Nâng cao hiệu quả pháp lý và bảo vệ quyền lợi người lao động qua khởi kiện án dân sự đơn vị nợ đọng BHXH
(QT) - Do nhiều nguyên nhân, đến nay tình trạng nợ đọng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và cả bảo hiểm thân thể đang diễn ra ngày càng phổ biến với số tiền lớn, ảnh hưởng đến việc chi trả, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, gây nên tình trạng mất cân đối của quỹ BHXH, đó cũng là hành vi vi phạm Luật về BHXH, BHYT... Trước thực trạng trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam và Tòa án nhân dân tối cao, ngày 20/9/2012, liên ngành BHXH- Tòa án nhân dân tỉnh đã ký ...

Nâng cao hiệu quả pháp lý và bảo vệ quyền lợi người lao động qua khởi kiện án dân sự đơn vị nợ đọng BHXH

(QT) - Do nhiều nguyên nhân, đến nay tình trạng nợ đọng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và cả bảo hiểm thân thể đang diễn ra ngày càng phổ biến với số tiền lớn, ảnh hưởng đến việc chi trả, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, gây nên tình trạng mất cân đối của quỹ BHXH, đó cũng là hành vi vi phạm Luật về BHXH, BHYT... Trước thực trạng trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam và Tòa án nhân dân tối cao, ngày 20/9/2012, liên ngành BHXH- Tòa án nhân dân tỉnh đã ký kết Quy chế phối hợp về việc khởi kiện và giải quyết án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH. Mục tiêu là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước. Nội dung phối hợp bảo đảm đúng và thống nhất các quy định của pháp luật có liên quan theo trình tự quy định của pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của người lao động, của tập thể và nhà nước. Đảm bảo việc giải quyết các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT được kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

Tuy vậy, việc thực hiện khởi kiện cũng gặp không ít khó khăn do nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang trong tình trạng làm ăn thua lỗ, người lao động không có việc làm, chờ làm thủ tục phá sản, trụ sở một số doanh nghiệp khai báo không đúng thực tế, hoặc đã chuyển đổi mà không báo với ngành chức năng; một số đơn vị khởi kiện trên thực tế đã không tồn tại. Đối với ngành BHXH chưa có quy định về phí phục vụ cho việc thi hành án. Cách tính lãi của BHXH còn phức tạp trong lúc cán bộ Tòa án chưa được tập huấn về nghiệp vụ này. Bên cạnh nỗ lực chung, một số ý kiến cũng đề nghị ngành BHXH phải tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình các doanh nghiệp, không để nợ quá nhiều đến lúc không có khả năng chi trả... Một số ý kiến cho rằng việc thu hồi nợ như vậy còn ít, chưa đạt được kết quả như mong muốn, quyền lợi của nhiều người tham gia BHXH tiếp tục bị xâm hại.

Qua một năm thực hiện quy chế phối hợp đã đạt được những kết quả thiết thực. Nếu như trước đó ngành BHXH Quảng Trị chưa khởi kiện vụ án dân sự nợ đọng nào thì sau ngày ký kết quy chế phối hợp đến nay Bảo hiểm xã hội tỉnh đã nộp hồ sơ khởi kiện 47 đơn vị, doanh nghiệp với số tiền nợ BHXH, BHYT đề nghị thu hồi hơn 8,362 tỉ đồng; Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án các huyện, thị xã, thành phố đã giải quyết được 37 vụ, đang thụ lý hồ sơ 10 vụ; tổng số tiền thu hồi được sau khi nộp hồ sơ khởi kiện là 4,268 tỉ đồng, đạt hơn 51% số tiền đề nghị thu hồi. Trong đó số tiền thu được do đơn vị thanh toán trước khi Tòa án đưa ra xét xử là 3,459 tỉ đồng; số tiền thu được sau khi Tòa án xét xử hơn 808 triệu đồng. Qua việc phối hợp khởi kiện và giải quyết các vụ án nợ BHXH đã nâng cao hiệu quả pháp lý, buộc chủ sử dụng lao động chấp hành các chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, giúp người lao động nhận thức đầy đủ quyền lợi của mình. Trong quá trình khởi kiện và xét xử cũng đã nhận được sự đồng tình của dư luận, sự phối hợp của các ngành liên quan, góp phần giảm tỉ lệ nợ quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh. Trước thái độ kiên quyết của ngành chức năng, nhiều doanh nghiệp đã chủ động khắc phục toàn bộ hoặc một phần số tiền nợ để tránh bị khởi kiện. Trong số các Tòa án có hồ sơ thụ lý, giải quyết án dân sự nợ đọng BHXH thì Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà chiếm tỉ lệ lớn nhất với 42 trên tổng số 47 đơn khởi kiện toàn tỉnh. Trong đó năm 2012, Tòa án thành phố tiếp nhận 2 đơn khởi kiện, năm 2013 tiếp nhận 32 đơn và 3 tháng đầu năm 2014 tiếp nhận 8 đơn. Theo báo cáo của Tòa án Đông Hà thì hầu hết các đơn vị nợ đọng là doanh nghiệp ngoài nhà nước, đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, dịch vụ thương mại, vận tải... Các đơn vị này nợ đọng nhiều tháng với số tiền hàng trăm triệu đồng, trong đó có đơn vị nợ 700- 800 triệu đồng. Qua trao đổi và tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án Đông Hà nhận thức được rằng việc giải quyết các vụ án nợ đọng này chính là bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo vệ pháp luật, do đó chỉ trong vòng 5 ngày sau khi nhận đơn, Tòa án đã tổ chức thụ lý vụ án, cử cán bộ gửi thông báo trực tiếp đến các đơn vị nợ đọng có đơn khởi kiện để thông báo thời gian, nội dung làm việc với Tòa án. Trong quá trình làm việc, Tòa án chủ động thực hiện biện pháp hòa giải, phân tích làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động, để các đơn vị bàn bạc tìm phương án trả nợ. Các vụ án đã được giải quyết khẩn trương, đến nay đã giải quyết được 35 vụ, còn 7 vụ đang thụ lý. Tòa án thành phố đã ban hành quyết định đình chỉ 18 vụ, trong đó 16 vụ đã trả được một phần hoặc toàn bộ số nợ đối với cơ quan BHXH, chỉ đưa ra xét xử 4 vụ, có doanh nghiệp đã trả ngay tại phiên tòa số tiền nợ 700 triệu đồng. Kết quả sau quá trình thụ lý và đưa ra xét xử đã thu hồi cho BHXH được 3,8 tỉ đồng/5,7 tỉ đồng số nợ đề nghị thu hồi. Cùng với thành phố Đông Hà, BHXH huyện Hướng Hóa cũng đã khởi kiện 5 đơn vị, thu hồi được số nợ của 2 đơn vị, còn 3 đơn vị đang gặp khó khăn, không thu hồi được. Thời gian tới, BHXH huyện Hướng Hóa đang hoàn chỉnh hồ sơ để khởi kiện thêm 12 đơn vị, doanh nghiệp có thời gian nợ BHXH từ 7 - 42 tháng. Như vậy sau hơn một năm thực hiện quy chế phối hợp khởi kiện giữa BHXH và Tòa án nhân dân tỉnh đã đạt được kết quả tích cực. Tại hội nghị sơ kết được tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng chưa có chế tài nào thu hồi nợ đọng hiệu quả bằng khởi kiện đơn vị nợ đọng ra Tòa án, đó là con đường thu hồi nợ ngắn nhất, qua đó đã giải quyết được vấn đề bức xúc, khắc phục tình trạng mất cân đối của quỹ BHXH... Tuy vậy, việc thực hiện khởi kiện cũng gặp không ít khó khăn do nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang trong tình trạng làm ăn thua lỗ, người lao động không có việc làm, chờ làm thủ tục phá sản, trụ sở một số doanh nghiệp khai báo không đúng thực tế, hoặc đã chuyển đổi mà không báo với ngành chức năng; một số đơn vị khởi kiện trên thực tế đã không tồn tại. Đối với ngành BHXH chưa có quy định về phí phục vụ cho việc thi hành án. Cách tính lãi của BHXH còn phức tạp trong lúc cán bộ Tòa án chưa được tập huấn về nghiệp vụ này. Bên cạnh nỗ lực chung, một số ý kiến cũng đề nghị ngành BHXH phải tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình các doanh nghiệp, không để nợ quá nhiều đến lúc không có khả năng chi trả... Một số ý kiến cho rằng việc thu hồi nợ như vậy còn ít, chưa đạt được kết quả như mong muốn, quyền lợi của nhiều người tham gia BHXH tiếp tục bị xâm hại. Thực tế đó đòi hỏi các ngành liên quan phải quan tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa, có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng nợ đọng như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, BHYT, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm, nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp để họ mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi người lao động; tăng cường đối thoại tháo gỡ vướng mắc, từng bước giảm dần nợ đọng BHXH, BHYT... HOÀNG NAM BẰNG