Cập nhật: Thứ 3, 18/02/2014 | 08:38 GMT+7

Bám bản đánh “giặc dốt”

(QT) - “Nhiệm vụ của bố là đánh “giặc đói”. Còn nhiệm vụ thầy cô giáo là đánh “giặc dốt”. Phải quyết tâm đánh đuổi cho hết “giặc dốt” thì mới hết đói nghèo được. Hết cô thầy này thì đến cô thầy khác, phải đánh cho bằng được “giặc dốt”, già làng Vỗ Xuân cầm tay các thầy cô giáo tại điểm trường Ba Ngày, thuộc Trường Tiểu học xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị), ân cần dặn dò. Thôn Ba Ngày và A Đu 2 là hai thôn xa ngái, cách trở nhất của xã Tà Long, huyện Đakrông. Ngày trước, muốn vào hai thôn này chỉ có một lối mòn duy nhất, đó là vượt dốc A Đu và men theo suối Ba Ngày. Cách đây hơn 5 năm, đường quốc phòng mới được mở qua thôn Ba Ngày. Tuy nhiên, con đường này cũng chỉ giao thông thuận lợi vào mùa nắng ráo. Mùa mưa kéo dài, đường lầy lội không ai muốn đi, chỉ số ít những người ngoài chở hàng vào bán buôn mới chẳng đặng đừng mà phải trải qua cung đường trần ai này. Phần đông người dân Ba Ngày vẫn lựa chọn lội suối, băng rừng, vừa nhanh, vừa khỏe hơn rất nhiều so với đi xe máy qua đoạn đường lầy lội. Còn thôn A Đu 2 vẫn vậy, sống giữa sự bao bọc của rừng xanh bao đời nay.

