Triển khai các giải pháp đồng bộ, thích hợp cho phòng chống dịch cúm A/H1N1
(QT) - Theo thông báo số 10 của WHO đến giữa tháng 10 năm 2009 thế giới đã ghi nhận 339.222 trường hợp ( +) với cúm A/H1N1 và 4735 nguời đã tử vong. Tại Việt Nam theo số liệu thống kế của Cục YTDP và môi trườmg Bộ Y tế đến ngày 24/10/2009 đã ghi nhận 10.395 trường hợp (+) với cúm A/H1N1 và đã có 32 trường hợp tử vong. Đặc biệt đa số các trường hợp tử vong đều nằm trong nhóm nguy cơ cao, trong đó 27% thai phụ đã tử vong do nhiễm Cúm A/H1N1. Tại Quảng Trị, dịch Cúm A/H1N1 đã xuất hiện ở 8/9 huyện, thị xã, thành phố trong đó có 20 trường học có các trường hợp (+) với cúm A/H1N1. Đến 24/10/2009 toàn tỉnh đã ghi nhận 54 trường hợp (+) với Cúm A/H1N1, đặc biệt đã có 30 học sinh các trường nhiễm Cúm A/ H1N1. Tuy vậy theo ước tính tỷ lệ nhiễm cúm A/H1N1 trong cộng đồng so với số liệu thống kê được chỉ là tảng băng nổi, phần tảng băng chìm (bệnh nhân mắc Cúm A/H1N1 chưa được xét nghiệm và thể nhẹ tự khỏi cao gấp 10 đến 12 lần số mắc có kết quả xét nghiệm (+). Đến nay dịch Cúm A/H1N1 đã lây lan trong cộng đồng, đặc biệt ở các trường học và các cơ quan xí nghiệp. Trong thời gian tới, đặc biệt là mùa đông xuân thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuân lợi cho các loại vi rut phát triển trong đó có vi rút Cúm A/H1N1- số mắc sẽ tăng nhanh so với số mắc hiện nay và sự đan xen giữa số mắc Cúm mùa, Cúm A/H5N1 ở gia cầm và Cúm A/H1N1 là mối nguy cơ lớn dễ xẩy ra sự biến đổi gen sau khi các loại Vi rút kết hợp với nhau thành loại vi rút mới có độc lực mạnh hơn, rất dễ xảy ra đại dịch quy mô lớn hơn và khả năng phòng và chống sẽ trở nên vô cùng khó khăn và phúc tạp hơn Cúm A/H1N1 hiện nay.
Theo TS Nguyễn Huy Nga, Cục Trưởng Cục YTDP và Môi trường, Việt Nam chỉ đủ thuốc Tamiflu điều trị cho 10 vạn người mắc Cúm AH1N1. Điều này đòi hỏi các thầy thuốc cân nhắc có trách nhiệm trong chỉ định điều trị hiện nay. Hiện nay Bộ Y tế đang xúc tiến việc sản xuất vắc- xin Cúm A/H1N1 và đang trình Chính phủ kế hoạch tiêm vắc- xin Cúm A/H1N1 cho các đối tượng nguy cơ cao từ tổ chức Y tế Thế giới( WHO); hy vọng trong thời gian không xa người dân có thể sử dụng vắc- xin do Việt Nam sản xuất. |
Bộ Y tế đã đưa ra các giải pháp chiến lược và khuyến cáo để phòng chống đại dịch này; các số liệu của Bộ Y tế thông báo qua 15 điểm giám sát Cúm quốc gia số trường hợp (+) ngày càng tăng, điều này càng cho thấy Cúm A/H1N1 đã lây lan nhanh trong cộng đồng, vì vậy việc xét nghiệm đại trà phát hiện Cúm A/H1N1 là không cần thiết; chỉ nên xét nghiệm để phát hiện ổ dịch mới và xét nghiệm để theo dõi sự biến đổi gen và phát hiện vấn đề kháng thuốc hoặc xác định các trường hợp tử vong. Công tác phòng chống dịch Cúm A/H1N1 cả nước nói chung và Quảng Trị nói trên đã đạt các kết quả đáng khả quan. Tuy vậy căn cứ vào diễn biến dịch tễ hoạt động phòng chống Cúm A/1N1 hiện nay vẫn phải tuân thủ chiến lựơc của ngành y tế mà mỗi địa phuơng và cộng đồng cần có kế hoạch cụ thể, tùy theo mức độ lây lan