(DNSGCT) - Đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn, còn được gọi theo tiếng Pháp là “Bleus de Hué”, theo tác giả Trần Đức Anh Sơn trong sách Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn là những cổ vật gốm sứ do triều đình, quan lại Việt Nam gửi mẫu cho các lò gốm sứ Trung Hoa làm theo các yêu cầu riêng về mẫu mã, đề tài, nội dung trang trí…
Những cổ vật này chủ yếu được đặt hàng bởi các sứ bộ trong những lần đi sứ sang Trung Hoa, kéo dài suốt bốn trăm năm, từ thời Lê - Trịnh, hồi thế kỷ XVI cho đến đầu thế kỷ XX dưới thời Nguyễn…
Những hiện vật đặc biệt quý hiếm này tập trung trong một sưu tập hơn 40 món của anh Nguyễn Hữu Hoàng, ở thôn Trung Đồng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm ngạc nhiên cho các nghiên cứu và giới sưu tầm cổ vật.
Bộ sưu tập quý hiếm
Tô Ải lĩnh xuân vân thời chúa Nguyễn Phúc Chu |
Một cặp tô cùng thời khác thì theo đề tài “Một thức nước in trời”, khắc sâu vào trong cốt sứ chữ “lễ” để đánh dấu đồ dùng trong các đại lễ của triều đình nhà Nguyễn. Hai đĩa họa đề tài long phụng và long vân cùng những tô, đĩa các hiệu đề “Chính Ngọc”, “Đại Thuận”, “Ngoạn Ngọc” là những đồ sứ ký kiểu dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Các hiện vật được xem là đồ ký kiểu thời Tây Sơn với những hiện vật họa phong cảnh, nhân vật đề thơ Nôm thuộc hàng rất hiếm hiện nay cũng có mặt trong sưu tập của anh Hoàng. Đáng chú ý là cặp đĩa trà “Nằm ghệch” nổi tiếng, trong đó vẽ cảnh và người, kèm hai câu thơ chữ Nôm: Vắt chân nằm ghệch ngáy o o / Gẫm xem chẳng khác Đường Ngu thói thuần được tác giả Vương Hồng Sển nhận định là một trong những hiện vật gốm sứ ký kiểu hiếm hoi của triều đại phong kiến ngắn ngủi này.
Dĩa “Nằm ghệch” được xem là đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn |
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, nguyên là Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, tác giả cuốn sách Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn đã nhận xét: “Tôi ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều món đồ sứ ký kiểu quý hiếm trong sưu tập của anh Nguyễn Hữu Hoàng, đặc biệt là những món đồ sứ hiệu đề Thanh Ngoạn, đề các bài thơ Ải lĩnh xuân vân và Tam Thai thính triều của chúa Nguyễn Phúc Chu.
Tô “Mảng họa” vẽ cảnh sông Hương - núi Ngự, ký kiểu thời Minh Mạng |
Cơ duyên
Nguyễn Hữu Hoàng và sưu tập đồ sứ ký kiểu quý hiếm của mình |
Nhờ vào mạng lưới chân rết này mà thông tin về cổ vật trong vùng luôn đến với anh kịp thời và chính xác. Cũng nhờ vậy mà nhiều am miếu, nhà thờ họ hoặc đình chùa khi bị mất cắp cổ vật thường tìm đến Nguyễn Hữu Hoàng nhờ lần ra tung tích mà chuộc về.
Thời gian đầu, anh Hoàng mua được rất nhiều món đồ sứ ký kiểu, trong đó có những thứ xuất xứ từ hoàng tộc, cung đình, ở dạng tô, đĩa, đôn, thống, chóe, tiềm… Dù rất thích nhưng do cần xoay vòng vốn nên anh bán đi, kiếm tiền trang trải nhu cầu chi tiêu trong gia đình. Anh kể rằng vào khoảng bảy năm trước đã mua được cái tô sứ đề họa bài thơ Thuận Hóa vãn thị của chúa Nguyễn Phúc Chu từ một ngôi từ đường của một gia tộc, giá lúc ấy chỉ hai triệu rưỡi và một con heo để dòng họ người ta dâng tạ.
Vừa mua xong, tức thì có người trả giá đến 20 triệu đồng, tương đương mấy cây vàng. Anh rất muốn giữ nhưng lại quá kẹt tiền, buộc lòng phải bán đi. Sau đó, anh cứ bị ám ảnh, bởi nó quá đẹp, quá sang trọng, cao cấp.
Long phụng - tô sứ ký kiểu thời Minh Mạng khắc sâu chữ “lễ”, đánh dấu đồ dùng cho các đại lễ của triều đình |
Tôi lại chạy tiền bay vào mua. Nhiều người hỏi mua với giá có khi gấp nhiều lần giá mua ban đầu nhưng dù có khó khăn mấy, tôi vẫn quyết tâm giữ lại để xây dựng bộ sưu tập, mặt khác tránh lặp lại chuyện đồ quý của Huế cứ lần lượt ra đi mãi mãi”, anh nói.
Tuy không được đào tạo bài bản, nhưng do có nhiều kinh nghiệm, anh Hoàng rất tinh trong việc xét đoán đồ cổ. Những món đồ cổ trong sưu tập của anh tuy không nguyên vẹn, hoàn hảo, nhưng là đồ thật hoàn toàn.
THÁI TRẦN THY