{title}
{publish}
{head}
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời là mốc son của báo chí cách mạng Việt Nam; Trường được tu bổ, tôn tạo là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhằm tôn vinh di sản báo chí to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà báo cách mạng tiền bối đã để lại cho các thế hệ nhà báo hôm nay và mai sau”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành, bàn giao di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. |
Ngày 9/8, Hội Nhà báo Việt Nam và Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức lễ khánh thành, bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ở xã Tân Thái, huyện Đại Từ (Thái Nguyên).
Dự Lễ, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Cùng dự, có đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, các nhà báo lão thành, đại diện nhiều ban, bộ, ngành, tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố, huyện Đại Từ và đông đảo người làm báo trong cả nước.
Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng ngày kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 79 năm Ngày Giải phóng tỉnh Thái Nguyên (20/8/1945- 20/8/2024), 75 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (1949-2024) và là sự kiện khởi đầu hướng tới 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ. |
Mốc son của báo chí cách mạng
Năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền báo chí để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn chuẩn bị tổng phản công và tổng phản công thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo, sáng lập, đặt tên, chỉ thị Tổng bộ Việt Minh và Đoàn Báo chí Kháng chiến thực hiện thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Ngày 4/4/1949, giữa núi rừng Việt Bắc, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời và khai giảng khóa học đầu tiên, học viên là hơn 40 cán bộ chính trị, quân sự, báo chí của cả nước gửi về; Ban Giám đốc Trường được thành lập gồm 5 người: ông Đỗ Đức Dục, Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh làm Giám đốc; ông Xuân Thủy làm Phó Giám đốc.
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định ý nghĩa của việc tôn tạo, tu bổ di tích. |
Hơn 30 giảng viên tham gia giảng dạy đều là những đồng chí lãnh đạo giàu kinh nghiệm chính trị và phong phú lý luận, thực tiễn và là những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ, trí thức cách mạng có tên tuổi như các đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu...
Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp giảng dạy tại Trường, để lại bút tích trong Sổ ghi cảm tưởng của khóa học: “Khóa thứ nhất Trường Huỳnh Thúc Kháng này là một thí nghiệm hay. Tôi tin rằng sau khi rút tỉa kinh nghiệm của khóa này, Tổng bộ Việt Minh sẽ thành công hơn trong việc đào tạo cán bộ chiến đấu với quân thù bằng ngòi bút và hướng dẫn dư luận quốc dân”.
Do hoàn cảnh kháng chiến, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chỉ tổ chức được một khóa học ngắn hạn trong vòng 3 tháng, từ ngày 4/4/1949 đến ngày 6/7/1949, nhưng đã giúp các học viên lĩnh hội một chương trình đồ sộ gồm cả lý thuyết, chuyên môn và thực hành. Các học viên sau khi tốt nghiệp, nhiều người đã trở thành các cây bút trụ cột của nhiều cơ quan báo chí hoặc trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ nước nhà. Năm 2019, Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia.
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tặng quà lưu niệm Hội Nhà báo Việt Nam. |
Phát biểu ý kiến tại Lễ khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời là mốc son của báo chí cách mạng Việt Nam.
Trường được tu bổ, tôn tạo là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhằm tôn vinh di sản báo chí to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà báo cách mạng tiền bối đã để lại cho các thế hệ nhà báo hôm nay và mai sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam, Người đích thân chọn đặt trên Trường, đặc biệt quan tâm khóa học, hai lần dành thời gian viết thư động viên tinh thần dạy và học của thầy, trò nhà trường lúc đó. Người căn dặn: “Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả để chiến thắng!””.
Đồng chí Lê Quốc Minh khẳng định, tôn vinh và khắc ghi công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một thế hệ nhà báo kháng chiến tiên phong trên mặt trận báo chí đã từng dành cả đời mình vì mục tiêu “Tất cả để chiến thắng”, góp sức làm nên truyền thống vẻ vang và sức sống của báo chí cách mạng nước ta; đồng thời với mong muốn tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị, tầm vóc lịch sử của Di tích, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo Bảo tàng Báo chí Việt Nam triển khai công trình tu bổ, tôn tạo Di tích Địa điểm thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng từ nguồn vốn xã hội hóa và tu bổ, tôn tạo trong vòng gần 7 tháng thì hoàn thành nhằm kỷ niệm 75 năm thành lập Trường và hướng đến 100 năm ngày Báo Chí cách mạng Việt Nam.
Phát huy giá trị di tích
Để công trình phát huy hiệu quả tốt nhất, đồng chí Lê Quốc Minh đề nghị, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch, đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, gắn kết với các địa danh lịch sử, văn hóa Chiến khu Việt Bắc năm xưa, hình thành tuyến du lịch về nguồn ý nghĩa, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, đồng thời trải nghiệm văn hóa địa phương và khám phá vẻ đẹp của “Thủ đô gió ngàn” trong khách chiến ở thời hiện tại.
Các đồng chí lãnh đạo tham quan hiện vật trưng bày tại di tích. |
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đến các hội nhà báo địa phương, các liên chi hội và chi hội nhà báo trong toàn quốc với mong muốn giới báo chí thấy rõ tầm quan trọng của di tích này, coi đây là một địa chỉ đỏ để các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ hướng về nguồn tìm hiểu lịch sử báo chí hào hùng, nghe kể chuyện về lớp lớp đàn anh đi trước và xây đắp cho tương lai của báo chí nước nhà.
Công trình Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được tu bổ, tôn tạo trên diện tích 859m2, bao gồm các hạng mục: Nhà trưng bày - Bảo tàng thu nhỏ về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, hình thức căn nhà cấp 4 rộng 80m2 xây trên đồi cao, phỏng dựng theo tài liệu ghi chép và một số hình ảnh tư liệu để lại, xưa là nhà tre nứa, nay là nhà khung gỗ, mái lá nhân tạo chống cháy.
Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Báo chí Việt Nam. |
Nhà sàn - Bảo tàng thu nhỏ trưng bày về Báo chí Chiến khu Việt Bắc 1946-1954, rộng 80m2 phỏng dựng từ ngôi nhà sàn của Tổng bộ Việt Minh, nơi chỉ đạo trực tiếp các hoạt động báo chí kháng chiến và cũng là nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam năm 1950; Phù điêu chân dung 48 thành viên Ban Giám hiệu, giảng viên và học viên của Trường cao gần 3m, rộng gần 8m; Hội trường trong lòng đồi phục vụ hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác, có sức chứa hơn 150 người và “quảng trường mini” phục vụ tổ chức sự kiện, rộng 200m2.
Từ sự nghiệp của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đến nay cả nước đã có hơn 10 cơ sở đào tạo cán bộ báo chí cho cả 4 loại hình: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử với trình độ từ cử nhân đến tiến sĩ. Năm 1949, cả nước có khoảng mười tờ báo với khoảng 300 người làm báo thì đến hết năm 2023, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình và hơn 40 nghìn người làm báo.
Giảng viên và học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. |
Phát biểu ý kiến tại buổi Lễ, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội ca ngợi công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam, ôn lại sự nghiệp của Trường dạy viết báo Huỳnh Thúc Kháng đã góp phần hình thành phẩm chất, bản lĩnh, năng lực cho nhiều nhà báo tên tuổi, đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng chiến, thống nhất đất nước, trở thành những viên gạch quý bồi đắp nền tảng vững chắc của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Hội Nhà báo Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Công trình được khánh thành thể hiện sâu sắc ý thức trách nhiệm, lòng tự hào, sự tri ân công lao của các thế hệ tiền bối đã tận hiến vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì khát vọng độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đồng thời tôn vinh truyền thống vẻ vang, sứ mệnh cao cả và những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.
Đây cũng là dịp ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, những trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam, để nhận thức sâu sắc hơn, đóng góp trách nhiệm hơn trong thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của báo chí, truyền thông đáp ứng kịp thời yêu cầu của giai đoạn mới với nhiều khó khăn, thách thức mới.
Khẳng định tầm quan trọng của Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đồng chí Nguyễn Thị Thanh đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên sau khi nhận bàn giao cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Hội Nhà báo Việt Nam triển khai những hoạt động hữu ích, khai thác, sử dụng thật hiệu quả công năng của những hạng mục đã được tu bổ, tôn tạo để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị bền vững của di tích có tầm vóc và ý nghĩa thiêng liêng, là nơi kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai của nền báo chí cách mạng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan, du lịch “về nguồn” của nhân dân.
Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam; Hội Nhà báo Việt Nam tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp đối với việc trùng tu, tôn tạo, tuyên truyền Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Theo Báo Nhân Dân
VOV.VN - ĐT futsal nữ Việt Nam thất bại trước ĐT futsal nữ Thái Lan trước thềm trận chung kết giải Futsal Đông Nam Á 2024.
VOV.VN - Kết quả vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á được quan tâm khi ĐT Indonesia gây bất ngờ trong loạt trận vừa qua.
Sáng nay (9-8), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia...
(NLĐ) - Môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 đã xác định được hai đội góp mặt ở chung kết là Tây Ban Nha và chủ nhà Pháp.
(VTC News) - Dù đã thi đấu hết khả năng nhưng Nguyễn Thị Hương không mang đến khác biệt nào ở bộ môn canoeing Olympic Paris 2024.
BẮC GIANG - Sáng 8/8, tại Báo Bắc Giang, Ban tổ chức Giải chạy Báo Bắc Giang mở rộng lần thứ 41 năm 2024 - "Đất thiêng hội tụ" tổ chức lễ công bố mở Bib (đăng ký số chạy), tiếp...
QTO - Chương trình “Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt” diễn ra từ 20 giờ 10 phút, ngày 11/8/2024 (Chủ Nhật) tại 2 điểm cầu: Khu Di tích quốc gia...
QTO - Tôi mới về quê ngoại trưa nay. Tháng Năm, mới chỉ hơn mười giờ đã thấy nắng chang chang bỏng rát. Lại thêm ngọn gió Lào hầm hập nên cái nắng nóng...
(Vietnamnet) - Dù còn 1 VĐV nữa chưa tranh tài nhưng đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) gần như chắc chắn “trắng tay” ở Olympic Paris 2024, và kết quả này không nằm ngoài dự đoán.
VOV.VN - Niềm hy vọng cuối cùng về tấm huy chương của đoàn thể thao Việt Nam khép lại khi Trịnh Văn Vinh thất bại trong cả ba lượt cử giật.
QTO - Chiều nay 7/8, đội bóng U9 Quảng Trị tổ chức lễ xuất quân tham gia Giải bóng đá U9 toàn quốc Toyota Cup 2024.
Chào mừng ngày kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Chương trình khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di...