của dịch và các điều kiện cần và đủ để có các giải pháp thích hợp, không cứng nhắc nhưng cũng không tùy tiện, nếu mỗi địa phương và cơ sở biết và vận dụng thích hợp chăc chắn sẽ hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong đặc biệt là trong thời gian tới đây. Sự khác biệt giữa Cúm A/H1N1 và Cúm mùa ở chỗ; cúm mùa chỉ xuất hiện theo mùa chủ yếu là mùa Đông Xuân, đối tượng nguy cơ cao dễ bị có các biến chứng viêm phổi nặng là người già, người có các bệnh tim- phổi mạn tính, còn Cúm A/H1N1 xảy ra không tuân theo quy luật, có mức độ lây lan nhanh thành đại dịch như hiện nay, đối tượng nguy cao và dễ biến chứng nặng dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và theo dõi chặt chẽ, điều trị sớm có kiểm soát của cán bộ y tế bao gồm: Phụ nữ có thai, người mắc bệnh tim, bệnh hen, lao, bệnh tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, HIV/AIDS, người già, trẻ em...và các bệnh bẩm sinh khác Để giảm mức độ lây lan trong cộng đồng, giảm số mắc và hạn chế tử vong, ngoài việc thực hiện các biện pháp chuyên môn phù hợp ở từng cơ sở, vùng miền theo chiến lược chung của ngành y tế, việc quyết định điều trị tại chỗ thông qua các đội cơ động đa tuyến hay việc điều trị tập trung khi cần thiết là căn cứ vào mức độ dịch tễ học Cúm A/H1N1 tại thời điểm phát triển của dịch ở mỗi cộng đồng mà quyết định phương thức chống dịch cho phù hợp. Vấn đề hết sức cần thiết là tìm các giải pháp phòng chống Cúm A/H1N1 thích hợp hiện nay là: Tự chủ động phòng bệnh cho bản thân gia đình và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến các nhóm bệnh nguy cơ dễ biến chứng nặng dẫn đến tử vong bằng cách thực hiện vệ sinh cá nhân. Mỗi gia đình, mỗi trường học, mỗi công sở cần có tủ thuốc với các loại nước súc miệng, thuốc giỏ mũi, khẩu trang y tế và hàng ngày trước khi đi học, đi làm cần tạo thói quen sử dụng các thuốc sát khuẩn này, cần đeo khẩu trang y tế nơi đông người. Việc rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi ngoài là hết sức cần thiết trước đại dịch cúm hiện nay. Mọi người khi có các triệu chứng cảm cúm cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng vi rút để điều trị khi chưa có chỉ định của thầy thuốc bởi sẽ rất nguy hại do dễ làm cho vi rút kháng thuốc và các hậu quả khó lường khác; thực tế thuốc kháng vi rút không phải là thuốc điều trị đặc hiệu để diệt vi rút Cúm A/H1N1 mà tác dụng chủ yếu của thuốc kháng vi rút là làm chậm và ngăn chặn sự nhân lên của vi rút trong cơ thể người. Đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong phòng chống Cúm A/H1N1 hiện nay là phụ nữ có thai, người già và trẻ em... Các đối tượng trên hạn chế tối đa tiếp xúc với các người đang mắc cúm (có triệu chứng ho, sốt, đau họng...), ít nhất trong vòng 7 ngày bất kể đó là loại cúm mùa hay cúm A/H1N1. Nếu các đối tượng này cần thiết phải tiếp xúc với người đang bị cúm cần phải đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc, hạn chế tối đa các cuộc họp đông người không cần thiết. Việc phun xử lý môi