Xây dựng quy hoạch của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia
QTO - Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận, thống nhất thông qua định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là vấn đề, nội dung quan trọng, trở thành định hướng lớn trong phát triển và tổ chức không gian phát triển của đất nước. Vấn đề quan trọng là các cấp, ngành, địa phương trên cơ sở định hướng đó cần thể chế hóa, cụ thể hóa phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, mở ra một không gian phát triển hài hòa, thống nhất, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, bền vững.

Xây dựng quy hoạch của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận, thống nhất thông qua định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là vấn đề, nội dung quan trọng, trở thành định hướng lớn trong phát triển và tổ chức không gian phát triển của đất nước. Vấn đề quan trọng là các cấp, ngành, địa phương trên cơ sở định hướng đó cần thể chế hóa, cụ thể hóa phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, mở ra một không gian phát triển hài hòa, thống nhất, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, bền vững.

Xây dựng quy hoạch của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia

Theo nhận định của Đảng, trong những năm qua, các hoạt động phát triển KT-XH, QP - AN và bảo vệ môi trường của nước ta đạt được những kết quả quan trọng. Phát triển vùng, liên kết vùng chuyển biến tích cực, hình thành nhiều vùng kinh tế rộng lớn, quan trọng cho phát triển đất nước.

Bước đầu hình thành các hành lang kinh tế trên địa bàn các vùng, liên vùng, nhất là các hành lang gắn với các đô thị lớn. Không gian đô thị được mở rộng, dần hình thành mạng lưới đô thị, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm xây dựng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, năng lượng, đô thị, thông tin và truyền thông, cùng nhiều công trình hạ tầng quan trọng trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, tạo diện mạo mới cho đất nước. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được quan tâm bảo vệ, mở rộng, góp phần tăng đa dạng sinh học…

Đối với tỉnh Quảng Trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao; đến năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước, trong đó xác định phải tập trung xây dựng quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với sự phát triển của đất nước.

Quá trình xây dựng quy hoạch, ngoài căn cứ vào các nhà tư vấn trong nước, tỉnh đã ký kết với các tổ chức quốc tế, như Liên doanh Sakae Holdings và Tập đoàn Surbana Jurong (Singapore) để nghiên cứu khả thi, lập đề xuất dự án và thực hiện đầu tư cụ thể tại Quảng Trị như sân bay, cảng biển, các khu công nghiệp, cảng và logistics, khu đô thị, bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, giao thông và hạ tầng...

Trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Trị xác định chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng, hướng đến năm 2030 sẽ đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung. Ở phía Đông, xác định sẽ hình thành điện khí, điện mặt trời, điện gió trên biển; ở phía Tây sẽ phát huy thế mạnh để phát triển điện gió.

Quảng Trị cũng đang nỗ lực đưa du lịch - dịch vụ thành mũi nhọn, khai thác tiềm năng kinh tế biển với tam giác du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ cùng với việc phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm ở phía Tây.

Với nông nghiệp, Quảng Trị vẫn xác định đây là “bệ đỡ” của nền kinh tế, sẽ phát triển theo hướng: sạch, tự nhiên, hữu cơ…

Đó có thể nói là ba trụ cột của Quảng Trị trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, hạn chế, bất cập hiện nay của Quảng Trị cũng như các tỉnh, thành trong cả nước, đó là không gian phát triển bị chia cắt theo địa giới hành chính; đầu tư phát triển còn dàn trải; chưa tập trung nguồn lực để hình thành rõ các vùng động lực.

Quy hoạch phát triển các ngành còn thiếu đồng bộ, liên kết. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; một số công trình hạ tầng văn hóa, xã hội quan trọng chậm được đầu tư. Tính liên kết giữa các đô thị còn yếu. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch còn dàn trải, hiệu quả thấp. Ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn hạn chế…

Từ phân tích, đánh giá tình hình, Đảng ta đã định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên các nguyên tắc, quan điểm, đó là: Phải nhận thức, quán triệt sâu sắc, đầy đủ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030.

Tập trung ưu tiên hình thành cơ bản kết cấu hạ tầng; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển; kết nối có hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thông lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng…

Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII. Đây là thời điểm Đảng bộ tỉnh đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội, rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2026, dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu để tập trung chỉ đạo hoặc xem xét, điều chỉnh phù hợp; phân tích, dự báo các kịch bản, phương án chỉ đạo, điều hành ứng phó với mọi tình huống.

Cùng với đó là tập trung hoàn thành các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch tổng thể cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, QP - AN; hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch có liên quan, làm cơ sở triển khai các chương trình, dự án phát triển KT-XH, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Xây dựng quy hoạch của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia
    Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tham gia thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết Quy hoạch ...

    Sáng nay 6/1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ đại biểu về dự thảo Nghị quyết Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tổng thể quốc gia); đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống COVID-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15; việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 nhưng chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược. Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị tham gia thảo luận tại Tổ 15 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình và Khánh Hòa.

  • Xây dựng quy hoạch của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia
    Cập nhật lĩnh vực luyện kim, khai thác mỏ khí vào tổng thể quy hoạch tỉnh Quảng ...

    Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và đại diện Tập đoàn Sakae Holding về kết quả hợp tác trong thời gian qua vào chiều nay 26/12. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến, đại diện Tập đoàn Sakae Holding tham dự làm việc.

Phương Minh