“Rỗi cá” trên sông, biển
(QT) - Bây giờ, thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt (Gio Linh, Quảng Trị) chỉ còn lại khoảng 10 chiếc tàu, thuyền làm nghề “rỗi cá”. Có thời điểm cách đây vài năm, số tàu, thuyền làm nghề “rỗi cá” trên biển, trên sông lên đến hàng chục chiếc. Họ “quần nát” mặt biển, mặt sông để thu mua cá, mực còn tươi nguyên mà ngư dân vừa mới đánh bắt được từ lòng biển, đáy sông…Định danh “rỗi cá” Trở về sau mấy ngày lênh đênh thu mua mực, cá của ngư dân trên biển, anh Võ Ngọc Hạnh (31 tuổi) cùng tôi lên căn nhà ...

“Rỗi cá” trên sông, biển

(QT) - Bây giờ, thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt (Gio Linh, Quảng Trị) chỉ còn lại khoảng 10 chiếc tàu, thuyền làm nghề “rỗi cá”. Có thời điểm cách đây vài năm, số tàu, thuyền làm nghề “rỗi cá” trên biển, trên sông lên đến hàng chục chiếc. Họ “quần nát” mặt biển, mặt sông để thu mua cá, mực còn tươi nguyên mà ngư dân vừa mới đánh bắt được từ lòng biển, đáy sông… Định danh “rỗi cá” Trở về sau mấy ngày lênh đênh thu mua mực, cá của ngư dân trên biển, anh Võ Ngọc Hạnh (31 tuổi) cùng tôi lên căn nhà của anh nằm giữa thôn Xuân Lộc (Gio Việt, Gio Linh). Khi tôi thắc mắc nghề mà anh đang làm sao lại gọi là “rỗi cá”, anh cười rồi đưa ra mấy giả thuyết của riêng anh để giải thích: “Có lẽ ngày xưa, tất cả các thôn của xã Gio Việt cũ (nay chia tách thành thị trấn Cửa Việt và xã Gio Việt) nằm cạnh sông Hiếu đều làm nghề đánh bắt thủy, hải sản. Và những người không trực tiếp tham gia đánh bắt thủy, hải sản mà mua sắm tàu, thuyền chỉ để thu mua cá, mực…được bà con ngư dân xem là “rảnh rỗi” mới làm nghề đó nên có tên gọi “rỗi cá”.

Anh Võ Ngọc Hạnh xuống khoang tàu kiểm tra hầm chứa đá lạnh, chuẩn bị ra khơi

Cũng có thể khi ngư dân ra biển, ra sông đánh bắt thủy, hải sản phải mua sắm ngư lưới cụ rồi làm việc cật lực từ thả lưới, kéo lưới, buông câu…cho đến khi con cá, con mực nằm gọn trong khoang thuyền mới biết được kết quả công việc của mình làm, trong khi đó những người làm nghề thu mua thì không cần ngư lưới cụ mà chỉ cần theo tàu, thuyền đánh bắt thủy sản để thu mua với vẻ “rảnh rỗi” nên mới gọi là “rỗi cá”. Không biết tiếng lóng “rỗi cá” có từ bao giờ, chỉ biết rằng tiếng lóng ấy được bà con ngư dân dùng để chỉ những người thu mua thủy, hải sản trên biển, trên sông”. Theo anh Võ Ngọc Hạnh thì trong nghề “rỗi cá” có “rỗi cá” trên sông và “rỗi cá” trên biển. “Rỗi cá” trên sông thường chỉ những người thu mua tôm, cá mà ngư dân đánh bắt được bằng nghề cất vó, đóng đáy, giăng lưới trên sông. Muốn làm nghề “rỗi cá” trên sông thì chỉ cần bỏ ra số tiền khoảng chục triệu đồng mua sắm thuyền máy là có thể hành nghề. Người làm nghề “rỗi cá” trên sông phải thức dậy từ 3 - 4 giờ để dong thuyền từ khúc sông này đến khúc sông khác tìm thuyền đánh bắt cá suốt đêm trở về để thu mua, sau đó chờ trời sáng mang cá, tôm còn tươi nguyên lên các chợ đầu mối lớn như chợ Đông Hà, chợ thị xã Quảng Trị…để bán kiếm lời. Và hiện tại, ở thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt không còn tàu, thuyền làm nghề “rỗi cá” trên sông. Còn nghề “rỗi cá” trên biển đòi hỏi phải đầu tư số tiền lớn để mua sắm, đóng mới tàu, thuyền. Bây giờ, người làm nghề “rỗi cá” trên biển muốn đóng một chiếc tàu, thuyền có thể chở được từ 10 - 20 tấn cá, mực các loại phải đầu tư từ 600 – 900 triệu đồng. Người làm nghề “rỗi cá” trên biển đòi hỏi phải thông thuộc ngư trường và biết “quan hệ” mật thiết với các chủ tàu, thuyền đánh bắt thủy, hải sản. Làm nghề biển không cần ngư lưới cụ...

“Bây giờ nếu ai hỏi những người làm nghề “rỗi cá” trên biển như anh em chúng tôi cần gì, thì tôi sẽ không ngần ngại mà nói với họ là chúng tôi cần vốn để đóng mới, cải hoán tàu, thuyền lên công suất càng lớn càng tốt. Tàu có công suất lớn thì anh em chúng tôi sẽ chở được nhiều thực phẩm, xăng dầu…để phục vụ tốt hơn cho các chủ tàu đánh bắt xa bờ yên tâm với những chuyến biển dài ngày. Hiện giờ, tàu anh em chúng tôi công suất nhỏ nên khó lòng mà đáp ứng được”, anh Võ Ngọc Hạnh đã nói với tôi về ước muốn của những người làm nghề “rỗi cá” như vậy.

