Nỗ lực phấn đấu để mỗi gia đình thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội
* NGUYỄN HUY HÙNG, Phó Giám đốc Sở VH, TT & DL Quảng Trị Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người; là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định của mỗi quốc gia. Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng gia ...

Nỗ lực phấn đấu để mỗi gia đình thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội

* NGUYỄN HUY HÙNG, Phó Giám đốc Sở VH, TT & DL Quảng Trị Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người; là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định của mỗi quốc gia. Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng gia đình và công tác gia đình luôn được các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và toàn xã hội quan tâm, chăm lo. Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của gia đình và công tác gia đình trong cộng đồng dân cư và các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hàng năm, vào ngày Gia đình Việt Nam 28/6, các hoạt động như tổ chức hội thi, hội thảo, tọa đàm, hội nghị biểu dương các gia đình văn hóa xuất sắc... đã được các địa phương, cơ quan, đoàn thể tổ chức sôi nổi. Việc xây dựng tiêu chí “Gia đình 5 không 3 sạch” bước đầu phát huy hiệu quả. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bình đẳng giới có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hoạt động hỗ trợ được triển khai như xây dựng CLB Phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng đã góp phần đẩy lùi nạn bạo hành gia đình.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao cờ tuyên dương các đơn vị văn hóa xuất sắc năm 2012 - Ảnh: THÀNH DŨNG

Qua 5 năm triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo được sự thay đổi về nhận thức, hành động của chính quyền các cấp vàcác tầng lớp nhân dân. Công tác chăm sóc người cao tuổi cũng được gia đình và xã hội quan tâm. Một số địa phương đã tổ chức các phong trào thi đua như: “Tuổi cao - Gương sáng”; “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”... tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khoẻ, sống có ích. Nhiều chương trình, kế hoạch về gia đình và công tác gia đình đã được các cấp ủy, chính quyền, mặt trận thực hiện lồng ghép, gắn kết vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của địa phương đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa theo Kế hoạch số 06-KH/TU ngày 30/9/1998 của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 54-CTr/TU ngày 28/12/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa; làng, bản, khu phố văn hóa, Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở VH, TT & DL) đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương làm tốt công tác tuyên truyền nhằm vận động, tập hợp, thu hút toàn dân, toàn xã hội tham gia. Nhờ vậy, phong trào đã phát huy tối đa các giá trị văn hóa của gia đình truyền thống; lấy đạo lý, nền nếp gia phong làm hạt nhân, bám sát nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực để thu hút ngày càng nhiều các gia đình thuộc mọi thành phần xã hội đăng ký tham gia. Đến nay, toàn tỉnh có 129.403/151.150 gia đình được công nhận gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 85,6%). Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; những tấm gương hiếu học từ gia đình cho đến dòng họ. Trong đó có nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng đã vượt khó vươn lên trong cuộc sống, trở thành các điển hình tiên tiến. Tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện ngày càng tốt hơn, người dân có ý thức chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những thành quả đó đã góp phần xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Tuy vậy, hiện nay mặt trái của nền kinh tế thị trường đang đặt gia đình và công tác gia đình ở Quảng Trị trước nhiều khó khăn, thách thức. Đó là nền nếp gia phong, đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam có nguy cơ bị mai một. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân, việc nạo phá thai và các tệ nạn xã hội khác như ma túy, cờ bạc, mại dâm, cướp của, giết người... trong giới trẻ tăng cao đã để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Một bộ phận cha mẹ vì lo làm ăn mà thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc con cái. Hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ vẫn còn xảy ra. Lối sống thực dụng chạy theo lợi ích vật chất, lối sống ích kỷ, hưởng thụ, sa đọa... đã khiến nhiều gia đình tan vỡ. Nền nếp, kỷ cương, trật tự gia đình bị phá vỡ khiến cho nền tảng xã hội có nguy cơ bị lung lay. Nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống của gia đình, ngày 19/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn năm 2013 là Năm Gia đình Việt Nam. Hưởng ứng lễ phát động Năm Gia đình Việt Nam 2013, tối 17/5/2013, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, UBDN tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ phát động Năm Gia đình Việt Nam và tuyên dương các đơn vị văn hóa tiêu biểu xuất sắc năm 2012. Với chủ đề “Kết nối yêu thương”, Năm Gia đình Việt Nam 2013 sẽ hướng đến kết nối vai trò, trách nhiệm và tình cảm của các thành viên để cùng chia sẻ, chăm lo xây dựng tổ ấm và giảm thiểu các vấn đề bức xúc trong gia đình, nhất là vấn đề bạo lực gia đình đang làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Đây cũng là dịp để các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng và gia đình cùng nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến tích cực giải quyết các vấn đề bức xúc của gia đình hiện nay, hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam phát triển bền vững, thực sự là tổ ấm của mọi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành VH,TT&DL tỉnh tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, địa phương tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tăng cường công tác tuyên truyền, đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực gia đình đến với từng nhà và mọi người dân; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, các gia đình điển hình tiên tiến và phê phán những biểu hiện không lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống gia đình. Tăng cường công tác giáo dục văn hóa gia đình nhằm làm cho mọi người hiểu rõ, nhận thức đầy đủ về chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái của gia đình cũng như những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam như: kỷ cương, nền nếp, gia phong, trọng đạo hiếu, lễ nghĩa; trọng học vấn... Kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn cho thấy, giáo dục văn hóa gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa có tính chất định hướng cho tương lai, vừa tạo lập một nền móng vững chắc cho nhân cách, tài năng của mỗi thành viên gia đình. Vì vậy, cần tiếp tục đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực; lồng ghép phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phong trào xây dựng nông thôn mới; nâng cao số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người dân; kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, hoàn thiện chân giá trị mới của con người Việt Nam, tăng sức đề kháng để có thể “miễn dịch” trước những văn hóa phẩm độc hại; nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và nhân dân; thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thế của nữ giới trong xã hội; duy trì và nhân rộng các CLB Phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, các phong trào “Gia đình 5 không 3 sạch”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”... Vận động các gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của gia đình và văn hóa gia đình, xem đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con người. Phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong công tác gia đình, xây dựng gia đình văn hóa có nền kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú là yêu cầu bức thiết hiện nay để mỗi gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội. Với tinh thần trách nhiệm cao và các giải pháp triển khai đồng bộ đó, tin rằng trong thời gian tới, vai trò, vị trí của gia đình ngày càng được khẳng định và các gia đình ngày càng “khỏe mạnh” hơn để giữ vững nền tảng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà cho Quảng Trịcónhững bước tiến nhanh và bền vững.