Chuối lùn – cây xóa đói giảm nghèo ở vùng Tà Rụt
(QT) - Nếu Lao Bảo, Tân Long, Tân Thành (Hướng Hóa, Quảng Trị) là "thủ phủ" của cây chuối móc và chính loại cây ăn quả ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao này đã đưa vị thế của nhiều người trồng chuối lên hàng triệu phú thì vùng Tà Rụt (bao gồm các xã phía nam huyện Đakrông như A Ngo, Tà Rụt, A Vao, A Bung) là "vương quốc" của cây chuối lùn, nhất là khi đường Hồ Chí Minh được nâng cấp, đường vào A Vao được thông tuyến thì vị thế cây chuối càng được khẳng định và tôn vinh.  Ông Hồ Prừm ở A Ngo chỉ ...

Chuối lùn – cây xóa đói giảm nghèo ở vùng Tà Rụt

(QT) - Nếu Lao Bảo, Tân Long, Tân Thành (Hướng Hóa, Quảng Trị) là "thủ phủ" của cây chuối móc và chính loại cây ăn quả ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao này đã đưa vị thế của nhiều người trồng chuối lên hàng triệu phú thì vùng Tà Rụt (bao gồm các xã phía nam huyện Đakrông như A Ngo, Tà Rụt, A Vao, A Bung) là "vương quốc" của cây chuối lùn, nhất là khi đường Hồ Chí Minh được nâng cấp, đường vào A Vao được thông tuyến thì vị thế cây chuối càng được khẳng định và tôn vinh. Ông Hồ Prừm ở A Ngo chỉ cho tôi xem rẫy chuối ở lưng chừng núi phía bên kia sông Đakrông rồi bảo rằng: “Đường qua đó xa lắm nhà báo đi không nổi đâu, mình phải đi mất hai giờ đồng hồ mới đến nơi. Mấy năm nay nhờ cây chuối lắm đấy, gần 1000 bụi chuối, mỗi năm nhà mình thu được hơn 20 chục triệu đồng. Cây chuối đã giúp mình làm lại nhà mới, sắm được chảo xem ti vi và mua sắm được nhiều vật dụng khác”. Dù không đến được rẫy của ông nhưng nhìn nét mặt rạng ngời của ông tôi hiểu ông đã tìm được niềm vui từ việc trồng cây chuối lùn.

Chị Kăn Klong ở Ro Ró (A Vao) là người có nguồn thu nhập lớn từ việc trồng chuối
Ở vùng phía nam huyện Đakrông này đi đâu cũng nhìn thấy núi đá. Núi xếp chồng xếp lớp lên nhau, núi lấn cả đường, núi len vào tận bản, rừng núi bao là mà đất cho người sản xuất thì không đủ, tìm được đất làm nương đã khó, đất làm ruộng càng khó hơn, dân số cả vùng hơn 11.000 người nhưng chỉ có chưa đầy 130 ha ruộng nước. Để mưu sinh người dân vùng Tà Rụt chỉ biết phát rừng làm nương rẫy, theo bước chân du canh, bao nhiêu cánh rừng già đã bị tàn phá để đổi lấy hạt lúa, hạt ngô nuôi sống con người. Vất vả nhọc nhằn nhưng người dân nơi đây nào có sung túc, no đủ gì, mỗi năm chỉ tự túc được từ 3 đến 5 tháng lương thực, xã nào cũng có trên 50% số hộ thuộc diện đói nghèo, nếu không có sự trợ cấp thường xuyên thì tình trạng thiếu đói trên diện rộng là khó tránh khỏi. Cơ hội chỉ đến với người dân trong vùng khi đường Hồ Chí Minh được nâng cấp và mở rộng, tiếp sau đó là tuyến đường Tà Rụt - A Vao với số vốn 22 tỷ đồng được đầu tư xây dựng. Khoảng cách giữa các xã phía nam huyện với bên ngoài được rút ngắn. Theo con đường, những chuyến xe hàng lên xuống thường xuyên hơn, sản phẩm người dân vùng Tà Rụt làm ra đã trở thành hàng hóa. Chị Căn Don ở A Vao đặt gùi chuối nặng trĩu xuống bên vệ đường, mặt ánh lên niềm vui khi thông báo với tôi rằng, từ ngày có đường giao thông, nhiều loại nông sản như bắp, sắn, chuối của bà con trên này được tiêu thụ hết sức dễ dàng với giá cao. Nếu trước đây mỗi buồng chuối dài trên 10 nãi như thế này chỉ bán được 5.000 - 10.000 đồng là cùng, thậm chí có khi cho không mà nhiều người cũng không dám lấy vì đường về quá xa, phương tiện giao thông không có, nhưng bây giờ chuối đã lên ngôi, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, mỗi buồng bán tại chỗ cũng được từ 70.000 – 80.000 đồng, thương lái vào tận rẫy đặt mua, trả tiền trước.

