Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Trong hành trình dựng nước và giữ nước, không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chia cắt. Và Quảng Trị đã gánh nỗi đau đó dằng dặc hơn hai mươi năm. Quảng Trị là một bảo tàng chiến tranh lớn, một bản đồ đầy đủ nhất để giới thiệu về chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong thế kỷ XX. “Vòng hoa lửa” Quảng Trị ngày hôm qua đã nối “vòng tay lớn” vì hòa bình ngày hôm nay.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Trong hành trình dựng nước và giữ nước, không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chia cắt. Và Quảng Trị đã gánh nỗi đau đó dằng dặc hơn hai mươi năm. Tháng 7/1954, khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17 nơi có dòng sông Bến Hải. Cầu Hiền Lương trở thành “điểm nối” hai nửa non sông. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển cử thống nhất nhưng thực tế, nó đã kéo dài tới 21 năm. Dấu ấn lịch sử đau thương đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đặt chân đến bên bờ Nam sông Bến Hải trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đã từng thốt lên: “...một con sông kỳ lạ của Vĩnh Linh. Sông gì mà chỉ có “một bờ”, tồn tại như một nỗi đoạn tuyệt của lịch sử, ròng rã mấy mươi năm...”.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Quảng Trị là một bảo tàng chiến tranh lớn, một bản đồ đầy đủ nhất để giới thiệu về chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong thế kỷ XX. “Vòng hoa lửa” Quảng Trị ngày hôm qua đã nối “vòng tay lớn” vì hòa bình ngày hôm nay. Từ ý nghĩa đó, hằng năm du khách trong nước về với Quảng Trị là để soi mình vào lịch sử, tri ân, tự hào về truyền thống cha ông. Đối với nhiều du khách quốc tế, một trong những lý do để họ tìm đến Quảng Trị là để tìm hiểu và cảm kích sức chịu đựng phi thường của những con người “vùng đất lửa”.

Lịch sử chọn Quảng Trị để gieo mầm xanh trên “vùng đất chết” bởi sự hủy diệt của bom đạn chiến tranh. Lịch sử chọn Quảng Trị vì mảnh đất này có sức mạnh nội sinh để vươn lên tầm cao của thời đại, khẳng định giá trị sống cơ bản đầu tiên của nhân loại-giá trị hòa bình.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Năm 2024, lần đầu tiên Quảng Trị tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” có quy mô quốc gia và quốc tế.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Lễ hội Vì Hòa bình được tổ chức trên vùng đất thiêng Quảng Trị sẽ có ý nghĩa tôn vinh giá trị của hòa bình, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng. Từ đó, khẳng định sống mãnh liệt, tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ, kiến tạo Quảng Trị trở thành một không gian văn hóa vì hòa bình, là biểu tượng sức sống mãnh liệt của nhân loại ngay trên mảnh đất bị hủy diệt do chiến tranh.

Thông điệp hòa bình được thể hiện sâu sắc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình mang chủ đề “Kết nối những nhịp cầu” được lấy cảm hứng từ cây cầu Hiền Lương lịch sử, không chỉ biểu trưng cho khát vọng thống nhất non sông mà còn thể hiện tinh thần gắn kết những giá trị của quá khứ, hiện tại và tương lai tại mảnh đất gánh chịu nhiều đau thương, mất mát của chiến tranh.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Khi tiếng chuông hòa bình được gióng lên cũng là lúc mảnh đất thiêng Quảng Trị trở thành sứ giả hòa bình, mang sứ mệnh gắn kết mọi thành phần không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giai cấp...cùng hướng tới mục tiêu bình đẳng, hòa bình, dựng xây, kiến tạo nên một thế giới đại đồng trường tồn bất diệt. Đặc biệt, từ không gian dòng sông đậm chất sử thi, vọng lên bài hát “Câu hò bên bờ Hiền Lương” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp mang theo “lời nguyện ước” thống nhất, hòa bình. Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đạị của lễ hội đã lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc, giàu tính nhân văn.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Khát vọng hòa bình lan tỏa, bay cao khi được giao thoa bằng âm nhạc. Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca hòa bình” được tổ chức tại Công viên Fidel mang đến những giá trị tinh thần lớn lao. Từ khát vọng bản thể “Cho tôi đi nâng dậy hòa bình” đã trở thành khát vọng của cả dân tộc “Chờ nhìn quê hương sáng chói”.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã xem hòa bình như một điều tất yếu trong bản sắc văn hóa, bản sắc con người Việt Nam, gieo vào lòng con người tình yêu thương không biên giới. Đó là lý do mà trong từ điển Bách khoa Pháp Le Million khẳng định: “Trịnh Công Sơn cất cao tiếng hát thi nhân mà đạn bom không bao giờ dập tắt được

