Cập nhật:  GMT+7

Cần đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của Nhân dân, những năm qua hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác công trình thủy lợi cũng như bảo đảm tưới tiêu cho cây trồng. Tuy vậy, do hạn chế về nguồn lực cũng như kỹ thuật, thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên nên đa phần công trình đã xuống cấp. Để phát huy hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, việc đầu tư nâng cấp đồng bộ công trình từ đầu mối đến mặt ruộng là rất cần thiết.

Hệ thống kênh mương cấp 3 trên địa bàn huyện Vĩnh Linh cần được duy tu, nâng cấp - Ảnh: T.T

Trên địa bàn tỉnh có 465 công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bao gồm 88 hồ chứa nước nhỏ, 221 đập dâng, 155 trạm bơm và 1.657 km kênh mương cấp 3 và nội đồng. Ngoài ra có hàng chục ao, hồ, trạm bơm và các công trình trên kênh khác. Để hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 5/4/2017 phê duyệt chương trình kiên cố hóa (KCH) kênh mương tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Chương trình được triển khai bằng các nguồn vốn dự án ODA, vốn đầu tư phát triển, vốn vay ưu đãi để thực hiện chương trình KCH kênh mương và giao thông nông thôn cùng với vốn đóng góp của Nhân dân. Kết quả, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện KCH được 279 km/627km kênh mương, nâng tổng số kênh mương trên địa bàn tỉnh được KCH là 1.334,2km/2.125,8km. Việc đầu tư xây dựng công trình đầu mối và kênh chính của các hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên phần lớn công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đã xuống cấp do thiếu kinh phí nâng cấp, tu bổ thường xuyên.

Huyện Cam Lộ có hệ thống kênh mương cấp 3 do huyện quản lý dài hơn 200 km, trong đó đến hết năm 2015 đã thực hiện KCH 115,2 km, còn trên 85 km cần thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2025. Được sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của trung ương, của tỉnh, từ 2016 - 2020, huyện đã thực hiện kiên cố, sửa chữa, nâng cấp thêm 41,85 km/52,3 km kế hoạch. Trong đó dự án hệ thống thủy lợi Ba Hồ Bản Chùa và dự án đập ngăn mặn sông Hiếu thực hiện 39,2 km, chiếm 94%, các nguồn vốn còn lại chỉ thực hiện được khoảng 6% chiều dài kênh mương cần được KCH giai đoạn này. Khó khăn mà huyện Cam Lộ gặp phải cũng là khó khăn chung của các địa phương trong thực hiện KCH kênh mương, đó là nguồn vốn của trung ương, của tỉnh cấp cho chương trình chưa đáp ứng nhu cầu trên địa bàn. Trong khi nguồn ngân sách của huyện, của Nhân dân đóng góp còn nhiều hạn chế, do đó chỉ thực hiện được trên 80% kế hoạch đề ra. Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Hoài Linh cho biết: “Trên cơ sở hiện trạng hệ thống kênh mương do địa phương quản lý và khả năng đối ứng của người dân, trong giai đoạn 2021- 2025, huyện Cam Lộ xây dựng kế hoạch KCH 10,5 km kênh mương nội đồng, cần nguồn vốn đầu tư khoảng 10,5 tỉ đồng. Đối với nguồn vốn vay ưu đãi, theo quy định mức đối ứng vùng đồng bằng là 50%, huyện đề xuất giảm mức đối ứng của Nhân dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện trong điều kiện đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn”.

Để quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập 241 tổ chức thủy lợi cơ sở (TCTLCS) hợp tác xã và 103 TCTLCS tổ hợp tác dùng nước. Đối với hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, hiện nay vẫn duy trì mô hình ban quản lý thủy nông huyện. Từ thực tế hoạt động cho thấy, các TCTLCS rất khó khăn về tài chính, khả năng thu được phí thủy lợi nội đồng rất thấp, đa số là không thu được. Công tác thủy lợi trong các hợp tác xã chưa được coi trọng, bị hòa lẫn vào các hoạt động khác, dẫn đến công tác quản lý cũng như tu sửa công trình thủy lợi ít được quan tâm. Việc thiếu kinh phí để duy tu, sửa chữa, nạo vét dẫn đến công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hư hỏng, xuống cấp nhanh.

Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021 - 2025 là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác tiên tiến, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ nay đến năm 2025, mục tiêu của ngành nông nghiệp là cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%. Trong đó, có trên 5% diện tích gieo trồng lúa áp dụng phương thức canh tác tiên tiến, diện tích cây trồng cạn cần tưới theo quy hoạch đạt 8% (bao gồm diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 3%). Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, cần có sự góp sức tổng lực của nhà nước và nguồn lực xã hội hóa. Trong đó, ngoài ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương thông qua các chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép các chương trình dự án có liên quan ngân sách tỉnh, huyện, xã và nguồn vốn hợp pháp khác, cần tăng cường huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục thành lập, củng cố, kiện toàn các TCTLCS và chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức này nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các cán bộ thủy lợi cấp huyện, xã, người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi.

Thanh Trúc



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tín hiệu vui từ cây cao su

Tín hiệu vui từ cây cao su
2021-06-05 05:55:47

QTO - Bước vào vụ khai thác mủ cao su năm 2021, người trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh rất vui mừng, phấn khởi vì giá mủ cao su tăng mạnh, hiện ở mức...

Tín hiệu vui từ cây cao su

Tín hiệu vui từ cây cao su
2021-06-05 05:55:10

QTO - Bước vào vụ khai thác mủ cao su năm 2021, người trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh rất vui mừng, phấn khởi vì giá mủ cao su tăng mạnh, hiện ở mức...

Nhiều giống lúa mới có triển vọng

Nhiều giống lúa mới có triển vọng
2021-06-02 06:43:06

QTO - Nhằm tìm ra các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, sức chống chịu tốt để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết