Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Tỉnh Quảng Trị có gần 250.000 ha rừng, với khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân khi sử dụng lửa nên nguy cơ xảy ra cháy rừng luôn hiện hữu. Do vậy, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra thì việc chủ động triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) phải luôn được quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay là cần phải quy hoạch, xây dựng các công trình, đầu tư trang thiết bị PCCCR phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, vùng miền, chú trọng phương án xử lý cũng như có cơ chế hỗ trợ, cân đối nguồn lực để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Theo báo cáo của các ngành chức năng, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 37 vụ cháy rừng gây thiệt hại ước tính khoảng 2,95 tỉ đồng. Trong đó, năm 2018 xảy ra 5 vụ, ước tính thiệt hại khoảng 341 triệu đồng; năm 2019 xảy ra 12 vụ, ước tính thiệt hại khoảng 1,07 tỉ đồng; năm 2020 xảy ra 11 vụ, ước tính thiệt hại khoảng 743 triệu đồng; năm 2021 xảy ra 9 vụ, ước tính thiệt hại khoảng 789 triệu đồng và năm 2022 không xảy ra vụ cháy nào gây thiệt hại về tài sản cây rừng. Đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại hơn 29,5 ha rừng.

Điểm lại các vụ cháy rừng xảy ra trong thời gian qua để thấy rằng, những thiệt hại nặng nề về môi trường, cảnh quan và đời sống Nhân dân đặt ra nhiều vấn đề bức thiết trong việc cần phải nâng cao hơn nữa công tác PCCCR trong tình hình mới. Tuy nhiên cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác PCCCR hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập.

Việc chữa cháy rừng rất nguy hiểm, khó khăn nhưng công tác chữa cháy vẫn chủ yếu chỉ dựa vào sức người là chính vì thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác chữa cháy còn rất hạn chế do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí hằng năm chưa thể bố trí để đáp ứng kịp thời cho công tác PCCCR.

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trần Hiệp thông tin, hiện nay trên địa bàn tỉnh, diện tích rừng có nguy cơ cháy cao có khả năng bảo vệ được khoảng 19.000 ha; trong đó: huyện Vĩnh Linh 5.000 ha, huyện Gio Linh 2.000 ha, huyện Cam Lộ 5.000 ha, thành phố Đông Hà 500 ha, huyện Triệu Phong 2.000 ha, thị xã Quảng Trị 1.000 ha, huyện Hải Lăng 3.000 ha, huyện Hướng Hóa 500 ha và huyện Đakrông 100 ha.

Thời gian qua, chi cục thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết trên địa bàn và thông tin cảnh báo cháy rừng từ Chi cục Kiểm lâm Vùng II, Cục Kiểm lâm để dự báo và thông báo cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh (2-3 ngày/lần, đến nay đã có 30 lượt thông báo) để tổ chức trực PCCCR. Chỉ đạo Đội Kiểm lâm cơ động &PCCCR và các đơn vị trực thuộc bảo dưỡng tốt các phương tiện thiết bị chữa cháy rừng.

Vào thời gian cao điểm cháy rừng luôn túc trực và sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy rừng theo quy định để kịp thời triển khai chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Đồng thời thường xuyên cập nhật cấp dự báo cháy rừng lên Trung tâm điều hành thông minh QUANGTRI IOC của tỉnh.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay trong công tác PCCCR đó là kinh phí đầu tư xây dựng các công trình PCCCR, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, thông tin liên lạc… phục vụ cho PCCCR còn hạn chế.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên năm nay nắng nóng gay gắt hơn, với số ngày nắng cao hơn trung bình nhiều năm và có nhiều diễn biến bất thường. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phan Văn Phước nhận định, trước tình hình thời tiết tiếp tục nắng nóng, thảm thực bì khô kiệt; nhiều hoạt động của người dân diễn ra trong rừng kèm theo việc thiếu ý thức trong sử dụng lửa, xử lý thực bì nên nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh là rất cao. Trong lúc đó, việc đầu tư kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác PCCC rừng; hệ thống đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa, một số công trình bảo vệ rừng còn thiếu và xuống cấp… Do vậy, tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả đang đặt ra rất cấp thiết.

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Hiện toàn tỉnh mới chỉ có 9 xe ô tô bán tải các loại, 1 xe ô tô 29 chỗ, 2 xe ô tô tải thùng, 7 xe ô tô tải ben, 8 xe máy, 35 máy bơm nước các loại, 106 cuộn vòi nước đấu nối, 18 bồn đựng nước, 39 chiếc lăng B, 19 ống hút nước phi 80, 42 bộ đàm cầm tay, 58 máy thổi gió, 17 máy cưa xăng, 15 bình chữa cháy xách tay… để tổ chức chữa cháy khi cháy rừng xảy ra.

Mặt khác, lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng còn khá mỏng. Lực lượng khoán bảo vệ rừng của các chương trình, dự án rất ít, chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng và người dân tham gia chữa cháy rừng chưa tương xứng so với công việc nặng nề, vất vả và nguy hiểm trong chữa cháy rừng nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia cứu chữa một cách chủ động và tích cực.

“Địa bàn rộng, lực lượng thì mỏng khiến cho việc kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguy cơ cháy rừng, ngăn chặn cháy lan hết sức khó khăn. Ngay cả đến xe bồn chở nước của Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng là loại xe tải thô sơ và chỉ chứa được tối đa 3 khối nước.

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Thêm vào đó, những vụ cháy rừng lớn thì thường xảy ra ở địa bàn khá phức tạp, địa hình dốc, sâu trong rừng và đi lại khó khăn. Chính vì thế, việc trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng hiện đại như xe cứu hỏa chuyên dụng, thiết bị đo lường và công nghệ thông tin điều phối; hóa chất dập lửa hiệu quả và những thiết bị cá nhân như quần, áo, giày, mũ, kính chống cháy... là vấn đề cần phải được các cấp quan tâm đầu tư”, ông Hiệp cho biết thêm.

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Trong quá trình tham gia công tác PCCCR, một số cán bộ kiểm lâm kiến nghị rằng, trong điều kiện phương tiện chữa cháy còn thiếu thốn như hiện nay, thì bên cạnh việc tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền Nhân dân, chủ rừng nâng cao cảnh giác trong phòng cháy rừng, tổ chức triển khai có hiệu quả phương án PCCCR đã xây dựng; chấp hành nghiêm chế độ trực, tuần tra canh gác lửa rừng trong thời gian cao điểm nắng nóng khô hanh và rà soát, bảo dưỡng trang thiết bị, dụng cụ PCCC hiện có đảm bảo sẵn sàng tham gia chữa cháy khi được huy động theo phương châm “4 tại chỗ” thì công tác PCCCR cần quan tâm đến cả phương án về tổ chức đường giao thông (dự phòng) cho công tác chữa cháy ở những cánh rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, những cánh rừng có địa hình phức tạp.

Nếu như chỉ dựa vào vài can nước mang vác từ sức người và những bình xịt mini thì việc chữa cháy những vụ cháy rừng lớn là bất khả thi. Thực tế một số vụ cháy rừng xảy ra, nước không thể đưa đến gần đám cháy vì không có đường cho xe tiếp nước tiếp cận. Chính vì vậy mà khi cháy rừng xảy ra, cho dù đã huy động lực lượng hùng hậu đến hàng trăm người đi nữa thì việc chữa cháy cũng không thể mang lại hiệu quả cao.

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Mặt khác, cần rà soát lại quy hoạch các điểm tiếp nước, khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn nước phục vụ PCCCR; hoàn thành xây dựng các điểm lấy nước thuận tiện cho xe chữa cháy lấy nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh... được quy hoạch làm nguồn nước PCCC; đặc biệt cần nghiên cứu cả quy hoạch các điểm phục vụ cho máy bay chữa cháy lấy nước ở những nơi cần thiết về lâu dài.

Hiện nay, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí hằng năm trong giai đoạn 2022-2023 không bố trí được để thực hiện các hạng mục như lắp đặt biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động; hệ thống phát hiện sớm cháy rừng; trạm quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng; ô tô chuyên dụng chở người và thiết bị chữa cháy; các dụng cụ, thiết bị phục vụ quản lý, bảo vệ rừng…, vừa qua, UBND tỉnh đã có tờ trình gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và PTNT; Tài chính về việc bố trí 21,696 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư cấp bách của trung ương năm 2023 cho tỉnh Quảng Trị để thực hiện công tác PCCCR và bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm trên địa bàn.

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Đồng thời UBND tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR. Chủ động kiểm tra rà soát lại lực lượng, phương tiện, vật tư, xây dựng phương án PCCCR sát với thực tiễn, đủ khả năng ứng phó với tình huống xảy ra; chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện tốt công tác PCCCR.

Gian nan canh lửa, giữ rừng. Bài 3: Tăng cường nguồn lực đầu tư để bảo vệ rừng hiệu quả

Tổ chức, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô và các ngày nắng nóng; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Xây dựng phương án và sẵn sàng chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết. Kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật về PCCCR.

Những diễn biến của mùa khô năm nay cho thấy thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn. Vì vậy, công tác PCCCR trên địa bàn đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Với phương châm “phòng là chính, chữa cháy phải khẩn trương, kịp thời và triệt để”, bên cạnh sự chủ động, tích cực của lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, tỉnh rất cần sự “tiếp sức” từ các bộ, ngành trung ương, tăng cường bố trí các nguồn lực đầu tư, xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, hậu cần cho các lực lượng tham gia công tác PCCCR nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng hiệu quả, bền vững.

Hà Trang - Lê An - Thanh Trúc

Loạt bài: Gian nan canh lửa, giữ rừng

1:14:08:2023:10:20 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM