Đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
QTO - Xây dựng nông thôn mới (NTM) đóng vai trò quan trọng trong phát triển KTXH, đặc biệt là cải thiện sinh kế ở vùng nông thôn. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới (NTM) đóng vai trò quan trọng trong phát triển KTXH, đặc biệt là cải thiện sinh kế ở vùng nông thôn. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Xã Gio Quang, huyện Gio Linh phát động phong trào vệ sinh đường làng ngõ xóm, vệ sinh môi trường tích cực xây dựng nông thôn mới - Ảnh: L.K

Để thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM, thời gian qua các sở, ban, ngành và địa phương ở tỉnh Quảng Trị đã tích triển khai thông qua việc chủ động lồng ghép các nội dung của chương trình vào từng ngành, lĩnh vực có liên quan.

Đến nay, toàn tỉnh có 63/101 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỉ lệ 62,4%; số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 16,05 tiêu chí/xã; 1 huyện đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong đó, về tiêu chí môi trường có 67/101 xã đạt, chiếm 66,3%; 1/7 huyện đạt, chiếm 14,3%.

Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường (BVMT), nhân rộng các mô hình BVMT khu vực nông thôn và phát động phong trào quần chúng BVMT được thực hiện có hiệu quả. Phong trào chỉnh trang, vệ sinh nông thôn, đường làng ngõ xóm, xây dựng đời sống văn hóa được các tổ chức đoàn thể, địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường xanh-sạch-đẹp, an toàn ở nông thôn.

Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở các xã đã có sự chuyển biến tích cực. Hình thành được nhiều tổ, đội thu gom rác, đầu tư xây dựng các mô hình thí điểm thu gom, xử lý chất thải rắn cụm xã.

Toàn tỉnh hiện có 427 tổ thu gom rác tự quản, 8/8 huyện, thị xã đều có đơn vị thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, có 74/101 xã đã tổ chức thu gom chất thải rắn. Tỉ lệ thu gom rác khu vực nông thôn đạt 65%.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã cơ bản nâng cao ý thức về công tác BVMT trong quá trình sản xuất, kinh doanh (SX-KD) và chấp hành nghiêm các quy định BVMT. Các gia trại chăn nuôi đầu tư xây dựng hệ thống biogas để xử lý chất thải phát sinh trong chăn nuôi.

Tỉ lệ cơ sở SX-KD, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT là 83,2%; Tỉ lệ số xã có cảnh quan môi trường được đánh giá xanh-sạch-đẹp, an toàn là 87,13%. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,33%; tỉ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN đạt 59,42%. Tỉ lệ số hộ gia đình và cơ sở SX-KD thực phẩm tuân thủ các quy định và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt 100%...

Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM vẫn còn một số khó khăn như nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư nông thôn về BVMT, thu gom, phân loại chất thải theo quy định còn thấp. Ý thức tự giác BVMT chưa trở thành thói quen và nếp sống thường xuyên của người dân.

Tình trạng xả rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định vẫn diễn ra, gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng. Việc duy trì và nâng cao tiêu chí đã được công nhận còn hạn chế, một số xã công nhận đạt chuẩn NTM, các tiêu chí mới đạt ở mức tối thiểu, chưa thực sự bền vững.

Công tác duy trì bền vững các tiêu chí tại một số xã sau khi đạt chuẩn NTM còn hạn chế. Chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn ở một số xã đã có dấu hiệu xuống cấp hoặc không sử dụng được do chưa được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.

Môi trường nông thôn ở một số xã chưa thực sự chuyển biến rõ nét, vẫn đang là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương, đặc biệt là công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải làng nghề. Thực tế việc thực hiện các công trình, biện pháp, cơ chế để duy trì chỉ tiêu môi trường chưa sát với báo cáo định kỳ của các địa phương…

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM, tỉnh Quảng Trị cần triển khai các giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; cần có các cơ chế chính sách, giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư.

Trước hết là đổi mới phương thức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và mang lại hiệu quả thiết thực. Phối hợp liên ngành với các đoàn thể, địa phương tập huấn, tuyên truyền về BVMT trong khu dân cư như thu gom, phân loại, tập kết rác thải đúng nơi quy định; khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác BVMT.

Tuyên truyền hướng dẫn địa phương xây dựng các quy ước, hương ước, cam kết về BVMT, các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư. Huy động tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tích cực tham gia truyền thông nâng cao ý thức BVMT.

Các sở, ngành cần có kế hoạch hỗ trợ các địa phương củng cố, nâng cao từng chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại các khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nhất là nguồn vốn từ các Chương trình phát triển KTXH, các chương trình, dự án khác có mục tiêu tương tự Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Thu hút nguồn lực của các thành phần KT-XH, huy động sự tham gia, đóng góp của người dân trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình. Đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước, xả chất thải không đúng quy định; huy động sự tham gia, giám sát của người dân trong hoạt động BVMT.

Lâm Khanh

Tin liên quan:
  • Đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
    Tăng cường bảo vệ môi trường và chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

    Sáng nay 6/10, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 - 2030. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế chủ trì hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.

  • Đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
    Những thách thức đặt ra trong xây dựng nông thôn mới

    Cùng với cả nước, tỉnh Quảng Trị đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương đang gặp không ít khó khăn.

  • Đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
    Tăng cường công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

    Đại hội Đại biểu lần thứ X và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng khẳng định: Hiện nay và trong nhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm đặc biệt quan trọng; có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT - XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo QP - AN; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Đây là quyết tâm chính trị to lớn và ...

Lâm Khanh