Đoàn công tác liên ngành tổng kết Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
(QT) - Hôm qua 24/6/2013, đoàn công tác liên ngành tổng kết Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị. Tham dự có các đồng chí: Lê Thị Thu Ba, UVTƯ Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương, Trưởng đoàn; Nguyễn Văn Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội; Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao; Hoàng Sỷ Thành, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) ...

Đoàn công tác liên ngành tổng kết Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị

(QT) - Hôm qua 24/6/2013, đoàn công tác liên ngành tổng kết Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị. Tham dự có các đồng chí: Lê Thị Thu Ba, UVTƯ Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương, Trưởng đoàn; Nguyễn Văn Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội; Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao; Hoàng Sỷ Thành, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cùng đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Công an), Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng BCĐ cải cách tư pháp Trung ương. Về phía lãnh đạo tỉnh Quảng Trị có các đồng chí: Thái Vĩnh Liệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Ngọc Ứng, UVTVTU, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các sở, ngành, đơn vị liên quan…

Đồng chí Thái Vĩnh Liệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc -Ảnh: THÀNH DŨNG

Báo cáo của Tỉnh ủy cho biết: Thực hiện Nghị quyết 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong 8 năm qua tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện đạt được kết quả tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan tư pháp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc; chất lượng công tác tư pháp ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác CCTP theo chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Về công tác điều tra, xử lý tội phạm: Các vụ án cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố, tạm đình chỉ điều tra đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tổng số vụ án thụ lý là 2.512 vụ, đã tiến hành điều tra làm rõ 1.850 vụ, đạt tỉ lệ 73,6%; các vụ án giết người, giết người cướp tài sản hầu hết được điều tra, làm rõ. Trong công tác kiểm sát, ngành KSND tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng thực hành công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong các khâu công tác. Tập trung nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo đúng pháp luật. Trong công tác xét xử, ngành TAND tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xét xử các loại án, chú trọng đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng và tinh thần cải cách tư pháp, tổng số vụ, việc các loại ngành TAND tỉnh đã giải quyết là 11.817 vụ, việc/12.066 vụ việc, đạt tỉ lệ 99,93%. Trong công tác thi hành án đã chủ động rà soát, phân loại hồ sơ để thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; trung bình hàng năm tỉ lệ việc giải quyết đạt 83,78%, tỉ lệ tiền thi hành xong đạt 70,33%. Báo cáo của Tỉnh ủy về kết quả 8 năm thực hiện Nghị quyết 49 cũng đã nêu kết quả về hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật; cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử đối với cơ quan tư pháp; công tác đảm bảo cơ sở vật chất, vấn đề thành lập tòa án sơ thẩm khu vực, về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp. Bên cạnh những kết quả đạt được, qua 8 năm thực hiện Nghị quyết 49 cũng bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm, đó là một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của cải cách tư pháp, tỉ lệ các bản án bị hủy, sửa vẫn còn cao. Công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình còn hạn chế, xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp còn chậm… Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Đoàn công tác của Trung ương đi sâu tìm hiểu các vấn đề: Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 49; vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa; kết quả việc thực hiện xã hội hóa hoạt động tư pháp; cơ quan dân cử tham gia hoạt động tư pháp như thế nào; có hay không tình trạng hình sự hóa các vụ án dân sự... Đại diện lãnh đạo các ngành của tỉnh đã trả lời, làm rõ những ý kiến của Tổ công tác, khẳng định những chuyển biến và kết quả đạt được hiện nay trong công tác điều tra, xét xử là nhờ thực hiện Nghị quyết 49/BCT. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Vĩnh Liệu trình bày thêm về việc thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực: Vấn đề này cấp ủy đồng tình nhưng cũng thấy rõ khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, dân phải đi xa hơn; việc tổ chức Tòa án, Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra như thế nào cho phù hợp khi thành lập Tòa án khu vực… Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Thị Thu Ba, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương nhấn mạnh: Việc cải cách tư pháp là công việc cần thiết, nằm trong mối quan hệ tổng thể với cải cách kinh tế- xã hội, hội nhập quốc tế, mục tiêu là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, đảm bảo quyền lợi của người dân. Quá trình thực hiện có những gì ưu điểm, phù hợp thì phát huy; những khó khăn, vướng mắc thì khắc phục. Đồng chí cũng giải thích rõ vì sao phải tổ chức lại các cơ quan tư pháp; đề nghị trong báo cáo của Tỉnh ủy phải so sánh các nội dung trước và sau khi có Nghị quyết 49/BCT. Bên cạnh đó tỉnh cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xã hội hóa hoạt động tư pháp, đề cao vai trò giám sát cơ quan dân cử, tạo điều kiện tranh tụng tại phiên tòa tốt hơn…Đó là những việc làm cần thiết đóng góp vào quá trình thực hiện cải cách tư pháp… PV