Nâng cao nhận thức phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi
(QT) - Liên tiếp trong mấy năm trở lại đây, ngành chăn nuôi ở Quảng Trị luôn phải đối mặt với những khó khăn, bất trắc. Các loại dịch bệnh như cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng...trên gia súc, gia cầm đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Đặc biệt do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài cuối năm 2010 đã làm chết 847 con trâu bò. Những tháng đầu năm 2011 dịch lở mồm long móng đã xảy ra ở 6 xã, 15 thôn trên địa bàn huyện Đakrông với tổng số 245 con trâu bò bị mắc bệnh. Dịch lở mồm long móng ở trâu bò hiện đang xảy ra ở bản Cu Vơ, xã Hướng Linh (Hướng Hóa). Tại phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà dịch lở mồm long móng cũng đã xuất hiện trên đàn lợn 7 con của một hộ gia đình...
Trao đổi với chúng tôi xung quanh các giải pháp để nâng cao hiệu quả tiêm phòng gia súc, đồng chí Lê Quang Ánh, Phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị cho rằng: “Chúng tôi luôn đề cao nhiệm vụ phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, Chi cục luôn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền cho người chăn nuôi nhận thức được các lợi ích và tầm quan trọng của việc tiêm phòng. Khi dịch bệnh xảy ra thì ngành thú y triển khai mọi biện pháp dập ngay dịch bệnh để tránh lây lan. Nhưng làm thế nào để người chăn nuôi tự giác tiêm phòng là một vấn đề vô cùng phức tạp. Theo chúng tôi, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu và nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của công tác tiêm phòng thì vai trò của chính quyền và các hội, đoàn thể ở mỗi địa phương rất quan trọng. Các cấp hội có thể đưa nhiệm vụ tiêm phòng vào công tác thi đua khen thưởng hàng năm để ràng buộc ý thức chấp hành của từng hội viên; chính quyền cấp thôn, xã cần phải xử lý nghiêm đối với các trường hợp không chấp hành tiêm phòng gia súc, tránh tình trạng nhân nhượng, nhắc nhở qua loa như hiện nay...”. |
Ngay sau khi phát hiện, Chi cục Thúy đã chỉ đạo các Trạm Thúy phối hợp với chính quyền địa phương có dịch triển khai các biện pháp phòng chống dịch; cách ly, chữa trị, chăm sóc trâu bò bệnh; tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn trâu bò, lợn; huy động phương tiện, hóa chất, tăng cường nhân lực thực hiện tiêu độc vùng có dịch tránh lây lan ra diện rộng. Khi tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra dịch bệnh chúng tôi được biết, ngoài các yếu tố khách quan như do ảnh hưởng của thời tiết, diễn biến phức tạp của chu kỳ dịch bệnh, các yếu tố dịch tể thì còn một nguyên nhân quan trọng khác đó chính là nhận thức của người chăn nuôi. Lâu nay người chăn nuôi vẫn đang xem nhẹ công tác tiêm phòng, chưa hợp tác với cơ quan chuyên môn về thúy, chưa xem tiêm phòng là một giải pháp để bảo vệ và phát triển chăn nuôi. Mặt khác chính quyền một số địa phương còn coi tiêm phòng là công việc riêng của cơ quan thúy, chưa đầu tư chỉđạo và có biện pháp để tiêm phòng ở địa phương đạt kế hoạch nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh. Không ít địa phương chỉ quan tâm khi dịch xảy ra, chưa thật sự coi công tác tiêm phòng là biện pháp chủ động tích cực trong phòng dịch... Trở lại vấn đề tiêm phòng và ý thức trách nhiệm của người chăn nuôi đối với công tác tiêm phòng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chúng tôi được biết dịch bệnh thường xảy ra nhỏ lẻ, rải rác ở nhiều nơi, nhiều thời điểm trong năm nên việc giám sát, phát hiện dịch bệnh, thông tin báo cáo ở một số nơi còn chậm. Đây chính là yếu tố khó khăn trong việc khống chế và dập tắt dịch. Mặt khác, theo thống kê của ngành thú y thì phần lớn dịch bệnh xảy ra đối với các hộ chăn nuôi do không thực hiện việc tiêm phòng hàng năm. Thực tế này đặt ra những vấn đề cần quan tâm đối với công tác quản lý tiêm phòng của ngành thú y và chính quyền sở tại. Trước hết việc các hộ chăn nuôi không tự giác tiêm phòng để xảy ra dịch bệnh là vi phạm các quy định của Nghị định 40/2009/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Do đó quyền xử phạt này thuộc về Thanh tra Thú y và Chủ tịch UBND các xã nơi xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên trên thực tế việc xử phạt này không mấy khi được áp dụng bởi nhiều lý do khác nhau nên chưa tạo được điều kiện chế tài nghiêm khắc bắt buộc các hộ chăn nuôi phải tuân thủ việc tiêm phòng. Mặt khác, ngoài việc tiêm phòng đối với các loại dịch bệnh nằm trong danh mục hỗ trợ của nhà nước như lở mồm long móng, cúm gia cầm thì vẫn còn một số bệnh khác như tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả nay vẫn chưa được nhà nước hỗ trợ tiêm phòng nên có không ít hộ chăn nuôi hoặc do nhận thức hoặc do khả năng tài chính hạn hẹp nên đã không tự giác thực hiện tiêm phòng. Thực tế này lại kéo theo một hệ lụy khác gây tổn hại đối với người chăn nuôi, đó chính là hộ chăn nuôi không được nhận hỗ trợ thiệt hại mỗi khi dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng định kỳ hàng năm theo Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 5/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Thủ tướng Chính phủ. Được biết hiện nay một số địa phương như Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh hàng năm đều trích một phần ngân sách sự nghiệp để hỗ trợ cho công tác tiêm phòng. Ngoài ra các HTX cũng đã lập quỹ tiêm phòng để hỗ trợ cho cán bộ tiêm phòng, đứng ra bảo lãnh nợ tiền mua vacxin cho các hộ nuôi. Ở Hải Lăng hiện nay đã có 60 HTX lập được quỹ tiêm phòng, Triệu Phong có trên 40% HTX có quỹ tiêm phòng...Thực tế này không chỉ có ý nghĩa đối với công tác phòng ngừa dịch cho đàn gia súc mà còn tạo ra đòn bẩy quan trọng giúp người chăn nuôi nâng cao nhận thức về công tác tiêm phòng. Trao đổi với chúng tôi xung quanh các giải pháp để nâng cao hiệu quả tiêm phòng gia súc, đồng chí Lê Quang Ánh, Phó Chi cục Thú y tỉnh cho rằng: “Chúng tôi luôn đề cao nhiệm vụ phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, Chi cục luôn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền cho người chăn nuôi nhận thức được các lợi ích và tầm quan trọng của việc tiêm phòng. Khi dịch bệnh xảy ra thì ngành thú y triển khai mọi biện pháp dập ngay dịch bệnh để tránh lây lan. Nhưng làm thế nào để người chăn nuôi tự giác tiêm phòng là một vấn đề vô cùng phức tạp. Theo chúng tôi, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu và nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của công tác tiêm phòng thì vai trò của chính quyền và các hội, đoàn thể ở mỗi địa phương rất quan trọng. Các cấp hội có thể đưa nhiệm vụ tiêm phòng vào công tác thi đua khen thưởng hàng năm để ràng buộc ý thức chấp hành của từng hội viên; chính quyền cấp thôn, xã cần phải xử lý nghiêm đối với các trường hợp không chấp hành tiêm phòng gia súc, tránh tình trạng nhân nhượng, nhắc nhở qua loa như hiện nay...”. Tuy nhiên, việc áp dụng các chế tài để bắt buộc người chăn nuôi nghiêm túc chấp hành các quy định về tiêm phòng gia súc là điều không phải khó nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi. Từ đó giúp họ tự nguyện chấp hành việc tiêm phòng để tránh dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại cho gia đình và ảnh hưởng tới cộng đồng mới là vấn đề quan trọng nhất hiện nay. HỒ NGUYÊN KHA