Ra biển mùa bão tố (Bài cuối)
(QT) - Mùa này, theo kinh nghiệm của những ngư dân lão luyện trong nghề biển thì thường là trước và sau khi những cơn bão quét qua biển Đông cũng là lúc dòng hải lưu luân chuyển, xáo động mạnh mang theo những luồng cá, mực di cư kiếm mồi. Chính sức hấp dẫn của luồng cá, mực... nên ngư dân vùng biển đã bất chấp sóng to, gió lớn để ra khơi. Nhiều người may mắn “trúng đậm” cá, mực, thu về hàng trăm triệu đồng thì trở nên giàu có nhưng cũng không ít người bỏ mạng trong cơn cuồng nộ của đại dương ...

Ra biển mùa bão tố (Bài cuối)

(QT) - Mùa này, theo kinh nghiệm của những ngư dân lão luyện trong nghề biển thì thường là trước và sau khi những cơn bão quét qua biển Đông cũng là lúc dòng hải lưu luân chuyển, xáo động mạnh mang theo những luồng cá, mực di cư kiếm mồi. Chính sức hấp dẫn của luồng cá, mực... nên ngư dân vùng biển đã bất chấp sóng to, gió lớn để ra khơi. Nhiều người may mắn “trúng đậm” cá, mực, thu về hàng trăm triệu đồng thì trở nên giàu có nhưng cũng không ít người bỏ mạng trong cơn cuồng nộ của đại dương bởi họ dám ra biển trong mùa bão tố. >>> Ra biển mùa bão tố (Bài 1) >>> Ra biển mùa bão tố (Bài 2) Bài cuối: Làng chài bây giờ nhiều tỷ phú Bây giờ các làng chài gắn với nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển, trên sông như An Trung, Đại Lộc, Long Hà đã trở thành khu phố của thị trấn Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) đang bắt đầu trở nên sầm uất nằm yên bình bên con đường xuyên Á. Ai một lần đến thăm những làng chài này đều không khỏi ngạc nhiên trước sự trù phú đang hiện diện ở nơi đây. Minh chứng sinh động nhất là trên tuyến đường xuyên Á (đoạn qua thị trấn Cửa Việt) cũng như nhiều con đường nhỏ uốn lượn dọc ngang trong các làng chài là những ngôi nhà hai tầng, ba tầng xây theo kiểu biệt thự đã hoàn thành, kín cổng, cao tường cũng như đang thi công dở dang của bà con ngư dân. Tranh thủ thời gian không ra biển giữa “kỳ trăng” trong tháng, anh Nguyễn Xuân Thủy ở khu phố 2 (thị trấn Cửa Việt, Gio Linh) gọi tốp thợ về sửa sang lại căn nhà nằm sát bến thuyền khu phố. Dù đang khá bận rộn phụ giúp những việc lặt vặt cho tốp thợ xây nhà, anh Thủy vẫn vui vẻ tiếp chuyện tôi. Anh Thủy cho biết, trước đây, thuyền của gia đình anh có công suất nhỏ lại đánh bắt thủy hải sản bằng các ngành nghề truyền thống như câu vàng, lưới rê...ở gần bờ nên sản lượng đánh bắt được không cao. Năm 2010, từ số tiền tích cóp cũng như vay mượn được, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư đóng mới con tàu đánh bắt xa bờ có công suất 90 CV (mang số hiệu 92029 QT) cũng như mua sắm thêm nhiều ngư lưới cụ gồm lưới vây, pha xúc... phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ và dài ngày trên biển. Từ ngày có tàu, ngư lưới mới, thu nhập từ nghề biển của gia đình anh cũng khá hơn trước đây rất nhiều. Như chuyến biển trước khi anh nghỉ giữa “kỳ trăng” (“kỳ trăng” là tiếng lóng mà ngư dân muốn nói đến những đêm trăng sáng trong tháng, tàu không thể đánh bắt được bằng nghề pha xúc do đèn trên tàu không hội tụ được ánh sáng để thu hút đàn cá) để sửa nhà, tàu của gia đình anh ra khơi đánh bắt thủy hải sản khoảng 16 - 17 ngày rồi về bến cũng thu được khoảng 200 - 300 triệu đồng (chưa trừ chi phí).