Cây chuối lùn đã mang về cho người dân trong vùng nguồn thu nhập đáng kể góp phần tích cực vào quá trình xóa đói giảm nghèo, không ít hộ gia đình đã giàu lên từ cây chuối. Sản phẩm chuối Tà Rụt đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước, về Đông Hà, vào Huế, ra tận biên giới Lạng Sơn để xuất khẩu qua Trung Quốc và hiện nay đang là mùa thu hoạch rộ, thương lái khắp nơi vẫn đang đổ xô về thu mua, có bao nhiêu cũng bao tiêu hết với giá rất hấp dẫn.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây chuối lùn là loại cây dễ trồng nhất ở vùng Tà Rụt so với nhiêu loại cây trồng khác. Mặt khác, do thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ khoảng 1 năm, trồng một lần nhưng khai thác được nhiều năm nên đây cũng là cây trồng phù hợp với tâm lý canh tác của người dân vùng cao. Trước đây khi chuối quả chưa có giá trị kinh tế, bà con vùng Tà Rụt chỉ trồng để ăn, từ ngày thị trường tiêu thụ mạnh, giá cao, chuối đã trở thành cây trồng chủ lực trong các vườn nhà, nương rẫy, chuối còn leo lên tận sườn đồi, đỉnh núi để mang về cho người dân nơi đây một nguồn thu nhập không nhỏ. Chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo ông Hồ Trọng Biên, Bí thư Đảng ủy xã Tà Rụt: ước tính, toàn vùng có trên 500 ha chuối lùn, mỗi năm thu hoạch hàng chục nghìn tấn quả. Riêng xã Tà Rụt đã có diện tích trồng chuối trên 100 ha, 60% hộ đồng bào nơi đây đã có thu nhập mỗi năm trên 10 triệu đồng từ bán chuối. Cây chuối lùn đã mang về cho người dân trong vùng nguồn thu nhập đáng kể góp phần tích cực vào quá trình xóa đói giảm nghèo, không ít hộ gia đình đã giàu lên từ cây chuối. Sản phẩm chuối Tà Rụt đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước, về Đông Hà, vào Huế, ra tận biên giới Lạng Sơn để xuất khẩu qua Trung Quốc và hiện nay đang là mùa thu hoạch rộ, thương lái khắp nơi vẫn đang đổ xô về thu mua, có bao nhiêu cũng bao tiêu hết với giá rất hấp dẫn. Tiếc rằng, hiện nay việc mở rộng diện tích cây chuối của người dân vùng Tà Rụt vẫn đang mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm mà chưa có sự định hướng phát triển từ tầm vĩ mô. Điều đó thể hiện rõ trong quy hoạch phát triển, huyện Đakrông vẫn chưa xem đây là một loại cây trồng thế mạnh để có sự đầu tư. Ngay việc hỗ trợ người dân sản xuất thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, có nhiều loại cây trồng vô thưởng vô phạt đã được di thực vào vùng đất này, trong khi đó một loại cây trồng đã được khẳng định là rất có hiệu quả, phù hợp tập quán canh tác của người dân địa phương thì chưa ai ngó ngàng tới. Nên chăng để xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho vùng đất này hãy bắt đầu từ cây chuối lùn? Bài và ảnh: Hoàng Đức.