Các thầy cô đến lớp với một tấm lòng quyết tâm và đầy thương mến với học sinh

Cô Nguyễn Thị Nguyệt Minh và Nguyễn Thị Kim Tuyền học chung một lớp sư phạm ở Đà Nẵng. Đôi bạn này về công tác một nơi và cùng được phân công đến bản xa nhất ngay năm dạy học thứ hai. Cô Nguyệt Minh tâm sự: “Những ngày học tập ở chốn thị thành, không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ dạy ở chốn rừng thiêng nước độc. Khi được phân công thì phải dốc sức hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ngại khó ngại khổ”. Cô Nguyễn Thị Hai có thâm niên 6 năm dạy học ở bản xa bản gần. “Lương giáo viên vùng sâu chỉ đủ... mua dép. Cứ hai tuần một đôi, lội suối leo đồi nhiều quá mà”, cô Hai cười. Hay cô Nguyễn Thị Tâm dạy mầm non ở Tà Long từ năm 2006, năm học này được phân công vào Ba Ngày. Thâm niên nhất phải kể đến thầy Hồ Văn Đàm. Thầy Đàm đã 6 năm dạy học ở Ba Ngày, từ ngày đường quốc phòng chưa được mở. Vừa tròn 45 mùa rẫy, thầy Đàm tâm sự vẫn còn muốn gắn bó với Ba Ngày. “Đây là điểm trường khó khăn nhất, dạy học lâu ở đây nên gắn bó, thương học trò, quý phụ huynh, thầy tình nguyện ở lại đây. Có lẽ, chỉ đến khi đôi chân thấy mỏi khi trèo đồi, cái lưng biết nhức khi vượt suối, thầy mới có ý định xin về nơi thuận lợi hơn”, thầy Đàm tâm sự. Con chữ nảy mầm ở Ba Ngày từ năm 1997. Từ đó đến nay, 17 năm có lẻ các lớp thầy cô bám bản gieo con chữ, quyết tâm đánh “giặc dốt” ở bản nghèo. Người sau tiếp bước người trước, bước chân thoăn thoắt trên đồi cao, men theo đá suối. Sự trân quý con chữ của phụ huynh hiển hiện qua những lời hỏi thăm, những động viên hàng ngày dành cho các thầy cô. Ngày các thầy cô chia tay lớp học về ăn tết, Pỉ Ham dành một buổi sáng giã cối để có được những hạt nếp ấm tình tặng các thầy cô. Pả Xuân thì làm một con ngan chia tay thầy cô, còn nhân dân A Đu 2 thì người góp nếp, người chung gà, người ít rau... để làm bữa tiệc nhỏ, tạm gọi là tất niên chia tay 3 thầy cô ở đây về quê đón tết. Có cùng ăn, cùng ở, cùng sống ở đây mới thấy hết được tình cảm mộc mạc và ấm áp mà người dân dành cho thầy cô. Quý cái tận tụy và nhiệt tâm của các thầy cô, học trò ở bản không phụ lòng mà rất hiếu học. Điểm trường Ba Ngày có 40 học sinh tiểu học, 18 học sinh mầm non. Ngày họp phụ huynh tổng kết học kỳ 1, buổi họp dù ít phụ huynh nhưng luôn sôi nổi vì những “chất vấn”, quan tâm của phụ huynh đến việc học hành của con em. Điểm trường có 5 học sinh giỏi, 16 học sinh khá. Tương tự, điểm trường A Đu 2 có 24 học sinh, trong đó có 3 học sinh giỏi. Cái quyết tâm theo đuổi con chữ cũng thể hiện qua con số 100% học sinh tiểu học ở Ba Ngày, A Đu 2 lên học THCS, theo thông tin từ thầy Đặng Quang Vinh, Hiệu phó Trường Tiểu học Tà Long. Nhà Pỉ Lập có 7 người con thì con trai đầu đang học lớp 12 ở thị trấn Krông Klang, 2 con gái học lớp 9 ở trung tâm xã, 2 cháu học tiểu học ở thôn và 3 cháu còn nhỏ. Nhà Pả Xuân có 2 con học THCS, 1 đang học tiểu học. Hay già làng Vỗ Xuân có 20 người cháu thì 2/3 đều theo học đầy đủ, số còn lại đang nhỏ. Và rất nhiều những gia đình đầu tư cho con ăn học đầy đủ ở bản Ba Ngày . Ý thức được việc học, quý tấm lòng của thầy cô mà phụ huynh ở đây rất quan tâm đến việc học của con em. Pỉ Lập hàng tháng gửi 1 triệu đồng từ tiền thương binh của bà nội cho con trai học ở thị trấn. Pả Xuân mỗi lần con trai ở xã về đều cho nhiều tiền. Khi trở ra lại trường, đích thân Pả Xuân gùi gạo theo con trai trở lại trường cho yên tâm. Quý con chữ, yêu phép toán nhưng cái nghèo lại níu giữ việc học hành của học sinh Ba Ngày, A Đu 2. Pỉ Lập rất băn khoăn không biết sức có đủ để nuôi đứa con đầu tiếp tục học sau khi tốt nghiệp 12 hay không. Chị nói: “Mình không biết chữ thì chỉ biết năm nay lúa tốt hay xấu, đói hay no. Còn biết chữ thì tốt hơn chứ, quanh năm có cái ăn”. Biết là vậy, nhưng một năm nhà chỉ ăn đủ 7 tháng, con cái học hành như vậy là một sự nỗ lực tuyệt vời của Pỉ Lập. Tương tự, nhà Hồ Văn Lý có 5 mặt con. Cả nhà có 1 ha rẫy, năm nào được mùa thu về 40-50 gùi cũng chỉ ăn được 7, 8 tháng. “Tầm 70-80 gùi mới đủ ăn quanh năm”, Lý bộc bạch. Cái ăn chưa đủ, đường sá không thuận lợi, kinh tế mang nặng tự cung tự cấp khiến sự đầu tư cho con em ăn học bị hạn chế. Thanh niên ở bản, học cao nhất là lớp 12 rồi về với nương rẫy, cưới vợ sinh con. Cái nghĩ của người dân chỉ mới vươn ra đến thị trấn. Còn cho con em học xa hơn, về thành phố Đông Hà, hay đi các tỉnh thành khác, người dân ở đây chưa nghĩ đến được. Để có những bước tiến xa trong việc học như vậy, đầu tiên phải kể đến sự nhiệt tâm của các thế hệ thầy cô giáo cắm bản. Nhưng để sự học vươn xa hơn nữa, rất cần sự quyết tâm của phụ huynh và ý chí của các em, để tương lai không chỉ là ăn đủ no mà là góp phần hoàn thành sự nghiệp diệt “giặc dốt” như ước nguyện của Vỗ Xuân. Bài, ảnh: HOÀNG TÁO



