Bài học lịch sử ở Vũng Chùa-đảo Yến
(QT) - Ngày 13-10, hàng chục vạn người dân cả nước đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về an nghỉ trên núi Thọ Sơn, vùng Vũng Chùa-đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình). Có thể gặp những cựu binh từ Điện Biên vượt hơn 1.000 cây số tìm về, hay bà mẹ từ miền Nam ra thắp nén nhang lần cuối…Mỗi người dân đều có một Đại tướng của riêng mình khắc khoải trong tâm thức.
Từ nhiều năm nay, chúng ta luôn “báo động đỏ” về chuyện học sử trong học sinh. Nhiều hội thảo về dạy và học sử trong nhà trường đã tổ chức. Nhiều nhà giáo dục uy tín đã lo ngại khi sau mỗi mùa thi đại học, điểm của bài thi môn Lịch sử rất thấp…Nhưng lịch sử không chỉ nằm im lặng trên trang sách, nếu chúng ta khơi dậy được tình yêu với lịch sử qua những câu chuyện cụ thể, những con người gần gũi, những chuyến đi ấn tượng…chắc chắn, câu chuyện học sử sẽ không khiến ngành giáo d ục âu lo đến vậy. |
Và thật bất ngờ, trong dòng người về đưa tiễn Đại tướng, với lần về quê Mẹ cuối cùng và mãi mãi ấy, chúng tôi gặp một nhóm thầy và trò Trường THPT Cam Lộ cũng lặn lội ra tận đây, bên bờ biển Vũng Chùa này. Cũng là câu chuyện bày tỏ lòng kính trọng và tiếc thương với Đại tướng như hàng triệu người dân nước Việt đã bày tỏ trong những ngày qua, nhưng có khác chăng, chuyến đi này lại là của một nhóm học sinh Trường THPT Cam Lộ do nhà trường tổ chức. Một chuyến đi, nhưng cũng là một bài học lịch sử cụ thể và ấn tượng mà tôi tin rằng những học sinh này sẽ suốt đời mình không thể nào quên được. Một “phần thưởng” mà nhà trường dành cho thành tích giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử của các em học sinh. Còn gì ý nghĩa hơn khi những học sinh yêu lịch sử, đam mê lịch sử lại được chứng kiến những phút giây lịch sử của một nhân vật lịch sử đã “góp phần làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới!”. Không chỉ có các em học sinh đạt thành tích cao ở môn Sử, chuyến đi còn có các thầy cô giáo dạy bộ môn Lịch sử trong trường. Tôi tin những khoảnh khắc của ngày 13-10, trong buổi chiều đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào cõi vĩnh hằng bên vùng đất đèo Ngang lịch sử này sẽ được tất cả những người dân được về đây nhắc mãi về sau, như một kỷ niệm, như một ký ức, như một dấu ấn bất tuyệt trong đời. Và vì thế, câu chuyện về chuyến đi đặc biệt dành cho những học sinh yêu lịch sử này còn là một sự động viên rất ý nghĩa của Ban giám hiệu nhà trường, làm cho học sinh yêu hơn những trang sử nước nhà, trang sử ấy không chỉ là bài học đầy ắp sự kiện trong những trang sách giáo khoa mà còn là những con người cụ thể, những ấn tượng cụ thể, những cảm xúc cụ thể. Hơn rất nhiều trang sách, chứng kiến biển người đổ về Vũng Chùa trong chiều 13- 10, chứng kiến những bà cụ, những em thiếu nhi ôm tấm ảnh Đại tướng đứng chờ từ sáng cho đến tối, chứng kiến những yêu thương chật kín đất trời dành cho người vừa nằm xuống, chắc chắn tôi tin lòng say mê với lịch sử đất nước quê hương sẽ được nhân lên bội lần! Cũng từ hình ảnh những em học sinh giỏi Sử của Trường THPT Cam Lộ về dự lễ an táng Đại tướng, chúng tôi lại nhớ về cuộc hội thảo vừa diễn ra mấy tuần về một nhân vật lịch sử khác ở tỉnh ta: Chúa Nguyễn Hoàng. Bên lề cuộc hội thảo, chúng tôi gặp những nhà nghiên cứu lịch sử, những giáo sư đầu ngành. Nhiều người nói rằng ngoài lịch sử từ trang sách giáo khoa, lịch sử địa phương, nhiều học sinh vẫn chưa được am tường hiểu rõ, như trường hợp chúa Nguyễn Hoàng. Và vì thế, chuyện học lịch sử qua những chuyến đi xa có thể các em học sinh chưa có điều kiện, chuyện đến với những công viên, bảo tàng, tượng đài các nhân vật lịch sử cũng cần có kinh phí để dựng xây…Nhưng có thể các em học được lịch sử qua ngôi trường mình mang tên, tự hào hơn về quê hương qua những con người đã trở thành lịch sử ngay trên chính nơi các em hôm nay đang sinh sống, học tập.. Từ nhiều năm nay, chúng ta luôn “báo động đỏ” về chuyện học sử trong học sinh. Nhiều hội thảo về dạy và học sử trong nhà trường đã tổ chức. Nhiều nhà giáo dục uy tín đã lo ngại khi sau mỗi mùa thi đại học, điểm của bài thi môn Lịch sử rất thấp…Nhưng lịch sử không chỉ nằm im lặng trên trang sách, nếu chúng ta khơi dậy được tình yêu với lịch sử qua những câu chuyện cụ thể, những con người gần gũi, những chuyến đi ấn tượng…chắc chắn, câu chuyện học sử sẽ không khiến ngành giáo d ục âu lo đến vậy. LÊ ĐỨC DỤC