Tăng cường công tác tuyên truyền dân số-KHHGĐ
(QT) - Trong những năm qua, bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị đã quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, trong đó có công tác DS-KHHGĐ, tạo cơ sở để giữ vững sự ổn định và nâng cao chất lượng dân số.  Cùng với các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đời sống xã hội, công tác DS-KHHGĐ cũng được đánh dấu bằng việc thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược dân số trong các thời kỳ. Nhận thức ...

Tăng cường công tác tuyên truyền dân số-KHHGĐ

(QT) - Trong những năm qua, bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị đã quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, trong đó có công tác DS-KHHGĐ, tạo cơ sở để giữ vững sự ổn định và nâng cao chất lượng dân số. Cùng với các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đời sống xã hội, công tác DS-KHHGĐ cũng được đánh dấu bằng việc thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược dân số trong các thời kỳ. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chính sách DS-KHHGĐ được nâng lên, tỷ suất sinh bình quân giảm 0,65%0/năm, đến nay còn 15,3%0. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm rỡ rệt. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,1%, cơ cấu dân số của tỉnh ngày càng trẻ, là điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực để phát triển KT-XH thời kỳ CNH-HĐH. Phong trào làng, bản, khu phố không sinh con thứ 3 phát triển rộng khắp trên các địa phương trong tỉnh. Đến nay đã có 357/1799 làng, bản, khu phố cam kết thực hiện mô hình không sinh con thứ 3.

Công tác tuyên truyền phải hướng vào đối tượng cụ thể, nhất là tập trung những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ và có nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên. Tích cực thực hiện Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình (DS-SKSS/ KHHGĐ) giai đoạn 2006-2010 đã được Ủy ban DS-GĐ và TE Việt Nam ban hành ngày 17/4/2006. Thực hiện “xây” đi đôi với “chống”. Biểu dương những gia đình sinh con một bề làm kinh tế giỏi, hạnh phúc, chú trọng xử lý bằng hình thức thích hợp trường hợp vi phạm, nhất là những cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3, đồng thời thông tin công khai đến nơi cư trú, chứ không chỉ thông tin nội bộ. Cần tranh thủ các lực lượng tuyên truyền viên, như trưởng các dòng họ, chi, phái; những gia đình “sinh con một bề” làm ăn phát đạt, hạnh phúc. Cần xem đây là những cộng tác viên không chuyên trách, vì lời nói của họ sẽ có trọng lượng cao, tác động rất lớn đối với công chúng. Tăng cường các thông tin về công tác dân số- KHHGĐ trên báo chí đảm bảo sát thực tiễn, có lý luận sâu sắc. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ làm công tác dân số- KHHGĐ. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số hiện nay vẫn còn thiếu kinh nghiệm và chưa đáp ứng đủ về số lượng. Hầu hết, cán bộ dân số từ tỉnh đến cơ sở vừa mới bước vào nghề, kỹ năng truyền thông còn hạn chế, lại thường xuyên thay đổi, phụ cấp hạn hẹp, nên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác truyền thông giáo dục...