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hòa bình-từ khát vọng đến hiện thực đã tạo nên giá trị riêng để Quảng Trị trở thành biểu tượng cho khát vọng hòa bình. Với mong muốn mang cả thế giới hòa bình đến Quảng Trị, chương trình “Ước nguyện hòa bình” với lễ viếng Thành Cổ Quảng Trị; Đại lễ cầu siêu tại Quảng trường Giải phóng và Lễ hoa đăng ở bờ Nam sông Thạch Hãn là sự tiếp nối thông điệp hòa bình, khẳng định giá trị cốt lõi của lịch sử, văn hóa Quảng Trị. Khát vọng Quảng Trị chính là khúc ca thanh bình, hun đúc khí thiêng đất trời vọng từ ngàn xưa đến ngàn sau.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 là đợt triển lãm tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng được tổ chức tại quê nhà Triệu Phong.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Triển lãm trưng bày 150 tác phẩm gồm tranh sơn dầu, tranh màu nước, tranh ký họa, tranh Lebadang Graphic, thảm dệt, tượng gỗ, tượng đồng, gốm nung, xác máy bay B52 với chủ đề chống chiến tranh, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.

Triển lãm còn trưng bày các tư liệu về hoạt động nghệ thuật, tư liệu về ủng hộ kháng chiến, phản đối chiến tranh của vợ chồng họa sĩ Lê Bá Đảng, các tư liệu của họa sĩ về dự án Mỹ thuật với quê hương Quảng Trị cùng các dự án nghệ thuật của họa sĩ.

Đặc biệt lần này, nhiều tác phẩm được đưa từ Pháp về mang nội dung phản chiến và yêu chuộng hòa bình nên cuộc triển lãm có ý nghĩa đặc trưng: Tất cả vì hòa bình!

Tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị triển lãm tranh HỒI SINH của cố họa sĩ Phạm Thanh Tâm và họa sĩ Đinh Quang Hải là một bản song tấu về sự chuyển mình của vùng “đất lửa” Quảng Trị. Và hồi sinh chính là sự nối dài của quá khứ và hiện tại miền ký ức, tôn vinh hòa bình, sự hồi sinh qua các tác phẩm đặc sắc. Tiếng nói của hội họa đã góp thêm tiếng nói về sự khát khao, hy vọng và niềm mong ước xây dựng cuộc sống an lành, sung túc sau chiến tranh.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hằng năm, Quảng Trị đại diện cho cả nước tổ chức Lễ hội “Thống nhất non sông” vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4. Đây là một trong những lễ hội cách mạng tiêu biểu của Quảng Trị và cả nước. Khi lá cờ Tổ quốc được kéo lên Kỳ đài phía Bắc cầu Hiền Lương trong tiếng nhạc Tiến quân ca oai hùng thì ký ức bi tráng một thời của dân tộc như được vọng về.

Giá trị của lễ hội là dịp để tôn vinh những chiến công bất tử, những hy sinh của quân dân ta thực hiện di huấn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Sự thành công của việc tổ chức các lễ hội ở Quảng Trị cũng chính là điểm đến, điểm nhấn vì hòa bình.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Lễ hội Vì Hòa bình góp phần lan tỏa hình ảnh Quảng Trị ở trong nước và quốc tế, đồng thời nâng tầm lễ hội tri ân tháng Bảy hằng năm. Thông điệp hòa bình từ lễ hội góp phần làm sâu sắc thêm hệ giá trị quốc gia. Từ đó quy tụ, tiếp tục nhận sự ủng hộ, hưởng ứng, tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, của Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” trên mảnh đất nhiều khát vọng sống, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, khát vọng thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chính là sự khẳng định những giá trị lịch sử để đất thiêng nở hoa hòa bình.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Sức hút của lễ hội mang thông điệp hòa bình rất lớn, theo đó, để nâng tầm giá trị của các lễ hội tiêu biểu ở Quảng Trị, nhằm khai thác hết tiểm năng, lợi thế du lịch, đặc biệt đối với các lễ hội được tổ chức ở Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Quảng Trị cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn.