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Gieo chữ nơi gió núi, mây ngàn
22:10 04/12/2024

Từ Quảng Trị, thầy Hồ Văn Hải (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Ba Tầng, huyện Hướng Hóa vinh dự ra Thủ đô Hà ...

Vượt khó dạy chữ ở Ba Lòng
22:56 18/11/2022

Mấy mươi năm qua, thầy cô giáo Trường Tiểu học &THCS Ba Lòng, xã Ba Lòng, huyện Đakrông đã không quản gian khổ, cách trở, bền bỉ dạy chữ, dạy người cho ...

Cắm bản trọn tuổi thanh xuân
22:00 15/12/2023

Hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo cũng là ngần ấy thời gian thầy Phan Trí (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở ...

Gian nan gieo chữ ở thôn Cát, Trỉa
22:45 24/11/2023

Cát và Trỉa là 2 thôn có vị trí địa lý xa xôi, cách trở của xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây chỉ mới có điện vào năm 2016, có sóng điện thoại vào năm ...

Những giáo viên tâm huyết với cộng đồng
22:50 20/11/2023

Cùng với nhiệm vụ “gieo chữ, trồng người”, nhiều giáo viên còn nhiệt huyết cống hiến vì cộng đồng và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng những phần ...

Gieo những con chữ yêu thương
22:45 18/08/2023

Từng hai lần định rời bục giảng nhưng bảng đen, phấn trắng như một cái duyên, giúp cô Nguyễn Thị Thuyết, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở ...

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa
06:43 03/11/2024

Vẫn còn lưu trong ký ức chưa xa của cô giáo Hồ Thị Táo là hình ảnh trẻ mầm non đồng bào dân tộc Pa Kô trên tay cầm chiếc cặp lồng đựng mì tôm pha sẵn ở nhà ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Thử nghiệm đề án đổi mới giáo dục từ năm 2014

Thử nghiệm đề án đổi mới giáo dục từ năm 2014
23:37 17/02/2014

(TNO) - Theo bản dự thảo mới nhất về Đề án đổi mới giáo dục phổ thông, việc triển khai đề án dự kiến được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tiến hành thử nghiệm từ năm học 2014...

Không được ép buộc học sinh học thêm

Không được ép buộc học sinh học thêm
23:37 17/02/2014

(TNO) - Bà Trần Thị Thái, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký quyết định về quy định dạy thêm, học thêm. Quy định nêu rõ không được cắt giảm nội dung trong chương trình giáo...

Cây bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ
23:36 17/02/2014

(TNO) - Loại cây này từ lâu thường được người dân vùng nông thôn dùng trị một số bệnh ở phụ nữ.

Phổi nhân tạo

Phổi nhân tạo
23:36 17/02/2014

(TNO) - Lần đầu tiên, các chuyên gia Mỹ đã tạo được phổi người trong điều kiện phòng thí nghiệm, mở ra hy vọng mới cho các bệnh nhân cần ghép phổi.

Thời tiết

25°C - 31°C
Có mây, có mưa rào
  • 24°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 24°C - 33°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long