Bay xa hương sắc đại ngàn

Với tâm hồn nghệ sĩ đậm chất đại ngàn, những nghệ nhân đã mang theo làn điệu dân ca, tinh túy ẩm thực và nếp sống, sinh hoạt truyền thống của dân tộc mình về phố thị để giao lưu, trình diễn. Thanh âm của các làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống độc đáo của mỗi địa phương kết hợp với các loại nhạc cụ và màu sắc ánh sáng sinh động đã tạo nên một màn phô diễn đặc sắc, tạo sự hứng khởi, tươi mới cho người xem.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất nước” với gần 200 bức ảnh giới thiệu về văn hóa truyền thống dân tộc, nghi thức tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống; những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào và đặc biệt là một số hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; Trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; Hoạt động quảng bá du lịch và nhiều hoạt động hấp dẫn khác góp phần giới thiệu, quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam tới Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với tâm hồn nghệ sĩ đậm chất đại ngàn, những nghệ nhân đã mang theo làn điệu dân ca, tinh túy ẩm thực và nếp sống, sinh hoạt truyền thống của dân tộc mình về phố thị để giao lưu, trình diễn. Thanh âm của các làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống độc đáo của mỗi địa phương kết hợp với các loại nhạc cụ và màu sắc ánh sáng sinh động đã tạo nên một màn phô diễn đặc sắc, tạo sự hứng khởi, tươi mới cho người xem.

Người dân và du khách còn được chiêm ngưỡng nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống, thưởng thức các làn điệu dân ca, các điệu múa sôi động, say đắm lòng người; được đắm mình vào không gian các lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tham gia trải nghiệm các môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian; cùng khám phá vẻ đẹp mảnh đất và con người Quảng Trị và các tỉnh, thành phố.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Tất cả những vốn quý đặc sắc nhất từ các bản làng được ngân vang và tỏa sáng nơi miền đất thiêng Quảng Trị đã đọng lại nhiều cảm xúc và ấn tượng khó phai trong lòng công chúng.

“Chúng tôi tự hào mang theo những bản sắc của người Thái trắng, Thái đen đến từ xã Ngọc Chiến, huyện Mường La như áo cóm, váy nhung, chiếc khăn Piêu và nhiều làn điệu dân ca, ẩm thực truyền thống để giao lưu, thi diễn với các dân tộc anh em khác trong cả nước. Tôi cảm thấy rất vui mừng, xúc động vì đã có một ngày hội ý nghĩa như thế này để các dân tộc anh em thể hiện sự đoàn kết, hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau”, anh Bạc Cầm Pâng, đoàn văn nghệ quần chúng tỉnh Sơn La nói.

Nghệ nhân Triệu Thị Bình (65 tuổi), dân tộc Dao đến từ huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong bộ trang phục lễ hội truyền thống bắt mắt với màu đỏ và màu trắng chủ đạo, tỉ mẩn ngồi thêu hoa văn lên tấm vải thổ cẩm. Bà Bình kể, trang phục truyền thống của phụ nữ người Dao ở Sơn Động có họa tiết, hoa văn được dệt nên từ những sợi với đủ sắc màu xanh, đỏ, vàng, trắng.

Trang phục cũng là niềm kiêu hãnh, tự hào của người Dao. Sự tham gia của nhiều diễn viên, nghệ nhân thuộc mọi lứa tuổi đã một lần nữa khẳng định rằng những thành tựu về văn hóa được tạo dựng qua nhiều thế hệ đang được nối tiếp, vun đắp, ngày càng sâu sắc, phong phú hơn.

Đó cũng là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đại đoàn kết, ý chí bất khuất, khát vọng vươn lên của các dân tộc, tạo nền tảng vững chắc để đồng bào các dân tộc cùng với cả nước nỗ lực hơn nữa trong kỷ nguyên mới.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Bay xa hương sắc đại ngàn

Bay xa hương sắc đại ngàn

Thay vì tự tìm đến cộng đồng dân tộc ở các địa phương để tìm hiểu, trải nghiệm thì ngày hội được tổ chức tập trung đã tạo cơ hội cho nghệ nhân ở nhiều vùng miền có dịp giao lưu với nhau, với người dân và du khách. Cả nghệ nhân trình diễn lẫn người dân, du khách đều có cảm nhận mới lạ về những tinh túy của núi rừng được phô diễn trong không gian phố xá đông vui.

Là đội chủ nhà, đoàn văn nghệ quần chúng tỉnh Quảng Trị đã khuấy động không gian bằng những âm thanh của chiêng, trống rộn rã và điệu Ra Zóc trong ngày hội Ariêu, A Za truyền thống của người Pa Kô và những làn điệu dân ca đằm thắm của dân tộc Vân Kiều.

