Cập nhật:  GMT+7

Cần chú trọng tiêm phòng cho gia súc, gia cầm

(QT) - Tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp hiệu quả giúp vật nuôi phòng tránh các loại dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc làm này, khiến dịch bệnh có cơ hội phát sinh, lây lan trên diện rộng, làm thiệt hại đến kinh tế của hộ chăn nuôi.

Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh diễn biến khá phức tạp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế cũng như đời sống người dân. Thế nhưng, nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm đến công tác phòng chống dịch. Đặc biệt, việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vẫn chưa thực sự được chú trọng. Theo ghi nhận từ các đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian qua hầu hết các ổ dịch phát sinh trên địa bàn đều bắt nguồn từ gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng. Điều đáng nói là dù biết rất rõ điều này nhưng nhiều hộ chăn nuôi vẫn không rút kinh nghiệm, từ đó chưa có ý thức trong việc tiêm vắc xin phòng dịch cho vật nuôi.

Cán bộ thú y giúp người dân kiểm tra tình hình dịch bệnh trên trâu bò. - Ảnh: TÂY LONG

Năm 2016, công tác tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm thực hiện. Kết quả tiêm phòng một số loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ khá cao. Trong vụ xuân, cán bộ thú y đã triển khai tiêm các loại vắc xin: lở mồm long móng cho 62.314 con, đạt 107% kế hoạch; tụ huyết trùng trâu bò cho 45.406 con, đạt 67,1% kế hoạch; kép lợn cho 106.430 con, đạt 86,9% kế hoạch; dại chó cho 37.538 con, đạt 89,3% kế hoạch… Ở vụ thu, vắc xin lở mồm long móng đã được tiêm phòng cho 56.786 con, đạt 91,4% kế hoạch; vắc xin kép lợn được tiêm cho 90.630 con, đạt 74,3% kế hoạch. Bên cạnh các loại vắc xin tiêm phòng những bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan cao theo kế hoạch chung của toàn tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cung ứng hơn 5,5 triệu liều vắc xin gia súc, gia cầm khác như: E.coli sưng phù đầu ở lợn, suyễn lợn, tụ huyết trùng gia cầm, Newcastle, Gumbro… góp phần tích cực bảo vệ đàn vật nuôi.

Theo ghi nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian qua các địa phương như huyện Hải Lăng, Gio Linh đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt việc tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo đúng tiến độ và toàn diện. Tuy nhiên, dù là vùng chăn nuôi trọng điểm nhưng một số địa phương lại có tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm rất thấp. Ở Vĩnh Linh, tỷ lệ gia cầm được tiêm vắc xin H5N1 chỉ chiếm 11,3% tổng đàn. Tại một số xã như Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỷ lệ tiêm vắc xin cho đàn lợn chỉ đạt dưới 30% tổng đàn. Đáng nói hơn có những xã thậm chí không triển khai tiêm phòng một số loại vắc xin như ở các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tiêm phòng đạt tỷ lệ thấp. Trước tiên là do ý thức trong chăn nuôi của một bộ phận người dân còn hạn chế. Nhiều người chủ quan cho rằng chăn nuôi thời gian ngắn thì không cần thiết phải tiêm phòng. Bên cạnh đó, một bộ phận hộ chăn nuôi lại có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Họ chờ khi có dịch xảy ra, thụ hưởng chính sách hỗ trợ mới thực hiện việc tiêm phòng. Ở vùng sâu, vùng xa, người dân có thói quen chăn thả rông, gây ra nhiều khó khăn cho việc tiêm vắc xin phòng chống dịch.

Thời gian qua, chính quyền các cấp ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, thiếu kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Việc tiêm phòng bổ sung cho đàn mới, đàn luân chuyển, gia súc mang thai gặp khó khăn vì chưa thực hiện được việc quản lý đàn tại cơ sở. Trong khi đó hiện nay, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm không chỉ xảy ra trên gia súc, gia cầm mà còn lây sang người, hết sức nguy hiểm. Vì vậy, việc thực hiện tiêm phòng triệt để cho đàn vật nuôi theo quy định không chỉ giúp ổn định và phát triển chăn nuôi mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, vừa qua Sở Nông nghiệp và PTNT đã thông báo rộng rãi kế hoạch tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc gia cầm, trong đó quy định rõ thời gian tiến hành, loại vật nuôi cần tiêm, chủng loại vắc xin tiêm phòng... Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá kết quả tiêm phòng năm 2016, triển khai công tác năm 2017 và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương, đơn vị.

Tuy nhiên, để công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được thực hiện một cách hiệu quả, vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự vào cuộc của chính quyền địa phương và nhận thức của người dân. Vì vậy, lãnh đạo các địa phương cần xem xét đưa công tác tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm là một trong những chỉ tiêu để đánh giá, bình xét thi đua cuối năm của địa phương, đơn vị, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới; kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có đóng góp trong công tác tiêm phòng, đồng thời nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi chấp hành tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo quy định; lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các đợt tiêm phòng…

Người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, trong đó chú trọng tiêm vắc xin và tiêu độc định kỳ chuồng trại. Người dân cũng cần biết rằng những hộ chăn nuôi cố tình trốn tránh việc tiêm phòng bắt buộc cho vật nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Thú y. Cùng với đó, họ không được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định.

TÂY LONG


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đưa giống rau Đà Lạt vào trồng ở Tân Pun

Đưa giống rau Đà Lạt vào trồng ở Tân Pun
2017-01-15 15:10:53

(QT) - Những năm gần đây, mô hình rau an toàn của ông Nguyễn Thủy ở thôn Tân Pun, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa được nhiều người quan tâm bởi ông lựa chọn các loại giống rau...

Đằng sau nhánh lan rừng

Đằng sau nhánh lan rừng
2017-01-15 15:07:16

(QT) - Để thưởng thức vẻ đẹp cùng làn hương dịu nhẹ, quyến rũ của lan Nghinh xuân, Giả hạc, Ý thảo, Trúc lan, Giáng hương, Thủy tiên, Trường kiếm, Đoản kiếm…nhiều người sẵn...

Dấu ấn thời gian

Dấu ấn thời gian
2017-01-13 11:58:26

(QT) - “Về Trung Giang thăm lại quê mình/ Mảnh đất kiên trung, đạn bom ngày ấy/ Đất anh hùng và chiến công lừng lẫy/ Nay từng ngày đổi thịt thay da...”. Bốn câu thơ trên đã...

Sản xuất phân lân vi sinh từ vỏ cà phê

Sản xuất phân lân vi sinh từ vỏ cà phê
2017-01-12 19:49:18

(QT) - Với điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển cây công nghiệp, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phát triển cây cà phê thành cây chủ lực của huyện. Tuy nhiên hàng năm, lượng vỏ...

Hoa Lily khoe sắc ở vùng Bắc Hướng Hóa

Hoa Lily khoe sắc ở vùng Bắc Hướng Hóa
2017-01-12 19:49:09

(QT) - Vừa qua, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình trồng thử nghiệm hoa Lily thương phẩm tại Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) đóng gần đèo Sa...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết