Cập nhật: Thứ 4, 14/07/2010 | 12:53 GMT+7

Cải thiện ô nhiễm môi trường nhờ áp dụng quy trình sản xuất sạch

(QT) - Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung bộ có diện tích đất tự nhiên 4744,15 km2, dân số có 627.077 người, có tiềm năng về tài nguyên, đất đai, khoáng sản... Đất Quảng Trị đa dạng, đặc biệt là nguồn đất bazan và cát là cơ sở để phát triển cây công nghiệp và công nghiệp khai khoáng. Rừng Quảng Trị đa dạng và phong phú, tài nguyên khoáng sản dồi dào chính là những điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất công nghiệp. Tính đến năm 2010 Quảng Trị đã xây dựng hoàn thành 2 Khu công nghiệp. Với chính sách khuyến khích ưu đãi khá hấp dẫn nên đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Quảng Trị tìm hiểu, triển khai xây dựng các dự án. Hiện nay đã có trên 20 dự án đầu tư vào các KCN với tổng mức vốn gần 1.500 tỷ đồng. Đặc biệt ở KCN Nam Đông Hà có nhà máy chế biến gỗ ván MDF-Geruco công suất 60.000 m3 gỗ/năm. Ngoài ra còn cấp phép xây dựng hàng chục nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản phân bổ hầu khắp ở các địa phương trong tỉnh. Trong đó huyện miền núi Hướng Hóa có 3 nhà máy chế biến cà phê, công suất bình quân mỗi nhà máy là 10.000 tấn/năm và một nhà máy chế biến tinh bột sắn, ở huyện Vĩnh Linh có 3 cơ sở chế biến mủ cao su, 3 đơn vị khai thác khoáng sản ti tan, huyện Gio Linh có một nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty cao su Quảng Trị và 2 doanh nghiệp đầu tư khai thác ti tan, huyện Hải Lăng có 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn. Ở Đông Hà có nhà máy sản xuất xi măng 1,5 triệu tấn/ năm và 2 cơ sở sản xuất gạch tuynel...

Rau xanh được trồng bên cạnh công ty gỗ MDF Geruco Quảng Trị.

Hoạt động của các cơ sở công nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của nền công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động khai thác chế biến đã gây ra những tác động về môi trường. Năm 2009, Sở Tài Nguyên&Môi trường đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra đã có 10 cơ sở sản xuất, chế biến công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo mức độ vi phạm, Sở Tài nguyên&Môi trường đã đề nghị UBND tỉnh đình chỉ hoạt động sản xuất ở một số nhà máy. Ông Phan Văn Quý, khu phố 3, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà cho biết: ‘’Vào mùa hè, các vật dụng trong nhà bám đầy bụi, có đêm không ngủ được vì mùi hôi. Trẻ con thì bị bụi gỗ gây dị ứng, mẫn ngứa, nước giếng khi bơm lên có mùi hôi”... Đó là một trong nhiều ý kiến phản ánh của người dân đang sống gần Công ty gỗ MDF-Geruco Quảng Trị trong mấy năm về trước. Khi đối diện với thực trạng gây ô nhiễm môi trường, tiếp nhận những kiến nghị của người dân và báo chí phản ánh, Công ty gỗ MDF- Geruco Quảng Trị đã nhận thức được rằng hoạt động sản xuất- kinh doanh phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Vì vậy công ty đã thuê các chuyên gia đầu ngành về môi trường nghiên cứu, tìm các phương pháp xử lý từ vi sinh đến hóa học. Đội ngũ cán bộ của công ty đã nhiệt tình học hỏi, nghiên cứu chuyên sâu về môi trường nhằm xử lý chất thải của nhà máy đạt mức tối ưu. Theo đó, công ty đã đầu tư hơn 1,7 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy trình công nghệ xử lý nước thải tốc độ cao của Hoa Kỳ. Từ việc xây hồ chứa khoảng 15.000 khối, các hồ xử lý, bể công nghệ tách nước mưa, máy ép bùn và thiết bị xử lý chất thải rắn làm nhiên liệu đốt. Quy trình này được vận hành liên tục trong quá trình nhà máy đang sản xuất như sau: Nước thải sản xuất (dung lượng 80-100 m3/ ngày, đêm) được đưa từ nguồn thải ở độ cao 6m theo đường ống dẫn vào mương thải và chảy dọc theo mương. Lợi dụng dòng nước chảy tự nhiên của nước trong mương, trên mương đặt các bồn pha dung dịch 1,2. Nước thải sau khi xử lý với 2 dung dịch trên sẽ được đẩy theo đường mương có các hố ga nhằm lắng bớt cặn từ nước thải đã qua xử lý bằng 2 dung dịch. Nước thải tiếp tục chảy đến bể gom số 1, từ bể gom này nước thải được bơm ngược theo đường ống lên bồn trộn. Tại đây có thêm bồn dung dịch 3 là dung dịch trợ keo tụ. Sau đó nước thải được chảy tự nhiên xuống 2 bể lắng 2 và 3, nước từ bể lắng tràn tự nhiên sang bể chứa số 4. Từ bể chứa số 4 này nước được đưa ra hồ chứa số 2 ở bên ngoài nhà máy và được bơm tuần hoàn vào sử dụng lại. Một phần lượng nước dư thừa được vắt ra từ gỗ sẽ được bơm vào hồ chứa số 3 bên ngoài nhà máy để xử lý hóa chất. Quy trình xử lý theo phương pháp tạo phản ứng Fenton nhằm ô xy hóa hoàn toàn chất ligin còn lại trong nước thải. Với dung dịch của phản ứng này nước thải được ô xy hóa hoàn toàn và các hàm lượng BOD5, COD, SS giảm 90% so với ban đầu. Nguồn nước sau khi oxy hóa sẽ đạt tiêu chuẩn thải theo TCVN 5945-2005. Nguồn nước này được lưu trữ và nuôi vi sinh nhằm tạo ra một nguồn nước có thể thả bèo, nuôi cá. Mùa hè nguồn nước này sẽ được tận dụng lại nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm nước. Tại các bể lắng 2 và 3, bùn được bơm sang bể nén bùn, bùn từ bể nén được bơm sang sân phơi. Bùn khô được đem đi bón cây rừng của nhà máy và làm nhiên liệu.. Nhờ việc áp dụng quy trình công nghệ xử lý nước thải này nên công ty đã tận dụng được nước sản xuất để dùng nước làm mát và làm sạch trục vít máy nghiền. Với hệ thống xử lý nước tuần hoàn này và bằng phương pháp hóa lý kết hợp với vi sinh đã xử lý được lượng nước ban đầu có hợp chất hữu cơ rất cao, bởi nước thải từ khu vực nghiền thải ra theo sợi thải dày đặc nên hàm lượng hữu cơ trong nước cao (giá trị BOD5, COD cao) nên bằng cảm quan có thể nhận thấy màu của nước thải có màu nâu đậm do nước qua hệ thống nghiền sợi có nhiệt độ rất cao đã làm cho màu của nhựa gỗ hòa tan vào nước. Tuy nhiên, khi