Những ngư dân gặp nạn trên biển được tàu cá mang số hiệu QT 91568 do anh Bùi Đình Dũng làm thuyền trưởng cứu trong cơn bão số 6 vừa qua

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt Mai Văn Minh cho biết: “Cách đây khoảng chục năm, cứ nói đến mấy tàu đánh bắt xa bờ là người ta ngao ngán bởi tiếng là tàu đánh bắt xa bờ nhưng chủ yếu là nằm bờ. Chịu cảnh nằm bờ cũng do tàu là tàu dự án nên ngư lưới cụ luôn rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” chứ chưa nói đến chuyện đầu tư cải hoán, mua sắm mới. Mà ngư lưới cụ cũ nát rệu rã nên sản lượng đánh bắt thủy hải sản không đủ bù chi phí xăng dầu, thực phẩm, nhân công cho mỗi chuyến ra biển đánh cá nên nằm bờ cũng là chuyện bình thường. Bây giờ thì khác rồi, tàu đánh bắt xa bờ là do các chủ tàu tự vay vốn ngân hàng hoặc bỏ tiền túi ra để đóng mới. Tàu đóng mới rồi thì dù chủ tàu có khó khăn đến mấy cũng phải cố mà mua sắm ngư lưới cụ hiện đại thì đánh bắt thủy hải sản hiệu quả được. Điều đáng mừng là mấy năm trở lại đây, các chủ tàu đánh bắt xa bờ ở thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt đã trang bị cho tàu của mình các loại ngư lưới cụ hiện đại như pha xúc, vây rút chì, rê bùng nhùng...Để chủ động cho việc dò tìm luồng cá, hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ đã trang bị nhiều loại máy móc hiện đại như máy tầm ngư loại dò ngang, dò dọc với trị giá hàng trăm triệu đồng. Tàu thuyền, ngư lưới cụ hiện đại nên sản lượng đánh bắt thủy hải sản của các tàu đánh bắt xa bờ trên địa bàn thị trấn Cửa Việt cũng cao hơn. Nhiều tàu đánh bắt xa bờ của thị trấn có nguồn thu 100 - 200 triệu đồng (đã trừ chi phí) sau mỗi chuyến biển và thu 2 - 3 tỷ đồng /năm từ đánh bắt thủy hải sản là chuyện bình thường. Mà giờ đây, chuyện tư thương ép giá thủy hải sản bà con ngư dân đánh bắt được hầu như là không có bởi cá, mực đánh bắt được vừa về đến bến đã được các chủ lò hấp sấy cá của thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt thu mua với giá cả hợp lý. Nói không phải khoe chứ bây giờ ở thị trấn Cửa Việt nhiều chủ tàu đánh bắt xa bờ trở thành triệu phú, tỷ phú như hộ ông Bùi Đình Bảo, Bùi Đình Biền, Bùi Đình Khảm, Hồ Bé, Võ Lới, Hồ Duy Đạo, Võ Công Lập... với nguồn thu từ đánh bắt thủy hải sản hàng năm lên đến 1 - 2 tỷ đồng. Có nhiều hộ gia đình có nhiều tàu đánh bắt xa bờ như gia đình ông Bùi Đình Chính có 3 người con trai đều là chủ của 3 tàu đánh bắt xa bờ; hộ ông Bùi Đình Chình có 6 người con trai là chủ của 5 tàu đánh bắt xa bờ”.

“Bây giờ, tàu cũng ngư lưới cụ là do mình vay mượn để đầu tư mua sắm nên mỗi khi ra biển là phải cố gắng đánh bắt thật nhiều cá, mực chứ chú. Mỗi chuyến biển mà bọn tôi không kiếm được 100 - 200 triệu đồng là xem như “lỗ dầu” rồi. Mà ở thị trấn này, tàu của gia đình tôi thuộc loại tàu nhỏ, chứ mấy tàu đánh bắt xa bờ có công suất 300 - 600 CV cứ bình quân mỗi chuyến biển phải có thu nhập khoảng 300 - 400 triệu đồng. Hồi trước, cứ nói đến chuyện ngư dân đi biển rồi trở thành tỷ phú là chuyện khó tin nhưng hiện tại chuyện đó là chuyện bình thường ở thị trấn Cửa Việt. Chú không tin thì cứ nhìn mấy ngôi nhà lầu to đùng đang xây dựng cũng như đã hoàn thành đó thì biết. Tiền để xây dựng mấy ngôi nhà đó đều là thu nhập từ tàu đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân cả đó”, anh Nguyễn Xuân Thủy tự hào nói với tôi.

