{title}
{publish}
{head}
Đầu năm 1954, Đoàn văn công Tổng cục Chính trị đã cử nhạc sĩ Đỗ Nhuận cùng các nhạc sĩ Trần Ngọc Xương, Nguyễn Tiếu trong một tốp xung kích tham gia chiến dịch Trần Đình.
Tuy chỉ nói mật danh, nhưng Đỗ Nhuận thầm nghĩ “một chiến dịch lớn, rất lớn” và rất háo hức lên đường. “Có thể là một bước ngoặt lớn chiến lược!” Anh linh cảm và thấy rất xao động trong tâm hồn.
Trước đó ít ngày, sau ngày nghỉ phép về ấp Cầu Đen, Đỗ Nhuận đã từ Đại Từ - Thái Nguyên về nhận nhiệm vụ đi chiến dịch. Thoạt đầu, anh và nhà thơ Trần Dần được biên chế vào Đại đội 267, thuộc Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong. Trước khi xuất phát, các anh được Ban chỉ huy đơn vị chia cho một khúc dồi do lính ta tự chế, nửa cân thịt để mang theo làm thức ăn dọc đường.
Các anh cùng bộ đội hành quân bộ từ Đèo Khế về xứ Tuyên. Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế/ Gió qua rừng Đèo Khế gió sang. Vai cõng gạo, toòng teng hai quả lựu đạn chày buộc ở thắt lưng, lại lỉnh kỉnh thêm cây đàn violon, hai cây sáo và một ống sơn ta để gắn mặt đàn, phòng khi khí hậu ẩm ướt làm mặt đàn bật ra. Lại tay xách cái đèn tự chế làm bằng vỏ hộp thuốc đánh răng, nhồi bông tẩm dầu hỏa, vì bóng đèn dễ vỡ nên phải cầm tay...
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận |
Qua bến phà Bình Ca, tới bến sông Hồng. Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê/ Σuối sông nhiều bến ai về có thấу làn gió xanh rì/ Bát ngát đồng lúa ven bờ đê. Đêm xuống, máy bay bà già của địch vè vè trên đầu. Nhưng chúng có mắt mà như mù, không phát hiện được lính ta đang hành quân. Pháo sáng chúng thả cũng bị sương mù che khuất, nên chúng không còn nhìn thấy gì.
Đến Thượng Bằng La thuộc tỉnh Yên Bái, đã đêm. Bộ đội đóng quân nghỉ lại, nghe cán bộ phổ biến ý nghĩa và mục đích cuộc hành quân lên Trần Đình. Lính ta thì thào với nhau mà Đỗ Nhuận nghe được: “Trần Đình là chỗ nào nhỉ?” Có anh lính to nhỏ: “Có khi quân ta hành quân nghi binh lên Nghĩa Lộ thôi, rồi quặt về đánh đồng bằng các anh ạ?” Nghe lính ta cứ kháo nhau to nhỏ, thầm thì thế, một cán bộ ra chiều là chính trị viên đại đội dõng dạc nói to trước hàng quân:
- Đã là lính cách mạng, thì đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi!
Câu nói ấy của người chỉ huy như tia chớp đi thẳng vào trái tim Đỗ Nhuận, rồi cứ vang vang bên tai anh suốt chặng đường dài: “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.” Một bài hát dành cho người lính, dành cho Trần Đình bỗng vang lên theo bước hành quân của anh:
Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ
Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi
Mắt ta sáng chí căm thù bảo vệ đồng quê ta
tiến bước
Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi
Bởi những giai điệu âm nhạc dân tộc đã ngấm sâu trong người, và Đỗ Nhuận cũng luôn ý thức khi viết bài hát phải luôn mang âm hưởng dân tộc, nên giai điệu bài hát anh đang sáng tác theo âm điệu sol dân tộc (sol, la, đô, rê, mi), với một đoạn đơn, gồm bốn câu, vuông vắn, mỗi câu bốn phách, anh nghĩ bộ đội sẽ rất dễ thuộc, dễ hát. Khi bài hát hoàn thành, nhạc sĩ liền hướng dẫn ngay cho anh em đại đội súng cối:
- Các cậu ơi, mình có bài hát mới. Xin phổ biến cho anh em để hành quân thêm khí thế, vừa đi vừa hát nhé.
Chiến sĩ ta phấn khởi lắm, vừa vỗ tay vừa hát theo hướng dẫn của nhạc sĩ, chẳng mấy chốc mà nhập tâm, thuộc lòng, rồi vừa hành quân vừa hát vang trên những dốc cao, đèo sâu:
Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ
Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi
Mắt ta sáng chí căm thù bảo vệ đồng quê ta
tiến bước
Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi
Tiếng hát như ngọn lửa, lan truyền qua những hàng quân, chả mấy chốc cả tiểu đoàn, cả trung đoàn cùng thuộc, cùng hát vang trên con đường hành quân vào Trần Đình, khí thế vô cùng...
