Thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
(QT) - Trong chương trình Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012 được tổ chức tại Quảng Trị (ngày 4-5/6/2012), phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai là một trong các chủ đề được đưa ra bàn thảo. Đối với Quảng Trị, đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi là tỉnh nằm ven biển miền Trung có địa hình đa dạng gồm núi, đồi, đồng bằng và cồn cát ven biển bị chia cắt mạnh bởi sông suối, đèo dốc và phân hóa thành các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Trong xu thế biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn ...

Thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

(QT) - Trong chương trình Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012 được tổ chức tại Quảng Trị (ngày 4-5/6/2012), phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai là một trong các chủ đề được đưa ra bàn thảo. Đối với Quảng Trị, đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi là tỉnh nằm ven biển miền Trung có địa hình đa dạng gồm núi, đồi, đồng bằng và cồn cát ven biển bị chia cắt mạnh bởi sông suối, đèo dốc và phân hóa thành các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Trong xu thế biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu hiện nay, thiên tai ngày càng trở nên khó lường, khó dự đoán, dự báo chính xác về thời gian và cường độ cũng như thiệt hại gây ra. Vấn đề phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với BĐKH đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển bền vững của cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng.

Đối với chính sách hỗ trợ di dân ra các đảo, trong đó có đảo Cồn Cỏ của Quảng Trị để góp phần giữ vững biển đảo hiện nay mới được hỗ trợ 80 triệu đồng/hộ trong khi thực tế để xây dựng được 1 căn hộ ngoài đảo diện tích 40 m 2 cần khoảng 300 triệu đồng, do đó mức hỗ trợ theo quy định là quá thấp. Quyết định 172 của Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2007, đến nay công tác PCBL, GNTT xuất hiện thêm nhiều yếu tố mới trong việc thích ứng với BĐKH, nên cần nghiên cứu bổ sung các chương trình cho phù hợp với điều kiện thực tế ở từng vùng và phù hợp với các loại hình thiên tai khác như sụt lún đất, lũ ống, lũ quét, cháy rừng, hệ thống đường cứu hộ, cứu nạn nhằm sơ tán, chuyển dân...

Thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (GNTT) đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và GNTT đến năm 2020; phê duyệt Kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp của tỉnh đến năm 2020; đồng thời kiện toàn Ban chỉ huy PCLB - TKCN các cấp; xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao (bình quân 10,8%/năm), nhưng do xuất phát điểm thấp, đến nay Quảng Trị vẫn là một tỉnh phát triển thấp. Với sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương thông qua các chương trình, dự án, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế và giảm thiểu tới mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH. Thông qua chương trình nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo đã đầu tư và vận hành thử 9 trạm thủy văn và 3 điểm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh; lập website của Ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh; xây dựng thêm 90 tháp cảnh báo lũ ở các khu vực thấp trũng. Ngoài ra đã đầu tư thí điểm các loại hình cảnh báo như kẻng, chiêng, trống, loa cầm tay…ở 12 xã vùng sâu, vùng xa nhằm kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực và hiệu quả việc cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo tới các đối tượng và cộng đồng; đồng thời tổ chức các cuộc diễn tập quy mô cấp tỉnh, huyện, xã, thôn ở nhiều vùng, miền khác nhau; tổ chức tập huấn kiến thức về BĐKH, quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho 40 xã, phường trọng điểm về thiên tai...Bên cạnh đó đã quan tâm đầu tư trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; hỗ trợ nhân dân trồng rừng kinh tế, nâng được độ che phủ rừng từ 29,7% năm 1999 lên 47,1% vào năm 2011. Đối với giải pháp công trình, đã tập trung xây dựng và củng cố hệ thống đê, kè nhằm chủ động phòng chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; kết hợp giữa nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, phòng chống lụt bão với phục vụ khai thác tối đa tiềm năng ven biển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Hệ thống hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bảo đảm an toàn đầu mối, điều tiết dòng chảy, tham gia cắt lũ và phục vụ tưới nước cho sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cũng đã xây dựng các khu tái định cư di dời dân ra khỏi vùng sạt lở bờ sông, đồi núi, nơi có nguy cơ lũ quét nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; xây dựng khu neo đậu cho tàu thuyền tránh, trú an toàn trong mùa mưa bão. Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng cơ sở vật chất và nguồn lực phục vụ cho phòng tránh GNTT và BĐKH của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Để thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và GNTT, các Bộ, ngành Trung ương cần giúp đỡ tỉnh Quảng Trị giải quyết một số nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách, như chương trình hoàn thiện và nâng cấp đê biển quy định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương tối đa không quá 90% tổng mức nhưng lại không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng và các giải pháp phi công trình. Quy định này gây khó khăn cho tỉnh phải cân đối toàn bộ vốn giải phóng mặt bằng thường không đáp ứng, gây chậm tiến độ thi công công trình, dẫn đến việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Chương trình xây dựng các công trình phòng chống sạt lở hiện chưa được xem xét trên quan điểm phòng ngừa mà chủ yếu được xử lý nhằm khắc phục hậu quả nên đề nghị Trung ương nghiên cứu, đưa chương trình này vào đầu tư trên quan điểm phòng ngừa, thực hiện trước mùa mưa bão để đỡ tốn kém. Hiện nay Quảng Trị thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của bão lụt với hàng ngàn hộ dân sinh sống ở các vùng ngập úng, đời sống khó khăn, đề nghị Trung ương cho phép Quảng Trị được áp dụng cơ chế riêng. Đối với chính sách hỗ trợ di dân ra các đảo, trong đó có đảo Cồn Cỏ của Quảng Trị để góp phần giữ vững biển đảo hiện nay mới được hỗ trợ 80 triệu đồng/hộ trong khi thực tế để xây dựng được 1 căn hộ ngoài đảo diện tích 40 m 2 cần khoảng 300 triệu đồng, do đó mức hỗ trợ theo quy định là quá thấp. Quyết định 172 của Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2007, đến nay công tác PCBL, GNTT xuất hiện thêm nhiều yếu tố mới trong việc thích ứng với BĐKH, nên cần nghiên cứu bổ sung các chương trình cho phù hợp với điều kiện thực tế ở từng vùng và phù hợp với các loại hình thiên tai khác như sụt lún đất, lũ ống, lũ quét, cháy rừng, hệ thống đường cứu hộ, cứu nạn nhằm sơ tán, chuyển dân... Để chủ động phòng chống, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ngoài việc tranh thủ các nguồn lực từ ngân sách trung ương, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng vững chắc, vấn đề quan trọng đặt ra là các cấp, các ngành, các địa phương cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống GNTT, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các lực lượng, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với mọi tình huống có thể xảy ra, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ PCLB, GNTT, bảo vệ tài sản của nhà nước, tài sản và cuộc sống của nhân dân. PHƯƠNG MINH