Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
Tôm càng xanh là loài giáp xác sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt, có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao, nhưng dễ nuôi hơn so với các loài tôm khác. Tôm càng xanh có thể nuôi với nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu hình thức nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa: 1. Thiết kế ruộng lúa Ruộng lúa dùng để nuôi tôm càng xanh phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Cơ cấu chất đất phải giữ được nước. - Gần nguồn nước ngọt tốt để có thể ...

Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Tôm càng xanh là loài giáp xác sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt, có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao, nhưng dễ nuôi hơn so với các loài tôm khác. Tôm càng xanh có thể nuôi với nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu hình thức nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa: 1. Thiết kế ruộng lúa Ruộng lúa dùng để nuôi tôm càng xanh phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Cơ cấu chất đất phải giữ được nước. - Gần nguồn nước ngọt tốt để có thể cấp và tháo nước dễ dàng. - Đất không bị nhiễm phèn, độ pH của nước từ 6,5 trở lên. - Không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. - Tiện đi lại và chăm sóc quản lý. Diện tích ruộng nuôi dao động từ 0,5 - 5,0 ha tuỳ theo từng điều kiện cụ thể. - Ruộng nuôi phải có đê bao kiên cố để đảm bảo giữ được mức nước tối thiểu trên mặt ruộng là 0,6 m. Mặt bờ đê rộng 1,2 - 1,5 m, chân bờ rộng 3,0 - 4,0 m, cao 1,2 m. Vào mùa lũ nên chắn lưới quanh bờ để ngăn không cho tôm ra ngoài khi mức nước cao hơn bờ đê. - Ruộng phải có mương bao rộng 3,0 - 4,0 m, sâu 0,8 - 1 m so với mặt ruộng. Mặt đáy của mương bao có độ nghiêng về phía cống thoát nước. Diện tích mương bao chiếm khoảng 20 - 25 % tổng diện tích ruộng. - Ruộng nuôi nên thiết kế cống cấp và thoát riêng.

2. Chuẩn bị ruộng nuôi tôm Sau khi thu hoạch lúa, dọn sạch rơm rạ, cỏ trên ruộng lúa; san vét lớp bùn đáy ở mương bao, cho nước vào ngập ruộng ngâm vài ngày rồi xả bỏ. Những ruộng có hệ thống mương bao mới đào thì cần lấy nước vào ngâm vài lần để rửa phèn. - Bón vôi: sử dụng vôi nông nghiệp với lượng từ 10 - 15 kg/100m2. Bón vôi sau khi đáy mương bao đã được tát cạn, vôi được rải khắp mương và bờ ruộng. Bón vôi ngoài việc diệt tạp, tiêu độc đáy mương còn ổn định pH thích hợp trong việc tạo thức ăn tự nhiên ban đầu có lợi cho tôm nuôi giai đoạn nhỏ. - Phơi mặt ruộng và đáy mương bao khoảng 2 - 3 ngày, tránh phơi quá lâu mặt ruộng bị nứt nẻ làm xì phèn. - Cấp nước vào ruộng nuôi tôm phải qua lưới lọc (lưới cước a = 1 mm) để ngăn chặn địch hại và tép cá tạp vào làm giảm sản lượng nuôi và cạnh tranh thức ăn. - Khi mực nước trong mương bao đạt 1,2 m thì có thể bón phân vô cơ NPK để gây màu nước. Lượng phân bón từ 200 - 300 g/100 m2. Lợi ích của việc bón phân là để hạn chế tảo đáy phát triển. Xung quanh mương bao ruộng có thế để chà khoảng 4 - 5 m cắm một bó. Chà nên buộc lại thành bó cắm một góc nghiêng 45o so với mặt đất. Chà thường là những bó tre hay các nhánh cây khác. Không nên dùng chà của những cây có chứa tinh dầu như: cam, quít, bưởi. 3. Cách chọn tôm giống và thả giống: - Tôm nuôi phải khỏe mạnh không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh - Chiều dài thân từ 10 - 15 mm - Tôm có màu cam nhạt hoặc màu xanh trong suốt - Hình thái cấu tạo ngoài đã hoàn chỉnh như tôm trưởng thành, thân và các bộ phụ bên ngoài không bị tổn thương. - Tôm hoạt động mạnh bơi ngược dòng nước, thường bám vào thành bể, háo ăn và bắt giữ thức ăn tốt * Cách thả giống: - Nên thả tôm lúc sáng sớm hay chiều mát. Không thả tôm lúc trời mưa hay lạnh - Trước khi thả tôm cần ngâm bao tôm trong nước ao từ 20 - 30 phút để cân bằng nhiệt độ bên trong bao và bên ngoài môi trường nước. - Khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài bao tôm tương đối cân bằng thì mở miệng bao cho nước bên ngoài vào trong bao, sau đó hạ từ từ cho tôm bơi ra ngoài. - Không nên thả tập trung mà phải thả nhiều nơi và cách bờ khoảng 2,0 m. - Mật độ thả tôm càng xanh trong ruộng lúa từ 1 - 3 con/m2 là thích hợp. 4. Thức ăn: Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong nuôi tôm là thức ăn. Tôm cần phải được cung cấp thức ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng để có thể phát triển tốt. Vì vậy việc xác định nguồn thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng và ổn định là điều cần thiết đối với người nuôi tôm. - Thức ăn tự nhiên: là thức ăn có sẵn trong thủy vực bao gồm động thực vật thủy sinh, thức ăn tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của các đối tượng thuỷ sản nuôi. - Thức ăn tươi: bao gồm cá, tép, cua, ốc, hến,... các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản. Thức ăn tươi rất dễ làm chất lượng nước xấu đi nhanh chóng, hệ số tiêu tốn thức ăn cao. - Thức ăn viên (công nghiệp), thức ăn chế biến: các thành phần dinh dưỡng đã được phối chế phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của đối tượng nuôi. Qui trình công nghệ sản xuất thức ăn hiện đại đảm bảo chất lượng thức ăn, thời gian bảo quản lâu, hệ số thức ăn thấp, ít ảnh hưởng đến chất lượng nước trong hệ thống nuôi. * Cách cho ăn - Trong thời gian đầu tôm còn nhỏ yêu cầu thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao, do đó nên sử dụng thức ăn viên (hàm lượng đạm từ 35 - 40%), thức ăn được rải đều khắp ao hoặc mương bao. Cho ăn 3 - 4 lần/ngày. - Khi tôm đạt kích cỡ trên 10 g/con dùng thức ăn viên kết hợp luân phiên với thức ăn tươi sống. Thức ăn tươi sống phải được rửa kỹ và đặt trong sàn ăn để tiện theo dõi điều chỉnh lượng cho ăn tránh dư thừa. Cho ăn 2 - 3 lần/ngày. - Ruộng nuôi tôm cần bố trí các sàng cho ăn: Sàng ăn thường có dạng hình vuông, khung được làm bằng kim loại hoặc gỗ với kích cỡ 1m2, số lượng sàng ăn được bố trí 1.000m2/ 1 sàng ăn. - Thức ăn được rải đều khắp mặt ao kể cả trong sàng ăn. Sau 1 - 1,5 giờ kiểm tra nếu thức ăn được tôm ăn không hết có nghĩa là thức ăn dư thừa, nên giảm thức ăn tránh hiện tượng thừa thức ăn làm bẩn nước trong ao. Lượng thức ăn viên cho tôm