Qua nhiều ngày nhiều đêm hành quân, căng chăn làm lán, lấy lá trên rừng làm chiếu, khi đến đoạn đường rẽ lên Sơn La, Đỗ Nhuận xiết bao xúc động với đường xưa lối cũ. Con đường mười năm trước đây, bởi tham gia cách mạng, anh bị kết án tù ba năm. Cùng bao chiến sĩ cách mạng nổi tiếng khác, từ nhà tù Hỏa Lò, bị đày lên nhà tù Sơn La. Tay bị xích đi trên đường, tiếng chân đi ngày ấy âm thầm lặng lẽ, nhưng đã xiết bao hùng dũng báo hiệu một ngày mai...
Đêm đó, trời sáng giăng, khi qua khu nhà tù Sơn La, Đỗ Nhuận vạch cỏ lau đi qua nhà công sứ đã bị ta phá sập, tìm lên khu nhà sàn tù đổ nát. Anh ngồi lặng đi, nhớ về bao kỉ niệm nơi này. Chiếc áo len anh tặng và đồng chí Hoàng Văn Thụ đã mặc nó buổi ra pháp trường.
Cây đào Tô Hiệu và bài hát Du kích ca anh đã sáng tác ở đây dưới vầng trăng Sơn La buổi ấy. Và hôm nay, anh lại trở lại Sơn La trên đường đi chiến dịch Trần Đình, khi đang là một người lính Vệ quốc quân, một anh “Bộ đội Cụ Hồ”. Kia đồng bào đang mắt đỏ chờ ta. Ngay trên bậc thềm nhà tù Sơn La ấy, trên đúng bệ xi măng trại D năm xưa đã từng giam giữ các anh, người tù ngày ấy hôm nay lại cất lên tiếng hát cho một bài ca cách mạng mới, với những cảm xúc mạnh mẽ và đầy khí thế cách mạng, thêm một lời ba cho khúc hát Hành quân xa:
Bọn xâm lăng kia nó gây nhiều đau khổ
Kia đồng bào đang mắt đỏ chờ ta
Hỡi giai cấp chí căm thù đợi lệnh truyền
ra ta quyết chiến
Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi...
Triệu Phong
Nguồn Văn nghệ số 17+18/2024
VOV.VN - Kết quả Ngoại hạng Anh hôm nay 15/12: Liverpool hòa Fulham theo kịch bản không tưởng ở vòng 16 của giải đấu.
VOV.VN - Cuộc đọ sức giữa ĐT Việt Nam với ĐT Indonesia ở lượt trận thứ 3 bảng B có ý nghĩa rất lớn trong việc giành vé vào bán kết ASEAN Cup 2024.
QTO - Nền văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 được định danh là “văn học kháng chiến chống Pháp” - một nền văn học mới, trẻ khỏe chưa có tiền lệ, vừa “nhận đường”...
QTO - Trong không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 (1975-2024), 52 năm Ngày Giải phóng...
QTO - Những ngày cuối năm 2023 vừa qua, câu chuyện về hành trình đưa chiếc máy bay vận tải C-130 từ nhà máy A41 của Quân chủng Phòng không - Không quân từ...
QTO - Hôm nay 30/4, tại phường Đông Lễ (TP.Đông Hà), Câu lạc bộ (CLB) Cờ vua Đông Lễ tổ chức Giải Cờ vua các CLB thành phố Đông Hà mở rộng lần thứ II - năm 2024.
QTO - Sáng nay 30/4, tại bờ Bắc sông Bến Hải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống “Lễ hội Thống nhất non sông” tỉnh Quảng...
QTO - Mùa hạ năm nay đến sớm. Mới vừa đầu tháng Tư phố đã râm ran tiếng ve. Sương giăng mờ mịt trên lối đi về. Nắng se se ấm và trong trẻo đến lạ lùng. Bên...
QTO - Tháng 8 năm 1947, một số nhân vật nổi tiếng đã họp Đại hội thế giới các nhà trí thức và đưa ra bản kêu gọi nhân dân các nước đấu tranh cho hòa bình....
QTO - Từ ngày 21-27/4, tại TP.Hồ Chí Minh, Cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao TP.Hồ Chí Minh, Ủy ban Paralympic Việt Nam tổ chức Giải...
QTO - Trong những ngày cuối tháng 4 năm 2024 này, đồng bào Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông trang trọng tổ chức Lễ hội Ariêu Piing, còn được gọi là lễ cải...
QTO - Không chỉ mạnh về phong trào học tập, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn còn có phong trào thể thao học đường phát triển. Chính sự đầu tư có định hướng...