Tuy nhiên, Quảng Trị là một tỉnh nghèo, nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp so với trung bình của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (17,8%). Tỷ lệ tăng dân số tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao và chưa bền vững, có sự mất cân bằng giữa các vùng, miền và giới tính. Thêm vào đó những phong tục tập quán lạc hậu “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn nặng nề; một số quy định về chính sách DS-KHHGĐ ban hành thời gian gần đây nội dung có chỗ chưa chặt chẽ, thực hiện thiếu đồng bộ... Đó là những thách thức trong công tác DS-KHHGĐ ở Quảng Trị trong những năm tiếp theo. Để thực hiện có hiệu quả công tác DS-KHHGĐ, từng bước ổn định quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, một trong những yêu cầu đặt ra là các cơ quan chức năng trong tỉnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về chính sách DS-KHHGĐ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các vấn đề DS-KHHGĐ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn dân thấy rõ công tác DS-KHHGĐ là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Công tác tuyên truyền về các vấn đề DS-KHHGĐ ở Quảng Trị trong những năm qua đã được chú trọng đổi mới về phương pháp, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Các hoạt động truyền thông được tiến hành thường xuyên trên các kênh thông tin đại chúng của tỉnh, kênh tuyên truyền miệng của cộng tác viên dân số, của báo cáo viên các cấp uỷ đảng, cũng như huy động đông đảo các lực lượng quần chúng cùng tham gia với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, sinh động, cổ động trực quan, thuyết trình, sân khấu hoá,...nên đạt được những kết quả quan trọng. Song, công tác tuyên truyền, vận động về dân số- KHHGĐ còn gặp không ít khó khăn và trở ngại, hiệu quả tuyên truyền vẫn chưa cao. Nguyên nhân do mặt bằng dân trí không đồng đều giữa các vùng miền núi, ven biển, nông thôn và đô thị, do đó khả năng tiếp cận những thông tin mới về công tác dân số-KHHGĐ, chăm sóc SKSS, vấn đề về giới, bình đẳng giới ...còn rất hạn chế. Bên cạnh đó tư tưởng cho rằng thực hiện dân số - KHHGĐ là trách nhiệm của phụ nữ vẫn còn tồn tại, cho nên sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong lĩnh vực này còn quá ít. Trong khi đó quyền quyết định số con trong gia đình, đại đa số vẫn do người chồng và gia đình họ tộc nhà chồng quyết định. Tư tưởng phải có con trai còn rất nặng nề, những gia đình đã có 2-3 con (là con gái) vẫn muốn sinh thêm con trai, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền vận động. Mặt khác đến nay nhiều người đã hiểu Pháp lệnh Dân số, nhưng chỉ thấy quyền lợi mà quên đi nghĩa vụ của mỗi công dân thực hiện mô hình gia đình ít con... Đây chính là mối quan tâm, trăn trở của các ngành các cấp, những người làm công tác dân số. Thiết nghĩ, để giải quyết thực trạng này đòi hỏi phải có sự đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, có sự chung tay góp sức tích cực của nhiều ngành, nhiều cấp, trong đó đòi hỏi sự sáng tạo và lòng nhiệt tình của các lực lượng làm công tác tuyên truyền. Từ thực tiễn sinh động của công tác tuyên truyền về các vấn đề dân số- KHHGĐ, rút ra những kinh nghiệm cần quan tâm, đó là: Công tác tuyên truyền phải hướng vào đối tượng cụ thể, nhất là tập trung những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ và có nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên. Tích cực thực hiện Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình (DS-SKSS/ KHHGĐ) giai đoạn 2006-2010 đã được Ủy ban DS-GĐ và TE Việt Nam ban hành ngày 17/4/2006. Thực hiện “xây” đi đôi với “chống”. Biểu dương những gia đình sinh con một bề làm kinh tế giỏi, hạnh phúc, chú trọng xử lý bằng hình thức thích hợp trường hợp vi phạm, nhất là những cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3, đồng thời thông tin công khai đến nơi cư trú, chứ không chỉ thông tin nội bộ. Cần tranh thủ các lực lượng tuyên truyền viên, như trưởng các dòng họ, chi, phái; những gia đình “sinh con một bề” làm ăn phát đạt, hạnh phúc. Cần xem đây là những cộng tác viên không chuyên trách, vì lời nói của họ sẽ có trọng lượng cao, tác động rất lớn đối với công chúng. Tăng cường các thông tin về công tác dân số- KHHGĐ trên báo chí đảm bảo sát thực tiễn, có lý luận sâu sắc. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ làm công tác dân số- KHHGĐ. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số hiện nay vẫn còn thiếu kinh nghiệm và chưa đáp ứng đủ về số lượng. Hầu hết, cán bộ dân số từ tỉnh đến cơ sở vừa mới bước vào nghề, kỹ năng truyền thông còn hạn chế, lại thường xuyên thay đổi, phụ cấp hạn hẹp, nên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác truyền thông giáo dục... Tăng cường tuyên truyền Dân số - KHHGĐ hướng về đồng bào dân tộc, vùng biển, vùng sông nước... Đây là địa bàn dân trí thấp, điều kiện tiếp cận thông tin về Dân số-KHHGĐ-SKSS còn nhiều hạn chế, việc đi lại của cán bộ truyền thông Dân số - KHHGĐ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, hấp dẫn, như hình thức tuyên truyền trực quan, sân khấu hoá, tờ rơi, truyền thanh... Từ Quang Hóa