Nhiều nghệ nhân, diễn viên của các tỉnh cũng nhanh chóng hưởng ứng, hòa vào cùng hát múa giao lưu với đoàn tỉnh Quảng Trị. Mọi người cùng hòa ca, vui vẻ mời nhau những món ăn đặc sản và chúc nhau trong tình đoàn kết, gắn bó.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VH,TT&DL, Phó Trưởng Ban Tổ chức ngày hội Nguyễn Thị Hải Nhung khẳng định: Các chương trình nghệ thuật đặc sắc của 16 đoàn với hơn 64 tiết mục vừa đa dạng, vừa phong phú cả nội dung và hình thức. Những tiết mục trình diễn của nghệ nhân với các loại nhạc cụ kết hợp trang phục truyền thống thực sự lay động tình cảm của người dân, du khách.

“Chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật lần này, vai trò chủ thể của các nghệ nhân đã được khẳng định và ghi nhận thông qua sự đón nhận của công chúng và sự thẩm định, đánh giá của hội đồng nghệ thuật. Các đoàn thông qua sự lựa chọn nét đẹp đặc trưng văn hóa ở từng địa phương đã làm nổi bật các giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình với tinh thần hội tụ, tỏa sáng trong ngày hội”, bà Nhung cho hay.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Bay xa hương sắc đại ngàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức ngày hội Hoàng Nam cho biết: Lễ hội diễn ra sôi nổi, hào hứng và đúng ý nghĩa là ngày hội của các dân tộc. Đây là nơi giao lưu, học hỏi, thể hiện và tỏa sáng các giá trị, tinh hoa văn hóa của các dân tộc thiểu số trong kho tàng di sản văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

Qua ngày hội, các dân tộc hiểu hơn về văn hóa, phong tục tập quán của nhau, từ đó thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết. Đây cũng là cơ hội nhìn nhận lại những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của cha ông để lại; để ý thức hơn việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trong giai đoạn phát triển và hội nhập.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Bay xa hương sắc đại ngàn

Từ ngày 14-16/12, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024.

Lần đầu tiên đăng cai tổ chức hoạt động thi đấu thể thao trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong các khâu tổ chức, góp phần tạo nên thành công cho những cuộc tranh tài và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các trưởng đoàn, HLV, VĐV và cổ động viên.

Nhiều trưởng đoàn, VĐV các dân tộc anh em đều có chung cảm xúc lắng đọng khi tham gia các hoạt động tri ân, tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Quảng Trị. Các đoàn VĐV đều đến Quảng Trị với tinh thần quyết tâm cao cùng với sự chuẩn bị, tập luyện nghiêm túc từ trước.

Nhờ vậy, ngày hội diễn ra với những khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ. VĐV môn đẩy gậy Trần Xuân Hiệu (sinh năm 2008), đoàn Bắc Giang chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia thi đấu thể thao trong một hoạt động có quy mô lớn và cũng là lần đầu được đến mảnh đất Quảng Trị.

Khi có tên trong danh sách đội tuyển đẩy gậy của đoàn Bắc Giang, tôi tích cực tập luyện, hoàn thành tốt các bài tập mà huấn luyện viên (HLV) đề ra”. Bước vào thi đấu với các đối thủ mạnh ở hạng cân trên 85 kg, Xuân Hiệu đã thể hiện được sức mạnh và quyết tâm cao khi xuất sắc giành được tấm Huy chương Vàng.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Cũng như đoàn Bắc Giang, 26 VĐV nam, nữ của tỉnh Đắk Lắk đến thi đấu thể thao trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 với khí thế và quyết tâm cao. Trưởng phòng Quản lý Thể dục Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Võ Đình Đoài cho hay, hoạt động thể thao dành cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh quan tâm. Trong đó, nổi bật là Hội thi Thể thao các DTTS toàn tỉnh được tổ chức thường niên thu hút hàng trăm VĐV tham gia. Mặc dù thời tiết không được thuận lợi, nhưng các hoạt động thi đấu thể thao diễn ra sôi nổi theo đúng ý nghĩa của nó. Đây là “ngày hội”, là nơi giao lưu, học hỏi, thể hiện và tỏa sáng các giá trị, tinh hoa văn hóa các dân tộc trong kho tàng di sản văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Kết thúc các hoạt động thi đấu thể thao, Ban tổ chức trao 72 cờ, 41 bộ huy chương. Đoàn thể thao tỉnh Đắk Lắk giành giải Nhất toàn đoàn; các đoàn: Bắc Giang, Sơn La, Quảng Nam giành giải Nhì toàn đoàn; các đoàn Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nghệ An, Thừa Thiên Huế giành giải Ba toàn đoàn; các đoàn Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng giành giải Khuyến khích toàn đoàn.

Bay xa hương sắc đại ngàn

Trên những chuyến xe trở về nhà, chắc chắn nhiều câu chuyện đẹp sẽ được truyền tai nhau và tình yêu hòa bình, sức mạnh của tinh thần thể thao đoàn kết, cao thượng đã được lan tỏa mạnh mẽ từ Quảng Trị đến những bản làng các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

NỘI DUNG, TRÌNH BÀY, HÌNH ẢNH & VIDEO:

MINH ĐỨC – ĐỨC VIỆT

0:22:12:2024:10:25 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM