
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Theo Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định, từ ngày 1/6/2017, hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) và một số dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới với mức tăng giá khoảng 20-30%. Mức giá mới quy định tại thông tư này bao gồm chi phí trực tiếp (như thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế, chi phí điện nước, duy tu bảo dưỡng thiết bị…) và chi phí tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế, tương đương với mức giá mà Quỹ BHYT đang chi trả cho nhóm người bệnh có thẻ BHYT theo các hạng bệnh viện hiện nay. Với mức tăng giá khá mạnh này, người bệnh không có thẻ BHYT phải điều trị nội trú dài ngày và sử dụng các gói dịch vụ kỹ thuật cao sẽ bị tác động lớn, có nguy cơ trở nên “nghèo hóa”.
![]() |
Dịch vụ y tế kỹ thuật cao sẽ tăng giá mạnh từ ngày 1/6/2017 |
Tính đến 30/4/2017, toàn tỉnh Quảng Trị có 548.896/626.563 người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, chiếm 87,6% dân số; còn 12,4% dân số, chủ yếu là hộ cận nghèo, lao động tự do chưa tham gia BHYT. Nhóm đối tượng chưa tham gia BHYT sẽ bị tác động khá mạnh bởi việc tăng giá viện phí theo Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, có hiệu lực từ 1/6/2017.
Cụ thể, tiền khám bệnh tối đa đối với nhóm người bệnh chưa có thẻ BHYT ở Bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ tăng từ 14.000 đồng/lượt theo giá cũ tại Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh lên 39.000 đồng/lượt theo Thông tư 02/2017/TT-BYT, tăng 278%; ở Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải và Vĩnh Linh tăng từ 11.000 - 35.000 đồng/ lượt, tăng 318%; các bệnh viện còn lại tăng từ 7.000 - 31.000 đồng/lượt, tăng 442%; trạm y tế xã tăng từ 4.000 đồng - 29.000 đồng/lượt, tăng 725%. Giá dịch vụ ngày/giường hồi sức tích cực ở Bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ tăng từ 241.000 - 632.200 đồng/người, tăng 262%; nội khoa tăng từ 62.000 - 199.100 đồng/người, tăng 321%; ngoại khoa tăng từ 90.000 - 250.299 đồng/người, tăng 278%.
Các bệnh viện còn lại giá dịch vụ ngày/giường nội khoa tăng từ 28.000 - 149.800 đồng/người, tăng 525%; ngoại khoa tăng từ 48.000 - 189.800 đồng/ người, tăng 376%. Tiền một số dịch vụ y tế (chưa bao gồm tiền giường, thuốc điều trị) cũng tăng mạnh, như: Đẻ thường tăng từ 430.000 - 675.000 đồng, tăng 157%; mổ đẻ lần 1 tăng từ 1.267.000 đồng - 2.223.000 đồng, tăng 175%; mổ đẻ lần 2 tăng từ 1.309.000 - 2.773.000 đồng, tăng 212%; mổ cắt ruột thừa viêm tăng từ 1.576.000 - 2.460.000 đồng, tăng 156%....
Như vậy, chỉ tính riêng giá dịch vụ ngày/giường, với bệnh nhân không có thẻ BHYT điều trị nội trú dài ngày phải trả chi phí rất cao, tăng từ 278% - 535% so với giá cũ quy định tại Quyết định 18/2012/ QĐ-UBND của UBND tỉnh, đắt hơn cả tiền nghỉ ở khách sạn. Đó là chưa kể tiền khám và tiền một số dịch vụ khác, trong đó có những dịch vụ y tế một lần chỉ định số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỉ đồng.
Ông Phan Nhật Thành, Trưởng Phòng Giám định BHYT, Bảo hiểm xã hội tỉnh cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trường hợp mỗi năm Quỹ BHYT phải chi trả tiền KCB cho người bệnh tham gia BHYT với tổng số tiền trên 1 tỉ đồng, như trường hợp bị bệnh ung thư của bác sĩ Lê Văn Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế. Rất nhiều trường hợp chỉ một lần điều trị số tiền viện phí phải chi trả lên đến hàng trăm triệu đồng, điển hình như: Chị Lê Thị Thanh Nhàn (sinh năm 1972), ở thị trấn Hải Lăng, bị bệnh tim hẹp van 2 lá, điều trị từ ngày 1- 29/3/2016 với tổng chi phí lên đến hơn 457 triệu đồng, trong đó Quỹ BHYT chi trả hơn 366 triệu đồng; ông Lê Văn Đằng (sinh năm 1953), ở thị trấn Gio Linh, bị suy thận, điều trị từ 28/10/2015 - 7/3/2016 với số tiền 497 triệu đồng, do Quỹ BHYT chi trả 100%...
Theo giá viện phí mới, một số dịch vụ y tế tăng giá hơn cả chục lần so với mức giá cũ như: cắt u lành phần mềm đường kính dưới 10cm giá cũ 120.000 đồng tăng lên 1.642.000 đồng, tăng 13,6 lần. Mặc dù lộ trình tăng viện phí đối với người tham gia BHYT và chưa tham gia BHYT đã có trước đó, nhưng thực tế sau hơn một năm triển khai thực hiện tăng viện phí đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT theo Thông tư 37/2015/ TTLT-BYT-BTC áp dụng từ 1/3/2016, thì có một số người dân không mua BHYT vì cho rằng giá viện phí mới quá cao, đi KCB không có thẻ BHYT với giá viện phí cũ rẻ hơn.
Chị Nguyễn Huyền Tr. ở huyện Hải Lăng cho hay: “Bây giờ, cơ chế viện phí nuôi sống bệnh viện, nên khi nhập viện tuyến dưới mà mình cần chuyển lên tuyến trên rất khó, người ta không cho đi. Mà mình KCB vượt tuyến BHYT chỉ chi trả 40%. Thử làm một phép tính như mổ đẻ lần 2 giá viện phí cũ 1.309.000 đồng, trong khi đó giá mới 2.773.000 đồng nhân với 60% phần người bệnh phải chi trả nếu mổ đẻ vượt tuyến là 1.663.800 đồng, như vậy mổ đẻ không có thẻ BHYT với giá cũ rẻ hơn nhiều, không phải lo thủ tục chuyển viện rườm rà. Đó là chưa kể tiền giường, tiền thuốc và một số dịch vụ y tế theo giá viện phí mới đều tăng rất cao, thậm chí tăng đến hơn chục lần”. Với cách tính toán như chị Nguyễn Huyền Tr. nên nhiều người thời gian qua không mua thẻ BHYT; một số người dân chỉ mua thẻ BHYT khi có nguy cơ bệnh tật cao. Đây là suy nghĩ sai lầm, rất thiển cận.
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13, việc thực hiện mua thẻ BHYT và tham gia liên tục đủ từ 5 năm trở lên sẽ đem lại nhiều quyền lợi, người có thẻ BHYT sẽ được thanh toán 100% chi phí KCB nếu số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương tối thiểu. Như vậy, người dân mua thẻ BHYT liên tục từ 5 năm trở lên sẽ rất yên tâm khi đi KCB nếu không may gặp bệnh tật hiểm nghèo, những bệnh như ung thư, suy thận, tiểu đường phải điều trị nhiều ngày, nhiều lần trong năm hay những dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí y tế lớn…
Cụ thể, người dân mua thẻ BHYT liên tục đủ từ 5 năm trở lên chỉ phải cùng chi trả bằng 6 tháng lương tối thiểu, tương đương là 7.260.000 đồng, số tiền đồng chi trả còn lại do Quỹ BHYT chi trả, cho dù viện phí lên đến hàng trăm triệu đồng hay hàng tỉ đồng. Chỉ cần gián đoạn thời gian mua thẻ BHYT liên tục từ 5 năm trở lên thì Quỹ BHYT sẽ không chấp nhận chi trả ưu đãi này. Mặt khác, vì bất cứ lý do nào đó mà để gián đoạn thời gian mua thẻ BHYT thì khi mua lại thẻ mới phải mất một tháng sau thẻ mới có giá trị sử dụng.
Với giá viện phí mới tăng khá mạnh áp dụng cho nhóm đối tượng chưa tham gia BHYT từ ngày 1/6/2017 theo Thông tư 02/2017/TT-BYT, thì 12,4% dân số Quảng Trị chưa có thẻ BHYT sẽ chịu tác động rất lớn. Nếu không may mắc phải bệnh tật hiểm nghèo phải điều trị dài ngày hay chỉ cần một lần chỉ định dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí y tế lớn là người bệnh không tham gia BHYT có nguy cơ “nghèo hóa”, thậm chí rơi vào tình cảnh khánh kiệt phải bán hết tài sản, của cải, nhà cửa, ruộng vườn… mà vẫn không kham nổi chi phí KCB, bỏ mặc người bệnh và nợ nần bủa vây.
Thanh Hải
Theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022, từ ngày 1/7/2023, lương cơ sở sẽ tăng từ ...
Giám định chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh nhằm quản lý quỹ BHYT hiệu quả, bền ...
Thời gian qua, công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên (BHYT HSSV) nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị. BHXH tỉnh đã tích cực tham mưu ...
Trong lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, nhóm đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV) được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối ...
Từ 1/7/2024, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) tăng theo mức lương cơ sở mới. Để đảm bảo duy trì và phát triển đối tượng HSSV tham gia ...
Với tinh thần, trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách quy trình, nghiệp vụ, ...
Từ tháng 8/2022, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu triển khai khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. ...
Sau 15 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), chính sách BHYT đã đạt được nhiều thành công, nhất là về tỉ lệ bao phủ... Tuy nhiên, quá trình thực ...
QTO - Nghĩa tình tháng 7 là hành trình tri ân của Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Quảng Trị để nhân lên tình cảm, sự ghi nhớ công lao của các gia đình chính...
QTO - Để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sau khi công an cấp huyện không còn,...
(QT) - Ứng dụng bức xạ, hạt nhân (BX, HN) mang lại nhiều hiệu ích trong quá trình phát triển KT-XH của một địa phương. Ứng dụng này ngày càng rộng rãi và có vị trí quan trọng...
(QT) - Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Triển khai Luật Trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” được diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6. Qua đó, cấp ủy đảng,...
(QT) - Xác định công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BV, CS&GDTE) vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương, những...
(QT) - Vĩnh Giang là một trong những địa danh lịch sử nằm bên bờ Bắc sông Bến Hải, đã từng trải qua sự hủy diệt tàn khốc của bom đạn giặc Mỹ, có Bến đò B được xếp hạng di tích...
(QT) - Để tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu học tập, hướng nghiệp của nhân dân, phát huy năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên; hướng hoạt động đào tạo giáo...
(QT) - Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Vĩnh Linh đã có nhiều bước đổi mới cả về hình thức, nội dung, thu hút đông đảo lực lượng công nhân viên chức, lao động...