trường phải là loại hoá chất của ngành y tế quy định. Đặc bikệt, với các biện pháp tự phòng chống cho cá nhân và lau chùi nhà cửa, phương tiện tại cơ sở, trường học và gia đình hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường ....vừa có tác dụng phòng chống sự lây lan của dịch vừa ít tốn kém về kinh phí. Cũng phải nói thêm rằng Vi rút Cúm A/H1N1/ 09 đến thời điểm này độc lực nhẹ vì thế rất dễ bị tiêu diệt bằng các hóa chất tẩy rửa thông thường và ở nhiệt độ từ 70 o C trở lên. Việc dùng khẩu trang y tế là cần thiết khi bất cứ ai tiếp xúc với người có triệu chứng Cúm nói chung và Cúm A/H1N1 nói riêng nhưng đeo khẩu trang cũng phải đúng cách và cũng chỉ có tác dụng hạn chế nguy cơ lây lan; bởi thực tế không có một loại khẩu trang nào Vi rút không xuyên qua được bởi vì kích thước của Vi rút rất nhỏ. Vấn đề phân tuyến tổ chức tiếp nhận, cân nhắc điều trị bệnh nhân có triệu chứng cúm AH1N1 hiện nay là hết sức cần thiết đòi hỏi sự nhanh nhạy, quyết đoán của thầy thuốc các tuyến để không bỏ sót ca bệnh đáng được điều trị, không điều trị đại trà khi bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng Cúm, chống nguy cơ thiếu hụt thuốc kháng vi rút. Hiện nay việc điều trị chùm ca bệnh và theo triệu chứng đã được Bộ Y tế và WHO khuyến cáo và việc phổ cập chẩn đoán và điều trị cho y tế cơ sở xã phường là hết sức cần thiết, đến một lúc nào đó căn cứ vào mức độ lây lan nhanh Cúm A/H1N1 trong cộng đồng, việc quá tải điều trị Cúm A/H1N1 của các tuyến bệnh viện thì vai trò tiếp nhận và điều trị Cúm A/H1N1 của tại trạm y tế xã và tại gia đình có kiểm soát của thầy thuốc là tất yếu. Tuy đây mới chỉ là khuyến cáo nhưng cũng để các thầy thuốc cân nhắc và lựa chọn cho phù hợp. Vì vậy, việc đáng quan tâm hiện nay điều trị bệnh nhân Cúm A/H1N1 có kiểm soát thuốc kháng Vi rút Tamiflu sớm trước 48 giờ cho các đối tượng nguy cơ như phụ nữ có thai, người già, những người có biểu hiện sốt cao và kèm triệu chứng viêm đường ho hấp nặng , việc điều trị thuốc kháng vi rút muộn sẽ là yếu tố nguy cơ cho các đối tượng này dễ có các biến chứng nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Theo TS Nguyễn Huy Nga, Cục Trưởng Cục YTDP và Môi trường, Việt Nam chỉ đủ thuốc Tamiflu điều trị cho 10 vạn người mắc Cúm AH1N1. Điều này đòi hỏi các thầy thuốc cân nhắc có trách nhiệm trong chỉ định điều trị hiện nay. Hiện nay Bộ Y tế đang xúc tiến việc sản xuất vắc- xin Cúm A/H1N1 và đang trình Chính phủ kế hoạch tiêm vắc- xin Cúm A/H1N1 cho các đối tượng nguy cơ cao từ tổ chức Y tế Thế giới( WHO); hy vọng trong thời gian không xa người dân có thể sử dụng vắc- xin do Việt Nam sản xuất. Tìm các giải pháp phòng chống dịch Cúm A/H1N1 thích hợp hiện nay, đòi hỏi mỗi gia đình, cộng đồng tự chủ động phòng chống cho mình, ngành y tế căn cứ vào mức độ phát triển của dịch ở từng địa phương mà lựa chọn các giải pháp thích hợp với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể chắc chắn chúng ta không bị động khi dịch xảy ra trên diện rộng. BS Phùng Xuân Tý