Cập nhật: Chủ nhật, 30/08/2009 | 14:00 GMT+7

Ai sẽ bảo vệ những nhà giáo chân chính?

Thầy giáo Đặng Hữu Dũng đang được điều trị tại bệnh viện - Ảnh: T.K.

(TTCT) - Đọc tin Trần Xuân Thanh, SV lớp 02CC, khóa 29, khoa cơ khí - công nghệ Trường đại học Nông lâm TP.HCM, tạt một thau 5 lít axit và đâm thầy giáo mình là thầy Đặng Hữu Dũng vì bị thầy đánh trượt môn tiếng Anh ( Tuổi Trẻ ngày 25-8-2009) khiến ai cũng bàng hoàng.

Tội ác như thế này là vô tiền khoáng hậu, chưa từng xảy ra trên đất nước ta và không thấy trên thế giới. Hành động này gợi người ta nhớ đến những câu chuyện xảy ra trước đây - tất nhiên với mức độ ít nghiêm trọng hơn: có phụ huynh học sinh (HS) vào tận trường hành hung thầy cô giáo vì bênh con, có thí sinh dùng gậy đánh gãy lưng cô giáo vì cô không cho thí sinh này quay cóp, có những người đã tổ chức cướp bài thi...

Nhưng hành động của Trần Xuân Thanh hết sức nghiêm trọng, tới mức gần như cá biệt. Nhưng ngay cả là cá biệt thì nó cũng phản ánh điều gì đó đang xảy ra trong ngành giáo dục và cuộc sống xung quanh mà ta cần thiết phải mổ xẻ. Hành động tàn nhẫn, vô luân ấy có nguyên nhân từ đâu?

Phải chăng vì đại học của chúng ta đang mở rộng hết cỡ, ngành giáo dục của chúng ta vì thương HS vùng sâu vùng xa (Thanh quê xã Hà Trung, Hà Lai, Thanh Hóa) mà hạ điểm chuẩn để tuyển cả những HS không đủ chuẩn, khiến họ phải thi đi thi lại mãi mà không đậu, rồi nổi khùng hạ sát thầy cô mình?

Phải chăng vì chúng ta thiếu sót trong việc giáo dục đạo đức tư cách cho học trò, chúng ta coi nhẹ những bài học của người xưa về tôn sư trọng đạo: thầy cũng như cha, trò giết thầy cũng như con giết cha mẹ; người đi học không phải chỉ kiếm bằng cấp để kiếm ăn, mà còn phải làm rạng danh cho thầy mình? Chúng ta dạy học trò biết cố gắng nhưng chúng ta còn phải dạy họ cách chấp nhận thất bại: học thi lại nhiều lần vẫn không thành thì phải biết chấp nhận mà tìm con đường khác.

Phải chăng vì vị trí của người thầy không được xã hội tôn trọng khi ngành giáo dục đang trả họ đồng lương bạc bẽo còn thua lao động chân tay? Chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục rộng khắp, quy mô lớn mà không quan tâm người thầy sẽ sống ra sao để nuôi thân và gia đình mình, để giữ được tư cách, giữ được vị trí tôn nghiêm của mình.

Phải chăng vì xã hội chúng ta đang dung túng cho chủ nghĩa duy lợi? Gia đình, học trò chỉ mong sao lấy được tấm bằng để kiếm tiền, nhà trường chỉ tuyển sinh bằng ba môn khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa hay toán, hóa, sinh) mà không để ý gì đến phẩm chất nhân văn và ngoại ngữ.

Phải chăng vì việc “đi thầy”, “đi luận văn”, “chạy điểm”, “chạy trường”, “chạy bằng cấp”... đã phổ biến tới mức mà hành động cương trực của thầy Đặng Hữu Dũng trở nên hiếm hoi, khiến “trò Thanh” “căm hận ngút trời”. Bị đánh trượt, Thanh không nghĩ đến trách nhiệm và khả năng của mình mà đổ ngay lỗi ấy do thầy quá nghiêm khắc.

Hành động tàn nhẫn, vô luân của Thanh sẽ không phải là cá biệt nếu chúng ta không hành động ngay để xây dựng một xã hội đạo đức, trong đó công lý, những phẩm chất nhân văn được đề cao, kẻ có tội phải bị trừng trị, người tốt phải được tôn trọng...

Hành động cương trực của thầy Dũng không phải là đơn lẻ. Tôi đã thấy có những thầy giáo đánh trượt SV đến sáu lần (quy định niên chế cho SV được phép thi tới sáu lần). Tôi từng biết những thầy cô giáo thà chịu bị trù dập chứ không chịu sửa điểm theo lệnh cấp trên. Tôi từng biết những thầy giáo từ chối thẳng thừng việc “chạy” điểm tiếng Anh chuyên ngành (như thầy Dũng) mặc cho SV khóc lóc, xin xỏ...

Họ hành động như vậy vì họ tin vào lẽ công bằng ở đời, tin vào những tiêu chuẩn khách quan của khoa học và ý thức cao về vị trí của người thầy. Vấn đề là ở chỗ ai sẽ là người bảo vệ những nhà giáo chân chính? Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội như thế nào để những người như thầy Dũng là phổ biến, những hành động như Trần Xuân Thanh sẽ không bao giờ diễn ra nữa?

ĐOÀN LÊ GIANG (Trường đại học KHXH&NV TP.HCM)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thầy giáo đa tài của thể thao Quảng Trị
23:10 23/02/2024

Là giáo viên năng khiếu của Trường Trưng Vương (TP. Đông Hà), tuy nhiên Đặng Vũ Tuấn, Khu phố 4, Phường 1, thị xã Quảng Trị, lại được giới thể thao biết đến ...

Niềm vui của nhà giáo trẻ vùng cao
22:10 12/11/2024

Năm nay, mùa hiến chương dường như đến sớm hơn đối với thầy Nguyễn Đắc Nhật Tân (sinh năm 1991), giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp, ...

Mười năm, nhớ về người thầy giáo anh hùng
22:45 22/11/2024

Mười năm kể từ khi thầy giáo Hà Công Văn ra đi, trong tôi vẫn chưa nguôi mơ ước về một tượng đài tri ân những thầy cô cắm bản. Sự hy sinh của các thầy cô nơi ...

Những giáo viên tâm huyết với cộng đồng
22:50 20/11/2023

Cùng với nhiệm vụ “gieo chữ, trồng người”, nhiều giáo viên còn nhiệt huyết cống hiến vì cộng đồng và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng những phần ...

Bên ven bờ Hiền Lương...

Bên ven bờ Hiền Lương...
1 giờ trước

QTO - Quảng Trị-vùng đất hàm chứa giá trị sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có cuộc hành trình ra cầu Hiền...

255 giáo viên giỏi TCCN toàn quốc

255 giáo viên giỏi TCCN toàn quốc
07:00 30/08/2009

(TTO) - Ban tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) toàn quốc lần thứ 8 cho biết có 255 người đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi toàn quốc, trong đó có...

Tấm lòng của người chi hội trưởng

Tấm lòng của người chi hội trưởng
06:11 30/08/2009

(QT) - Cách đây tròn 17 năm có một người thanh niên ở miền biển bãi ngang vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, đành phải gác lại giấc mơ vào đại học để đi làm công nhân....

Cây gạo

Cây gạo
11:14 29/08/2009

Cây gạo, còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ...

Thời tiết

25°C - 31°C
Có mây, không mưa
  • 24°C - 32°C
    Có mây, không mưa
  • 25°C - 32°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long