Cũng theo ông Mai Văn Minh, hiện thị trấn Cửa Việt có tổng số tàu, thuyền là 141 chiếc với tổng công suất 14.796 CV, trong đó tàu có công suất từ 90 CV trở lên là 67 chiếc; từ 45 - 90 CV là 18 chiếc; từ 20 - 45 CV là 10 chiếc; dưới 20 CV là 46 chiếc; tàu, thuyền làm dịch vụ hầu cần nghề cá và một số nghề khác có 9 chiếc. Với số lượng tàu, thuyền đông đảo như vậy nên trong năm 2012 sản lượng đánh bắt được của thị trấn đạt 4.650 tấn thủy hải sản các loại. Trong 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác của thị trấn đạt 2.050 tấn thủy hải sản các loại (mốc phấn đấu trong năm 2013 là 5.000 tấn, trong đó xuất khẩu 762,5 tấn và ước tính doanh thu đạt 62 tỷ đồng). Để có được kết quả trên, trong những năm qua, thị trấn Cửa Việt đã không ngừng khuyến khích ngư dân đóng mới, cải hoán tàu, thuyền và mua sắm, du nhập các loại hình ngành nghề đánh bắt thủy hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao mà điển hình như nghề pha xúc, lưới rê cao lườn, vây rút chì, bùng nhùng thưa, bùng nhùng dày, lưới cá chim, rập ghẹ....Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn thị trấn Cửa Việt, bà con ngư dân bằng nhiều nguồn vốn đã mạnh dạn đầu tư đóng mới 3 tàu đánh bắt xa bờ; cải hoán, nâng cấp 3 tàu đánh bắt xa bờ; mua sắm thêm ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt hải sản với tổng trị giá trên 12 tỷ đồng. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cũng đã hỗ trợ cho bà con ngư dân 1 máy tầm ngư loại dò ngang và 2 vàng rập nghẹ với tổng trị giá 484 triệu đồng. “Bây giờ, tàu cũng ngư lưới cụ là do mình vay mượn để đầu tư mua sắm nên mỗi khi ra biển là phải cố gắng đánh bắt thật nhiều cá, mực chứ chú. Mỗi chuyến biển mà bọn tôi không kiếm được 100 - 200 triệu đồng là xem như “lỗ dầu” rồi. Mà ở thị trấn này, tàu của gia đình tôi thuộc loại tàu nhỏ, chứ mấy tàu đánh bắt xa bờ có công suất 300 - 600 CV cứ bình quân mỗi chuyến biển phải có thu nhập khoảng 300 - 400 triệu đồng. Hồi trước, cứ nói đến chuyện ngư dân đi biển rồi trở thành tỷ phú là chuyện khó tin nhưng hiện tại chuyện đó là chuyện bình thường ở thị trấn Cửa Việt. Chú không tin thì cứ nhìn mấy ngôi nhà lầu to đùng đang xây dựng cũng như đã hoàn thành đó thì biết. Tiền để xây dựng mấy ngôi nhà đó đều là thu nhập từ tàu đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân cả đó”, anh Nguyễn Xuân Thủy tự hào nói với tôi. Tôi hiểu được niềm tự hào trong lời nói của anh. Không tự hào sao được khi những tên làng trước đây bây giờ là khu phố vốn gắn bó với đại dương bao la có thêm nhiều triệu phú, tỷ phú...và thoát ra khỏi câu cửa miệng của nhiều người đã vận vào đời ngư dân rằng “nghề biển là nghề bấp bênh, chứ mấy ai làm giàu được từ nghề biển”. Bài, ảnh: HOÀNG TIẾN SỸ