Hiệu quả công tác tuyên truyền về năng suất chất lượng
(QT) -Thập niên chất lượng lần thứ 2 với chủ đề “Năng suất chất lượng- Chìa khóa phát triển và hội nhập” được phát động tại Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ VI năm 2005. Mục tiêu của thập niên chất lượng lần thứ 2 là tạo lập uy tín chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần tăng cường xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, an ...

Hiệu quả công tác tuyên truyền về năng suất chất lượng

(QT) - Thập niên chất lượng lần thứ 2 với chủ đề “Năng suất chất lượng- Chìa khóa phát triển và hội nhập” được phát động tại Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ VI năm 2005. Mục tiêu của thập niên chất lượng lần thứ 2 là tạo lập uy tín chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần tăng cường xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, an toàn môi trường và thực hiện kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả đối với các sản phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường nội địa.

Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Tại Quảng Trị, thập niên chất lượng lần thứ 2 đã được các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện, hình thành phong trào năng suất chất lượng (NSCL) trên địa bàn, làm cho NSCL trở thành yếu tố quyết định để phát triển và hội nhập thành công. Qua 10 năm triển khai thực hiện thập niên chất lượng lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận về mọi lĩnh vực. Nhận thức của xã hội và của cơ quan quản lý về NSCL trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên một bước nhờ các hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tư vấn về lĩnh vực này đã được quan tâm đẩy mạnh. Các phương tiện thông tin đại chúng và các loại hình tuyên truyền khác đã tập trung tuyên truyền về vấn đề NSCL trong sản xuất. Sự nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đã thể hiện trong các quyết sách HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp như Nghị quyết 08/2014/NQ- HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND tỉnh khóa VI. Các sở, ngành, địa phương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành luật về các lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, khoa học và công nghệ đầy đủ và đồng bộ. Các văn bản pháp chế về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế, là hành lang pháp lý để quản lý, thúc đẩy các hoạt động nâng cao NSCL sản phẩm hàng hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế của tỉnh. Các sở, ngành, địa phương cũng đã ban hành các văn bản quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng như chính sách ưu đãi; hỗ trợ về KH&CN; phát triển thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; phổ biến và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hoạt động giải thưởng chất lượng; áp dung mã số mã vạch; đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất; triển khai thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại... Các văn bản đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nâng cao NSCL phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH, tạo cơ chế chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế trên địa bàn nâng cao NSCL, đổi mới phương thức hoạt động quản lý chất lượng theo hướng thống nhất đầu mối quản lý, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH và KHCN của tỉnh gắn với mục tiêu về NSCL; nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL đã được tuyên truyền sâu rộng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được vai trò của năng suất chất lượng, chủ động liên hệ với cơ quan, tổ chức năng để được đào tạo về năng suất chất lượng, được hỗ trợ... Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến thực hành, tăng cường cơ sở hạ tầng về kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn lực thông tin về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; đầu tư năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa... Người tiêu dùng thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về NSCL ngày càng nhận thức rõ hơn về chất lượng sản phẩm hàng hóa đã biết tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách lựa chọn các sản phẩm hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để sử dụng . Đánh giá về hiệu quả công tác tuyên truyền về phong trào NSCL, ông Lê Hồng Tiên, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tỉnh cho biết: Thập niên chất lượng lần thứ 2 đã ghi nhận sự chuyển biến có chiều sâu của các cấp, các ngành và xã hội về NSCL, đó chính là “chìa khóa” để triển khai có hiệu quả các giải pháp nâng cao NSCL trong từng tổ chức, doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương. Từ nhận thức tới chỉ đạo và hành động, các ngành, các cấp đã và đang tích cực triển khai thực hiện dự án nâng cao NSCL các sản phẩm hàng hóa chủ lực thuộc phạm vi quản lý của ngành và địa phương, góp phần thúc đẩy nền KT-XH của tỉnh không ngừng phát triển. Bài, ảnh: VÕ THÁI HÒA