“Nói là “quan hệ” mật thiết vì khi chủ tàu, thuyền đánh bắt thủy, hải sản đến đánh bắt ở ngư trường nào đó, nếu họ “trúng” những mẻ cá, mực lớn thì họ sẽ chủ động gọi điện thoại, Icom thông báo tọa độ, ngư trường để những người làm nghề “rỗi cá” như anh em tôi cho tàu đến tận nơi thu mua rồi mang vào bờ bán lại kiếm mấy phân lãi từ khoản chênh lệch giá. Nhiều chủ tàu, thuyền biết anh em tôi có lãi chút đỉnh nhưng họ vẫn bán là vì cá, mực họ đánh bắt được bán trực tiếp trên biển thì họ sẽ không phải tốn chi phí xăng dầu vào bờ. Những thứ như thức ăn, nước uống rồi đá lạnh để ướp cá, mực hoặc các linh kiện, phụ tùng máy móc trên tàu, thuyền bị hỏng hóc chỉ cần họ yêu cầu là anh em tôi đều chở từ đất liền ra phục vụ tận ngư trường mà họ đang đánh bắt. Làm cái nghề không cần ngư lưới cụ này cũng vất vả, gian truân như mọi ngành nghề khác, chứ không như người ta nghĩ là “rãnh rỗi” đâu. Đang đêm nhận điện thoại, Icom của chủ tàu cá là tôi cùng với 7 lao động trên chiếc tàu có công suất 215 CV lập tức rời bến”, anh Võ Ngọc Hạnh cho biết. Đang mặn chuyện thì ông Trương Hữu Thiết ở thôn Xuân Lộc (xã Gio Việt) đến tìm anh Hạnh để bàn bạc về chuyến ra khơi thu mua cá, mực vào sáng sớm hôm sau. Ông Thiết góp chuyện: “Tôi gắn bó với nghề “rỗi cá” trên biển gần 10 năm nay. Vừa rồi, chiếc tàu công suất 45 CV của gia đình tôi quá yếu không thể đến những ngư trường xa để thu mua thủy, hải sản, tôi phải vay mượn tiền để sắp tới sẽ nâng cấp, cải hoán lại tàu. Làm nghề “rỗi cá” trên biển phải có tàu công suất lớn thì công việc thu mua thủy, hải sản mới thuận lợi, chứ không đi chuyến nào về “lỗ dầu” chuyến đó. Cứ nhẩm tính mỗi chuyến ra biển rồi vào bờ mất khoảng 3 ngày thì tiền mua dầu, thức ăn hết khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Mà chi phí chừng đó tiền thì phải mua được khoảng 7 - 9 tấn cá, mực các loại mới mong có chút lãi để chia cho anh em trên tàu. Bây giờ, công việc thu mua thủy hải sản của các chủ tàu trên biển để kiếm lãi ngày càng khó khăn nên nhiều người bỏ nghề. Khó khăn là bởi dù đang đánh bắt thủy, hải sản ở ngư trường trên biển nhưng qua hệ thống Icom, điện thoại, các chủ tàu vẫn có thể nắm bắt được giá cả thị trường của các loại cá, mực. Việc các chủ tàu chịu bớt một vài giá so với giá bán trên bờ để anh em tôi có lãi cũng là vì tàu của anh em tôi cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến biển dài ngày của họ thì họ mới bán. Cứ lấy ví dụ, các chủ tàu bán 1 tấn cá, mực trên bờ khoảng 15 – 16 triệu đồng thì họ bán cho anh em tôi với giá 13 – 14 triệu đồng. Như vậy, mỗi tấn cá, mực, tàu làm nghề “rỗi cá” như anh em tôi kiếm được khoảng 1 – 2 triệu đồng. Nói thì nghe dễ dàng vậy, chứ làm nghề “rỗi cá” trên biển là phải biết chấp nhận những “rủi ro”, ví như nhiều hôm chủ tàu gọi điện thoại, Icom thông báo nhưng khi tàu anh em tôi tìm đến ngư trường họ đang đánh bắt, hai bên không thỏa thuận được với nhau về giá cả và chủ tàu không chịu bán là anh em tôi xem như “mất không” tiền dầu. Rồi có hôm chỉ thu mua được 1 – 2 tấn cá phải ở lại dài ngày trên biển chờ mua đủ số lượng, khi vào đến bờ thấy cá, mực không còn tươi hoặc gặp hôm trời mưa, các chủ lò sấy hấp bớt giá, hạ giá là anh em tôi lỗ nặng”. “Bây giờ nếu ai hỏi những người làm nghề “rỗi cá” trên biển như anh em chúng tôi cần gì, thì tôi sẽ không ngần ngại mà nói với họ là chúng tôi cần vốn để đóng mới, cải hoán tàu, thuyền lên công suất càng lớn càng tốt. Tàu có công suất lớn thì anh em chúng tôi sẽ chở được nhiều thực phẩm, xăng dầu…để phục vụ tốt hơn cho các chủ tàu đánh bắt xa bờ yên tâm với những chuyến biển dài ngày. Hiện giờ, tàu anh em chúng tôi công suất nhỏ nên khó lòng mà đáp ứng được”, anh Võ Ngọc Hạnh đã nói với tôi về ước muốn của những người làm nghề “rỗi cá” như vậy. Ngày mai, khi những chiếc tàu đánh bắt xa bờ của xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt ra đến ngư trường buông lưới thì trên bờ người làm nghề “rỗi cá” như anh Hạnh, ông Thiết cũng bắt đầu chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Và họ chính là “cầu nối”, là “hậu cần” đắc lực giữa đất liền với biển khơi để những chủ tàu đánh bắt xa bờ yên tâm bám biển. Bài, ảnh: HOÀNG TIẾN SỸ