Vì vậy để xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách và bạn bè đến với “vùng đất lửa” trong các dịp lễ hội, Quảng Trị cần chú trọng phát triển hạ tầng các khu du lịch phục vụ lễ hội để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Quảng Trị, được du khách trong và ngoài nước yêu mến, đón đợi, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện bức tranh kinh tế tỉnh nhà.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Trong niềm kỳ vọng của cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng là kiến tạo Quảng Trị trở thành điểm nhấn vì hòa bình, từ đó nâng tầm giá trị của quốc gia, dân tộc. Để làm được điều này, Quảng Trị cần xác định những điều kiện cần có, từng bước tạo dựng, khẳng định giá trị.

Xét tổng quan, Quảng Trị là mảnh đất có chiều sâu văn hóa, tuy nhiên khẳng định bản sắc văn hóa đặc sắc của riêng Quảng Trị cần có giải pháp phù hợp. Thực tế cho thấy hiện nay để tạo nên hệ giá trị quốc gia, Quảng Trị cần khai phóng chiều sâu của những trầm tích văn hóa, lúc đó mới bứt phá để có vận hội mới, tầm vóc mới.

Trước hết cần xây dựng chuỗi văn hóa tâm linh trở thành nơi tìm về trong niềm ngưỡng vọng của cả nước, từ đó làm sống dậy những giá trị lịch sử vĩnh cửu trong tâm thức dân tộc. Đó cũng là cách thiết thực để nối vòng tay hòa bình với bạn bè bốn phương. Mục đích là kiến tạo không gian tâm linh miền đất thiêng Quảng Trị trở thành không gian văn hóa của đất nước ngàn năm hội tụ. Làm được điều đó, du lịch tâm linh Quảng Trị không chỉ dừng lại ở miền tưởng vọng mà còn nối dài sự sống cho các anh hùng liệt sĩ mãi mãi tuổi hai mươi, đặc biệt là lan tỏa được thông điệp hòa bình trên chính mảnh đất đã từng bị hủy diệt bởi đạn bom chiến tranh.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Tạo nên điểm nhấn vì hòa bình từ các lễ hội, từ góc nhìn tâm linh và các di tích lịch sử chính là kiến tạo “tam giác điểm hẹn hòa bình” để Quảng Trị truyền đi thông điệp yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam, kêu gọi nhân loại chung tay xây dựng nền hòa bình bền vững trên thế giới.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Tiếng chuông ngân vang giữa không gian linh thiêng của Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và hình ảnh đàn chim bồ câu trắng sà xuống bên nhà Hành lễ như một lời nhắc nhớ về khát vọng hòa bình, là sự bao dung, nhân nghĩa của một dân tộc trọng hòa hiếu, đạo lý “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi).

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Trong mạch nguồn truyền thống, vĩ thanh hòa bình được tiếp nối như một một nốt lặng của quá khứ, một niềm hân hoan của hiện tại bằng tiếng chuông ngân giữa không gian cao rộng, khoáng đạt của đất trời Quảng Trị trong Lễ khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024. Đặc biệt, khi hình tượng chim bồ câu ngậm nhành lúa vàng là biểu tượng nền văn minh lúa nước Việt Nam xõa tung đôi cánh đã xóa nhòa ranh giới của quốc tịch, tôn giáo, giai cấp, tất cả hướng đến một mục tiêu chung là tôn vinh, gắn kết giá trị của hòa bình trên toàn thế giới, gợi nhớ đến kiệt tác “Chuông nguyện hồn ai” của nhà văn Mỹ Hermingway mang thông điệp về tình yêu, lòng dũng cảm, khát vọng tự do của một dân tộc vì hòa bình. Từ đó đưa ra lời giải mã về mối quan hệ sâu sắc giữa lịch sử và Nhân dân, đồng thời khẳng định, đối với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, hòa bình là yếu tố cốt lõi để tạo nên mọi giá trị cuộc sống và giá trị trong mỗi con người.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Và hôm nay, trên mảnh đất từng được xem là “chiến địa”, “trấn biên”, “phên dậu” và 3 lần được chọn làm thủ phủ của đất nước, hòa bình không còn là khát vọng mà đã trở thành hiện thực. Đó là minh chứng sống động để Quảng Trị cùng cả nước và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới cùng nhau kiến tạo thế giới hòa bình, đoàn kết và phát triển.

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Nội dung và trình bày: HỒ NGUYÊN KHA -TRẦN THANH SONG

Ảnh: TRẦN TUYỀN - TÂN NGUYÊN - ĐỨC TUÂN - NGUYỄN VINH

Video: TIẾN NHẤT

4:15:08:2024:10:20 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM