Cập nhật: Thứ 4, 03/08/2016 | 03:00 GMT+7

Báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ Lỵ sở Dinh chúa Nguyễn

(QT) - Chiều qua 2/8/2016, Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Triệu Phong phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và danh thắng tỉnh (Bảo tàng tỉnh) Quảng Trị tổ chức cuộc họp báo cáo kết quả cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ Lỵ sở Dinh chúa Nguyễn (1558-1626) tại thôn Trà Liên, xã Triệu Giang (Triệu Phong).

Các di vật đoàn khảo cổ tìm thấy tại cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ Lỵ sở Dinh chúa Nguyễn (1558-1626) tại thôn Trà Liên, xã Triệu Giang (Triệu Phong)

Cuộc thăm dò, khai quật lần này là một nội dung quan trọng nằm trong đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh về những luận chứng khoa học lịch sử, qua đó nhằm xác định 3 vị trí lịch sử phục vụ công tác quy hoạch, đầu tư, tôn tạo các di tích liên quan đến chúa Nguyễn trên địa bàn huyện Triệu Phong. Khu vực thực hiện khai quật tại thôn Trà Liên, xã Triệu Giang, Triệu Phong. Thời gian thực hiện khai quật được tiến hành từ ngày 20/7-2/8/2016 trên diện tích 113,63 m 2 . 3 khu vực khai quật được xác định là Trà Bát 1, Trà Bát 2 và Trà Bát 3. Trong đó, Trà Bát 1 được thực hiện tại 3 hố H1, H2 và H3, mục tiêu chủ yếu là để thăm dò dấu tích La thành chúa Nguyễn. Tại Trà Bát 2 được thực hiện tại 1 hố nhằm thăm dò di tích Dinh Cát trên diện tích 18m 2 . Thăm dò, khai quật tại Trà Bát 3 nhằm thăm dò kiến trúc Phủ Thờ của chúa Nguyễn. Trong quá trình thực hiện khai quật, thăm dò khảo cổ Lỵ sở Dinh chúa Nguyễn, đoàn khảo cổ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ và nhân dân thôn Trà Liên, sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học trong nước . Kết quả, sau 14 ngày thăm dò, khai quật, đoàn đã tìm thấy các di vật chủ yếu như gạch, ngói, đồ đất nung, gốm sành, gốm men và sứ, có nhiều đồ cổ sang trọng được dùng trong tầng lớp quý tộc, niên đại khá rộng từ thế kỷ XV-XIX. Cuộc thăm dò và khai quật lần này nhằm tìm ra những chứng cứ về Lỵ sở của chúa Nguyễn thời kỳ 1570-1626 đã đưa ra minh chứng về một khu vực có sự góp mặt của nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc La thành. Tại các hố khai quật ở Trà Bát 1, các vệt thành Đông, Tây và Nam đã lộ diện, đồng thời những phát hiện khảo cổ cũng đưa đến những kiến thức về kỹ thuật xây dựng thành thời kỳ này. Qua đó, có thể hình dung về một sở lỵ khá hoành tráng, có La thành bao quanh, trong đó nhiều công trình kiến trúc bằng gạch, ngói đã được dựng lên. Những chứng cứ khảo cổ học ở khu vực Trà Bát 2 và Trà Bát 3 cũng đưa đến những kết luận quan trọng là tại những nơi đó không thể có những công trình kiến trúc nào thời kỳ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Từ đó khẳng định khu vực Trà Bát 1 chính là nơi có khả năng là Lỵ sở của chúa Nguyễn những năm đầu thế kỷ XVII. Kết quả khai quật ở Cồn Dinh hay Phủ Thờ (Trà Bát 2, Trà Bát 3 ) còn cho thấy một khung cảnh sầm uất, nơi tụ cư đông đúc với những phiên chợ với đầy đủ các mặt hàng, nhất là gốm sứ. Điều này càng làm tăng thêm tầm quan trọng của huyện Triệu Phong xưa trong lịch sử. Rất có thể đây là khu vực trung tâm của tỉnh Quảng Trị trong thế kỷ XVII I. Trên cơ sở kết quả cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ Lỵ sở Dinh chúa Nguyễn (1558-1626), việc xây dựng một bộ hồ sơ khoa học cho các di tích này là rất quan trọng. Đồng thời, công tác tuyên truyền trong nhân dân về tầm quan trọng của di tích để cùng có biện pháp bảo vệ, cũng như việc quy hoạch, bảo vệ, tôn tạo di tích là rất cần thiết. Tin, ảnh: LỆ NHƯ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025
22:05 10/01/2025

Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng ngày ...

Thời tiết

27°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 24°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long