Cập nhật:  GMT+7

Chú trọng đào tạo nghề cho người dân Bản Chùa, Cam Lộ

Nhiều năm qua, việc đào tạo nghề cho người lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa bàn huyện Cam Lộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua công tác đào tạo nghề, nhiều người dân đã có được việc làm ổn định, tăng thu nhập lúc nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế gia đình, đóng góp xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.

Chú trọng đào tạo nghề cho người dân Bản Chùa, Cam Lộ

Chị Hồ Thị Bê (bên phải) cùng 2 học viên nhận giấy khen sau khi hoàn thành xuất sắc lớp kỹ thuật chế biến món ăn- Ảnh: T.H

Bản Chùa, xã Cam Tuyền là thôn duy nhất của huyện Cam Lộ có người dân tộc Vân Kiều sinh sống. Mới đây, qua nguồn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Cam Lộ đã mở lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” cho người dân thôn Bản Chùa.

Qua công tác vận động tuyên truyền, có 20 học viên là chị em phụ nữ ở Bản Chùa đăng ký tham gia lớp học nghề. Dù quãng đường từ Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cam Lộ đến với Bản Chùa khá xa, đi lại vất vả nhưng với sự quyết tâm, giáo viên tại trung tâm đã nỗ lực truyền dạy kiến thức, kỹ thuật và kỹ năng chế biến các món ăn cho học viên. Đáp lại sự tận tâm, tận tình của các giáo viên là sự ham học hỏi của các học viên.

Chú trọng đào tạo nghề cho người dân Bản Chùa, Cam Lộ

Các học viên tham gia lớp kỹ thuật chế biến món ăn tại thôn Bản Chùa làm bài thi tổng kết khóa học- Ảnh: T.H

Một trong những học viên xuất sắc của lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” là chị Hồ Thị Bê (sinh năm 1988) ở thôn Bản Chùa. Là đảng viên và là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Bản Chùa nên chị Bê hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nghề, được đào tạo nghề.

Do đó, khi có thông tin Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cam Lộ mở lớp dạy “Kỹ thuật chế biến món ăn” ngay tại địa phương, chị Bê liền đăng ký tham gia lớp học và vận động các chị em trong Hội phụ nữ thôn Bản Chùa cùng đăng ký để theo học lớp đào tạo nghề này.

Qua đó, các chị được giáo viên trung tâm truyền dạy kỹ năng chế biến các món ăn từ cắt tỉa trang trí đến bày biện món ăn trong bữa tiệc. Với tính cách nhanh nhẹn, ham học hỏi, chị Bê đã được tặng giấy khen khi hoàn thành xuất sắc khóa học.

Sau khóa học, chị Bê cùng kết hợp với một số học viên của lớp “Kỹ thuật chế biến món ăn” mở dịch vụ nấu ăn, đảm nhận chế biến các món ăn phục vụ tân gia, giỗ chạp, cưới hỏi tại địa phương.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Bê chia sẻ: “Nhờ có các cô mà giờ đây tôi đã biết cách làm thêm được nhiều món ăn ngon, cách trình bày món ăn bắt mắt và phù hợp với truyền thống địa phương.

Đặc biệt, thông qua lớp học, tôi còn được cô giáo chia sẻ bí quyết cách làm những món ăn ngon là đặc sản của thôn Bản Chùa chúng tôi để chiêu đãi mỗi khi có khách quý. Tôi và các học viên biết ơn cô giáo nhiều lắm!”.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cam Lộ cho biết, chính sự ham học hỏi và tay nghề của các học viên sau khi hoàn thành khóa học là niềm động viên rất lớn đối với những người làm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.Thông qua các lớp đào tạo nghề, người lao động có thể tự tìm kiếm được việc làm, tạo thu nhập để chăm lo cuộc sống gia đình.Ngoài trường hợp của chị Hồ Thị Bê, phần lớn các học viên sau khi tham gia lớp học “Kỹ thuật chế biến món ăn” tại thôn Bản Chùa đều tự tin với kiến thức và kỹ năng của mình để tham gia việc làm mới.

Theo số liệu thống kê của UBND xã Cam Tuyền, nhiều người trong độ tuổi lao động tại địa phương sau khi tham gia các lớp học nghề đã tìm được việc làm ổn định. Thông qua các lớp đào tạo nghề, người dân còn được giáo viên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng đoàn kết, đồng thuận để chung tay xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Thanh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cam Lộ cho biết, trong năm 2022, trung tâm đã mở được 8 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có 3 lớp đào tạo nghề với số lượng 47 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn huyện Cam Lộ (1 lớp từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, 2 lớp từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022).

Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, ngày càng có thêm nhiều lớp dạy nghề, đào tạo nghề được mở ra để truyền dạy kiến thức, kỹ năng cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Đặc biệt, với sự nỗ lực của cán bộ địa phương, sự tận tâm của các thầy, cô giáo công tác tại trung tâm, những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn huyện Cam Lộ dần khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực.

Hiện trung tâm đang chú trọng mở các lớp đào tạo, dạy nghề mới, nhất là các nghề phi nông nghiệp và các nghề dịch vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Từ đó giúp người lao động được học nghề phù hợp nhằm góp phần nâng mức thu nhập bình quân của người đồng bào dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

Nguyễn Thị Thu Hiền

Tin liên quan:
  • Chú trọng đào tạo nghề cho người dân Bản Chùa, Cam Lộ
    Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Hướng tới mục tiêu có việc làm, tăng thu ...

    Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được xem là giải pháp quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, cơ hội lập nghiệp, giúp ổn định đời sống người dân. Đây cũng là nhiệm vụ đã và đang được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh cùng vào cuộc, đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động.

  • Chú trọng đào tạo nghề cho người dân Bản Chùa, Cam Lộ
    Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều bất cập

    Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, cơ bản đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm, nâng cao chất lượng LĐNT. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ kịp thời.


Nguyễn Thị Thu Hiền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giữ nghề làm nón cho mai sau…

Giữ nghề làm nón cho mai sau…
2022-12-18 19:32:00

QTO - Theo thời gian và cuộc sống đổi thay, nhiều nghề và làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một dần. Tuy vậy, đâu đó nơi nhiều làng quê vẫn còn có...

Thời tiết