Cần quản lý chặt đối tượng nghiện hút
(QT) - Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Quảng Trị, hiện nay trên địa bàn có 985 người được phát hiện nghiện ma túy. Trong đó, riêng khu vực biên giới có hơn 300 đối tượng. Con nghiện tập trung nhiều ở vùng đô thị, khu vực đông dân cư như thành phố Đông Hà, thị trấn Lao Bảo, thị xã Quảng Trị... Các đối tượng này thường ở độ tuổi thanh thiếu niên, ham chơi, lười lao động, ưa thử cảm giác lạ, trong số đó, nhiều con nghiện trực tiếp tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy. Mặt khác, để ...

Cần quản lý chặt đối tượng nghiện hút

(QT) - Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Quảng Trị, hiện nay trên địa bàn có 985 người được phát hiện nghiện ma túy. Trong đó, riêng khu vực biên giới có hơn 300 đối tượng. Con nghiện tập trung nhiều ở vùng đô thị, khu vực đông dân cư như thành phố Đông Hà, thị trấn Lao Bảo, thị xã Quảng Trị... Các đối tượng này thường ở độ tuổi thanh thiếu niên, ham chơi, lười lao động, ưa thử cảm giác lạ, trong số đó, nhiều con nghiện trực tiếp tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy. Mặt khác, để thỏa mãn cơn thèm thuốc, các đối tượng sẵn sàng thực hiện hành vi trái pháp luật, thậm chí còn liên kết với nhau tạo thành hội, nhóm làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.

Thực tế, các đối tượng nghiện ma túy thường đi kèm với các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của người dân. Thiết nghĩ các bộ, ngành liên quan cần gấp rút lấp đầy khoảng trống trong quy định pháp luật để quản lý chặt hơn các đối tương nghiện hút. Bên cạnh đó, một việc cần làm ngay là tập trung các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống và cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

Gần đây, người dân phường 1, thành phố Đông Hà thở phào khi nghe tin một đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn bị bắt giữ do tàng trữ trái phép hơn 300 tép heroin. Đối tượng này đã nghiện ma túy nhiều năm qua, từng có tiền án, tiền sự. Khi cơn nghiện nổi lên, người này “khua khoắng” tất cả của nả trong nhà, rồi tiếp đến là tài sản hàng xóm để kiếm tiền mua thuốc. Một số người dân đã báo cáo với cơ quan chức năng về sự việc nhưng sau khi xử lý được ít lâu, con nghiện lại tiếp tục “ngựa quen đường cũ”. Trong lúc đang “bất lực”, nhiều người vui nhiều hơn buồn khi biết đối tượng này bị sa vào vòng lao lý với tội danh khá nặng. Cũng ở thành phố Đông Hà, một con nghiện ma túy khác từng khiến nhiều người khiếp đảm. Mới ra tù, sau 8 tháng đối tượng này đã thực hiện 19 vụ trộm cắp cho đến ngày bị bắt trở lại. Cùng với những con nghiện ma túy khác, người này thường xuyên “đóng chốt” ở các địa điểm vắng vẻ như: dốc Ma, hồ Khe Mây, công viên Hùng Vương để xin đểu, trộm cắp, gây gỗ… Trong lúc nhiều con nghiện vẫn trắng trợn vi phạm pháp luật thì công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh đang tiến những bước khá chậm. Theo thống kê, số đối tượng cai nghiện thành công chỉ được 30 người (chiếm 3,2% trong tổng số người sử dụng và nghiện ma túy). Việc cai nghiện ma túy tại cộng đồng chưa đạt được kết quả như mong đợi là do nhiều nguyên nhân. Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có một cơ sở điều trị Methadone chuyên sâu. Trong khi đó, các địa phương chưa thành lập cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy cũng như chưa có tổ công tác hỗ trợ cai nghiện. Ngay đội ngũ y, bác sĩ cũng thiếu chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn. Một thực tế khác là người nghiện ma túy và thân nhân chưa thực sự hợp tác, thường tự ý cai nghiện không tuân thủ phác đồ điều trị của cơ quan y tế. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tránh xa tệ nạn ma túy vẫn chưa đi vào chiều sâu… Trong khi đó, Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh vẫn đang ở giai đoạn hoàn thiện, chưa đưa vào sử dụng. Bất an, người dân rất mong muốn lực lượng chức năng giải quyết triệt để thực trạng trên nhưng trên thực tế, việc đưa con nghiện vào trường giáo dưỡng, trại cai nghiện hay cơ sở giáo dục bắt buộc không đơn giản. Một cán bộ phòng PC47, Công an tỉnh cho biết, đơn vị từng phối hợp triệt phá nhiều đường dây mua bán ma túy. Trong những lần như thế, lực lượng chức năng thường bắt giữ tại hiện trường nhiều con nghiện nhưng họ chỉ có thể giao cho công an địa phương lập biên bản xử lý, rồi cho ra về. Hầu hết con nghiện biết hiện cơ quan chức năng không thể đưa họ đi cai nghiện tập trung nên không sợ, cứ thoải mái hút chít. Có trường hợp gia đình đến cơ quan công an yêu cầu đưa con mình đi cai nghiện bắt buộc vì “ở nhà quậy phá không chịu nổi” nhưng lực lượng chức năng đành bó tay. Theo quy định, chỉ tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định đưa các đối tượng này vào trại cai nghiện tập trung. Trước đây, UBND các cấp có thẩm quyền quyết định đưa đối tượng nghiện ma túy vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, trại cai nghiện. Thế nhưng, từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thực thi, công việc này đã chuyển quyền sang cho Tòa án nhân dân các cấp. Theo đó, trong thời hạn 5 ngày, kể từ khi nhận được quyết định của Tòa án nhân dân, trưởng công an cấp huyện, thị xã, thành phố mới có thể tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Điều đáng nói là đến nay, tòa án địa phương vẫn chưa thể bắt tay vào công việc này. Cán bộ ngành đang chờ hướng dẫn chi tiết về quy trình, thủ tục, trách nhiệm…và được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. Thực tế, các đối tượng nghiện ma túy thường đi kèm với các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của người dân. Thiết nghĩ các bộ, ngành liên quan cần gấp rút lấp đầy khoảng trống trong quy định pháp luật để quản lý chặt hơn các đối tương nghiện hút. Bên cạnh đó, một việc cần làm ngay là tập trung các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống và cai nghiện ma túy tại cộng đồng. QUANG HIỆP