* Quản lý nước trong ruộng nuôi: Bà con cần chú ý điều chỉnh mực nước trong ruộng sao cho thích hợp cho lúa và tôm cùng phát triển tốt. - Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa hạn chế sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu cho lúa. Khi cấn thiết phải sử dụng thuốc trừ sâu cho lúa thì cần phải hạ mực nước trong ruộng lúa để tôm dồn về ở trong kênh mương. Để tôm không bị ảnh hưởng bởi thuốc. - Chú ý không nên phun thuốc khi có gió mạnh, trời đang mưa hoặc sắp mưa. Sau khi phun thuốc 7 ngày mới đưa nước vào ruộng để cho tôm trở lại ruộng lúa. Trong quá trình nuôi bà con cần chú ý các loài địch hại và cá tạp: - Địch hại: Bao gồm cá dữ, cua, rắn, ếch, chim,... tấn công trực tiếp đến tôm hay gián tiếp cạnh tranh thức ăn. Để hạn chế các đối tượng này, bờ ao cần có lưới chắn và nước trước khi vào ruộng nuôi phải qua lọc. - Cá tạp: Trong quá trình nuôi, cá tạp gồm cá mè vinh, cá trê, cá rô đồng, tép, cá lóc. Để tránh hao hụt và hạn chế sự cạnh tranh thức ăn của cá tạp, bà con cần diệt, bắt cá tạp thường xuyên. 5. Thu hoạch Hai tháng trước khi thu hoạch thì có thể tiến hành thu tỉa những con lớn, con cái và con chậm phát triển để bán. Năng suất tôm nuôi xen canh trong ruộng lúa thường dao động 200 - 500 kg/ha/vụ. Gần đây, với mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa, năng suất tôm nuôi thu hoạch khá cao, bình quân đạt 800 - 1.200 kg/ha/vụ. Lợi nhuận từ phương thức nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa này đã góp phần cải thiện rất nhiều điều kiện thu nhập cho nông hộ. Hữu Thư