bé. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho bé cũng có tác dụng giúp cầm máu. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn nên đưa bé đi khám.
BS. NGỌC HUÊ
Khi gia đình có trẻ em, một số vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra bất ngờ. Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc hoặc đến bệnh viện. Tuy nhiên, có một số ...
Không chỉ làm tốt công tác khám, chữa bệnh (KCB), thời gian qua, các bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị còn rất tích cực tham gia hiến ...
Ngoài tham gia các đợt hiến máu định kỳ, thời gian qua, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Nhóm máu hiếm Rh- Quảng Trị đã kết nối với nhau, khắc phục mọi khó ...
SKĐS - Hai cháu bé ở Quảng Trị nhiễm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) sau khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế ...
Năm nay đã 14 tuổi nhưng em Hồ Thị Lan Anh, trú tại thôn Cheng, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, thường bị nhầm với những cô bé tiểu học. Căn bệnh suy thận nặng ...
Chấn thương mắt chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh lý gây giảm và mất thị lực đột ngột, khó hồi phục, đặc biệt là các chấn thương xuyên thủng nhãn cầu. Để bảo vệ ...
(QĐND) - Đảo Cồn Cỏ nằm trên vĩ tuyến 17, cách bờ biển làng Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị khoảng 28km. Năm 1965, giặc Mỹ leo thang ...
Trước nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ, thời gian gần đây, không chỉ vùng thành thị mà địa bàn nông thôn cũng xuất hiện nhiều cơ sở làm đẹp với những lời ...
QTO - Trong hành trình phát triển chung của huyện Hải Lăng, ngành y tế Hải Lăng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe...
QTO - Là một vùng biên cửa ngõ của tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du nhập văn hóa, tuy nhiên cũng là vùng “trũng” của...
(SK&ĐS) - Clorothiazid và các thuốc lợi tiểu thiazid là một trong những thuốc được dùng điều trị bệnh tăng huyết áp (dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp...
(SK&ĐS) - Sá sùng là một loài giun biển, thuộc họ Sâu đất (Sipunculidae): Loại nhỏ tên khoa học là Sipunculus nudus Linnaeus dài khoảng 10cm, nặng 10 - 12g, thân thon tròn...
(SK&ĐS) - Phù dung là loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh, tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., trong dân gian còn gọi là mộc liên, địa phù dung, tam...
(SK&ĐS) - Theo y học cổ truyền, bệnh động mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực). Sự phát sinh của bệnh có liên quan tới sự thịnh suy của các...
(QT) - Ngày 15/11/2009, tại hội trường LĐLĐ tỉnh, Thường trực Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị đã tổ chức trao học bổng giải Golf “Vì học sinh nghèo vượt khó” của Báo Đầu tư và...
(QT) - Ngày 13/11/2009, Sở Ngoại vụ đã tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị cho buổi tọa đàm “Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn” do Bộ Tư lệnh Công binh, Trung tâm công nghệ xử...