nước thải được áp dụng theo công nghệ xử lý nêu trên chỉ cần bằng cảm quan mẫu nước sau khi qua hệ thống xử lý có độ đục và màu giảm 80% so với mẫu nước thải ra ban đầu. Về xử lý chất thải rắn, công ty đã tận dụng lượng bụi thải ra của khu vực chà bóng để làm nguyên liệu đốt lò cho hệ thống năng lượng của dây chuyền sản xuất. Khối lượng chất thải rắn phía sau nhà máy, công ty chuyển sang làm phân bón cho rừng trồng, vì vậy đến nay chất thải rắn đã xử lý triệt để. Anh Cao Thanh Nam, Tổng giám đốc Công ty đã phân tích cho chúng tôi biết cặn kẽ từng công đoạn của quy trình công nghệ mà công ty đã áp dụng. Đồng thời mạnh dạn cải chính những thuật ngữ mà lâu nay thường sử dụng. Khái niệm “Nước thải” sẽ không đúng với công nghệ này và được thay bằng thuật ngữ “Nước sản xuất tuần hoàn làm mát hệ thống nghiền”. Nước rửa băm nay được gọi là nước làm mát hệ thống máy nghiền...Việc thay đổi những tên gọi của công nghệ nghệ xử lý nước và chất thải rắn đã khẳng định thêm về những ưu điểm của công nghệ tiên tiến này. Và một thực tế rất dễ nhận ra hiện nay khi vào thăm nhà máy sản xuất gỗ MDF-Geruco đã không còn nhìn thấy tình trạng nước thải theo các con mương bằng bê tông chảy ra môi trường ngoài khu vực nhà máy. Thay vào đó là một khuôn viên rợp cây xanh, những mảnh vườn được gieo trồng rau, dưa, chuối, mướp. Hai hồ nước tận dụng sau khi qua xử lý đưa vào thả cá...Hiện tượng bốc mùi trong quá trình sản xuất cũng đã giảm bớt nhờ vào công nghệ xử lý bằng các dung dịch hóa chất. Tất cả mọi hoạt động từ sản xuất đến giao dịch được vận hành khẩn trương, nghiêm túc theo một nội quy chặt chẽ và chuyên nghiệp. Điều đặc biệt quan trọng là mặc dù trong năm qua, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng Công ty CP gỗ MDF-Geruco Quảng Trị luôn duy trì được tình hình sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay Công ty đã ký kết được một số hợp đồng xuất bán trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài. Năm 2010, lần đầu tiên Công ty xuất khẩu trực tiếp một lô hàng hơn 200 m3 gỗ trị giá 45.500 USD sang thị trường Ấn Độ, mở ra cơ hội xuất khẩu trực tiếp sản phẩm gỗ MDF của Công ty ra thị trường nước ngoài. Hiện nay Công ty đã ký kết 1 hợp đồng xuất khẩu gỗ ván MDF loại E1 (thân thiện với môi trường) với sản lượng 2.500 khối/tháng sang thị trường Australia và một số nước ở khu vực Trung Đông 100 m3/tháng/1 hợp đồng. Với khả năng tìm kiếm đối tác tiêu thụ trực tiếp ra nước ngoài không chỉ giúp Công ty chủ động được đầu ra cho sản phẩm làm cơ sở để nâng công suất nhà máy mà còn tăng nguồn lợi nhuận nhờ vào giá thành sản phẩm xuất khẩu trực tiếp. Nhờ vậy doanh thu năm 2009 đạt 215 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 105%, nộp ngân sách tăng gấp đôi so với kế hoạch, lương công nhân bình quân khoảng 2.500.000 đồng/người/tháng. Tổng Giám đốc Công ty CP gỗ MDF-Geruco Quảng Trị Cao Thanh Nam cho biết thêm: ‘’Với đà sản xuất thuận lợi này, năm 2010 Công ty phấn đấu nâng dây chuyền sản xuất đạt công suất 60.000 m3/năm, thực hiện dự án dây chuyền sản xuất gỗ ván ghép thanh công suất 5.000 m3/năm. Đồng thời dành một khoản kinh phí đáng kể để tiếp tục đầu công nghệ sản xuất sạch để đảm bảo môi trường.’’ Bài, ảnh: HỒ NGUYÊN KHA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ
22:25 08/10/2023

Trong tiến trình phát triển, tỉnh Quảng Trị đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của miền Trung. ...

Mua bán nước biển ở... vùng biển

Mua bán nước biển ở... vùng biển
2 giờ trước

QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối Thứ 5

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Chị Minh “Hai giỏi”

Chị Minh “Hai giỏi”
05:28 14/07/2010

(QT) - Trong số những gương mặt tiêu biểu của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị, chúng tôi đặc biệt mến phục chị Lê Thị...

Thời tiết

27°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 24°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long