{title}
{publish}
{head}
“Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công/ Đường thênh thang Ba Đình lịch sử/ Đường tấp nập Hoàn Kiếm Đồng Xuân...”. Lời bài hát ấy, ngân nga trong tôi khi về thăm Hà Nội. Bởi, những ngày này Hà Nội đang tưng bừng kỷ niệm 70 năm giải phóng 10/10 (1954 - 2024). Đây là mốc son chói lọi, mở ra trang sử mới vẻ vang ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Nhìn lại lịch sử, sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về chuyển giao Hà Nội được ký ngày 30/9/1954 và 2/10/1954 tại Hà Nội.
Theo đó, Chính phủ phái các đội công an, cảnh vệ, trật tự, hành chính... vào Hà Nội để tiếp quản thành phố. Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập, do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.
Ủy ban Quân chính có nhiệm vụ tiếp thu và quản lý thành phố. Trước khi bộ đội Việt Minh tiếp quản, trung tâm thành phố vắng lặng, vì lệnh giới nghiêm. Các đơn vị tiếp quản Hà Nội, phải triệt để chấp hành chính sách của Chính phủ, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại. Sư đoàn Quân Tiên phong được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội.
Theo kế hoạch, sáng ngày 8/10/1954 các đơn vị quân đội chia nhiều hướng tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đến 16 giờ tiến vào đường đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy, Nhật Tân... Ngày 9/10/1954, 6 giờ sáng, bộ đội ta từ ngoại thành tiến vào nội thành, chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô, rồi từ đó tỏa đi các nơi tiếp quản Phủ Toàn quyền, Nhà Ga, Khu Bờ Hồ, Phủ Thống sứ... 16 giờ cùng ngày, quân đội Pháp lặng lẽ qua cầu Long Biên, rời khỏi Hà Nội.
16 giờ 30, quân đội ta kiểm soát toàn thành phố, gọn gàng và trật tự. Bộ đội tiến đến đâu, Nhân dân ta đổ ra hai bên đường, phất cờ, tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các đường phố, cờ đỏ sao vàng rực rỡ bay trên khắp các tầng nhà.
Ngày 10/10/1954, từ 5 giờ sáng, Nhân dân thủ đô quần áo chỉnh tề mang cờ, ảnh Bác Hồ, những bó hoa tươi thắm, thành đội ngũ trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố... kéo tới những con đường (được thông báo trước) bộ đội hành quân qua, để chào mừng.
Đoàn xe đầu tiên, do thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sĩ Trần Duy Hưng, cùng các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước dẫn đầu, đi qua phố Hàng Đường, Hàng Đào vào trung tâm thành phố. 8 giờ, cánh quân phía Tây - cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô - xuất phát từ Quần Ngựa diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... tiến vào Cửa Đông thành Hà Nội.
8 giờ 45, cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá, tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh Hồ Gươm, rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thủy và Đấu Xảo.
9 giờ 30, đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua phố Huế, đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc tiến vào thành.
15 giờ, còi Nhà hát Lớn thành phố nổi lên một hồi dài. Mấy chục vạn Nhân dân Hà Nội, trang nghiêm dự lễ mít tinh do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ, cùng với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày giải phóng.
Cả Hà Nội như vỡ òa trong tiếng reo vui, mừng thủ đô hoàn toàn giải phóng. Đây là mốc son chói lọi, mở ra trang sử mới vẻ vang ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Thủ đô Hà Nội, hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân. Nhân dân thủ đô, xóa bỏ vĩnh viễn mọi chế độ áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi xây dựng xã hội mới, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.
Những năm sau đó, Hà Nội, đã chi viện hết mình cho miền Nam đánh Mỹ, đồng thời đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc. Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân. Ðặc biệt năm 1972, trong 12 ngày đêm, Hà Nội đập tan cuộc tập kích không quân lớn nhất của Mỹ, làm nên “Ðiện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu. Hà Nội cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Năm 1976, kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước CHXHCN Việt Nam.
70 năm qua, Hà Nội nỗ lực không ngừng “vươn mình Phù Đổng” thay da đổi thịt hằng ngày để ngày càng đẹp hơn, hiện đại và văn minh hơn.
Hà Hữu Nết
QTO - Phát huy những thắng lợi đã đạt được trong các thời kỳ cách mạng (1930 - 1931; 1936 - 1939), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, phong trào đấu...
QTO - Những ngày này, cấp ủy, chính quyền, Nhân dân xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong nỗ lực lập thành tích cao nhất trong lao động sản xuất, trong học...
QTO - Xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ quân sự - quốc phòng (QS - QP), thành phố Đông Hà đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ...
QTO - Các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn là “điểm nghẽn” lớn trong quá trình triển khai các dự án đầu tư công của tỉnh. GPMB bị...
QTO - Phong trào thi đua “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu” do Trung ương (TƯ) Hội CCB Việt Nam phát động được hội viên Hội CCB TP. Đông Hà tích cực hưởng...
QTO - 5 năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Quảng Trị đã lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua “CCB gương mẫu” do Trung ương (TƯ) Hội CCB Việt Nam phát...
QTO - Bằng tiếng nói, uy tín và trách nhiệm của người lính Cụ Hồ, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện có hiệu quả phong trào...
QTO - Theo dự kiến, Dự án đường bộ cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ sẽ hoàn thành vào tháng 6/2025. So với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Trị đã 4...
QTO - Thôn Hà Lệt có 143 hộ, 737 nhân khẩu, 100% dân số người Vân Kiều, là địa bàn khó khăn nhất của xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị khi mà...
QTO - Quảng Trị là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, có bờ biển dài 75 km, đảo Cồn Cỏ cách đất liền 15 hải lý, có 12 xã, thị trấn chịu ảnh hưởng trực...
QTO - Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án để phát triển KT-XH, cơ sở hạ tầng ở các địa phương luôn là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, khó khăn...
QTO - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gio Linh trực tiếp quản lý 43 công đoàn cơ sở (CĐCS) trường học, với 1.413 đoàn viên là cán bộ, giáo viên, người lao...