Phụ nữ Hải Lăng giúp nhau làm kinh tế
(QT) - Dẫu cuộc sống còn nhiều gian khó nhưng nhờ biết đoàn kết giúp nhau trong phát triển kinh tế nên nhiều hộ gia đình phụ nữ trên vùng cát huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã vươn lên thoát nghèo. Phong trào chị em phụ nữ thi đua sản xuất ở Hải Lăng những năm gần đây trở nên sôi nổi và tạo được dấu ấn riêng. Mô hình kinh tế của chị Lê Thị Mến ở khóm 1, thị trấn Hải Lăng

Phụ nữ Hải Lăng giúp nhau làm kinh tế

(QT) - Dẫu cuộc sống còn nhiều gian khó nhưng nhờ biết đoàn kết giúp nhau trong phát triển kinh tế nên nhiều hộ gia đình phụ nữ trên vùng cát huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã vươn lên thoát nghèo. Phong trào chị em phụ nữ thi đua sản xuất ở Hải Lăng những năm gần đây trở nên sôi nổi và tạo được dấu ấn riêng.

Mô hình kinh tế của chị Lê Thị Mến ở khóm 1, thị trấn Hải Lăng

Qua phát động phong trào thi đua giảm nghèo, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, Hội LHPN huyện Hải Lăng đã khơi dậy tình cảm, ý thức đoàn kết, tương thân, tương ái hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh trong sản xuất; tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo… Nhiều hội viên dám nghĩ, dám làm và đầu tư kinh phí tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi để học tập nhân rộng những cách làm hay, mô hình hiệu quả. Qua đánh giá 5 năm thực hiện việc giảm nghèo bền vững, xây dựng mô hình phát triển kinh tế và phát động phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tổ chức Hội và hội viên phụ nữ toàn huyện giai đoạn 2011- 2016, chị em phụ nữ trong toàn huyện đã góp vốn với tổng số tiền 5.945 triệu đồng, 78 chỉ vàng và 245 tấn lúa giúp cho 3.977 chị em có vốn để đầu tư phát triển sản xuất; quyên góp, hỗ trợ cho 121 đối tượng và phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ốm đau với số tiền là 135.330 triệu đồng và 397 ngày công giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo, toàn huyện đã vận động quyên góp và thu được 252,5 triệu đồng; xây dựng 18 nhà tình thương, 3 nhà tình nghĩa cho hội viên phụ nữ... Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Hải Lăng đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện cho 16.135 hộ phụ nữ vay với số tiền 39.975 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh việc hỗtrợ vật chất, công tác đào tạo nâng cao kiến thức kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề cho hội viên cũng được các cấp Hội Phụ nữ Hải Lăng đặc biệt quan tâm. Thực hiện đề án 295 về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”, Hội đã tích cực truyền thông phổ biến đề án đến với hội viên phụ nữ để chị em được tiếp cận các nội dung của đề án. Trong 5 năm qua, Hội LHPN Hải Lăng đã phối hợp mở 53 lớp đào tạo nghề và cấp chứng chỉcho 2.370 chị; 191 lớp tập huấn, truyền thông chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, khởi sự kinh doanh cho 7.870 chị. Cùng với việc hỗ trợ phụ nữ học nghề, Hội đã tập trung nguồn lực xây dựng các mô hình tạo việc làm sau học nghề. Qua đó, Hội LHPN Hải Lăng đã xây dựng mới 239 mô hình phụ nữ làm kinh giỏi. Điển hình như chị Lê Thị Mến ở khóm 1, thị trấn Hải Lăng. Đây là một mô hình kinh tế vượt khó tiêu biểu ở vùng cát khô cằn huyện Hải Lăng. Sau khi được tiếp cận kiến thức chăn nuôi từ lớp học nghề và được Hội Phụ nữ thị trấn Hải Lăng tín chấp vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của NHCSXH, chị Mến đã bàn bạc cùng chồng sắp xếp, bố trí lại 1.500 m2 đất vườn để xây dựng gia trại chăn nuôi. Ngoài mô hình chăn nuôi lợn – cá, chị còn kết hợp chăn nuôi gà ta. Tận dụng lợi thế ở trên vùng chuyên sản xuất lúa, các phụ phẩm như tấm, cám, lúa chất lượng thấp luôn dồi dào nên đến mùa thu hoạch, vợ chồng chị Mến thay nhau đi khắp vùng thu mua phụ phẩm lúa gạo về dự trữ cho gà ăn. Để tăng năng suất, chị Mến đã học tập mô hình chăn nuôi gia cầm bằng lò ấp và đầu tư mua máy ấp trứng. Năm đầu tiên kinh doanh gà giống, chị Mến cung ứng cho thị trường 13 vạn gà giống đảm bảo chất lượng. Hiện mỗi năm gia trại tổng hợp của chị Mến có doanh thu từ 450- 500 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận từ 90-100 triệu đồng, nhờ vậy gia đình chị đã thoát nghèo từ năm 2013 và trở thành một mô hình kinh tế giỏi của phụ nữ địa phương. Nhờ sự chỉđạo, hướng dẫn kịp thời của Hội Phụ nữ các cấp nên phụ nữ huyện Hải Lăng đã biết phát huy lợi thế từng vùng để đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, kết hợp với các ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Trên địa bàn huyện Hải Lăng đã hình thành các mô hình sản xuất chuyên canh đặc thùnhư trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt ở các xã Hải Thọ, Hải An, Hải Hòa; các mô hình: nuôi lợn thả ở các xã Hải Khê, Hải Lâm; nuôi lợn thịt, lợn sinh sản ở xã Hải Thượng, xã Hải Xuân; dịch vụ kinh doanh ở xã Hải Thọ, xã Hải Dương; sản xuất vật liệu xây dựng ở xã Hải Thành; trồng dưa, trồng rau trên cát ở xã Hải Dương, xã Hải Ba... Qua 5 năm triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, các cấp Hội Phụ nữ đã giúp đỡ 2.877 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, đạt 100% trong đó có 1.934 hộ nghèo do nữ giới làm chủ được nhận đỡ đầu, nhờ vậy đã có 724 hộ phụ nữ nghèo làm chủ thoát nghèo. Có thể khẳng định phong trào hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế do các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Hải Lăng triển khai không chỉ mang lại sự thay đổi trong đời sống của mỗi gia đình mà qua đó còn góp phần quan trọng vào công cuộc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững của địa phương. Bài, ảnh: LÂM THANH