Kết quả triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”
(QT) - Hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho lao động nữ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp hội bởi chị em có việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống mới có điều kiện nuôi dạy con tốt và tham gia hoạt động xã hội nhằm khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Chính vì vậy, khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/2/2010 về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 – 2015, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tham mưu xây ...

Kết quả triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”

(QT) - Hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho lao động nữ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp hội bởi chị em có việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống mới có điều kiện nuôi dạy con tốt và tham gia hoạt động xã hội nhằm khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Chính vì vậy, khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/2/2010 về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 – 2015, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tham mưu xây dựng đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 -2015” và đã được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt ngày 4/7/2011.

Mô hình trồng hoa cúc của phụ nữ xã Gio Châu, huyện Gio Linh - Ảnh: ĐỨC DƯỠNG

Song song với việc tham mưu xây dựng đề án cấp tỉnh, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo Hội LHPN các huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch/đề án tham mưu cho UBND cùng cấp phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện. Đến nay, 9/9 Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng đề án/kế hoạch hoạt động trình UBND cùng cấp. Trong đó 5/9 đơn vị (Triệu Phong, T.P Đông Hà, Gio Linh, Vĩnh Linh, thị xã Quảng Trị) đã được UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định phê duyệt đề án hoặc cấp kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm. Đồng thời Hội LHPN huyện, thị xã, thành phố cũng chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan lồng ghép thực hiện đề án 295 với đề án 1956 “Đào tạo nghềcho lao động nông thôn” tại địa phương. Nhìn chung, Hội Phụ nữ các cấp đã nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND các cấp và sự phối hợp nhiệt tình của các ngành chức năng như Trung tâm dạy nghề tổng hợp các huyện, thị xã, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, Sở Lao động TB&XH, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trường Trung học NN&PTNT… trong tổ chức thực hiện đề án 295 và1956. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt các đề án cho đội ngũ Ban Chấp hành, cán bộ chuyên trách Hội LHPN tỉnh, huyện, thị xã, thành phố; tổ chức tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm cho chị em phụ nữ, khuyến khích chị em chủ động tham gia học nghề nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm về học nghề, việc làm. Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động. Đến nay đã có 127/141 xã, phường, thị trấn tổ chức truyền thông 2 đề án đến cán bộ hội viên nòng cốt (đạt 90%), trong đó Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 17 lớp/17 xã cho 1.100 cán bộ hội viên phụ nữ. Sau 2 năm (2011-2012) triển khai thực hiện 2 đề án, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 23 lớp đào tạo nghề ngắn hạn theo nhu cầu đăng ký của học viên như kỹ thuật trồng ném, trồng rau an toàn, trồng nấm sò, nấm rơm, chế biến món ăn, sản xuất nước mắm, hấp sấy cá, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi trang trại, gieo tinh cho lợn, chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, chăn nuôi và cách phòng trị bệnh cho gà vịt cho 740 học viên, có 708 chị được cấp chứng chỉ, chiếm 95,67% học viên tham gia đào tạo, trong đó 554/708 chị có việc làm ổn định, chiếm tỷ lệ 78,24% ( vượt 28,24% so với chỉ tiêu đề án đặt ra). Ngoài ra, các cấp hội còn phối hợp tổ chức 59 lớp cho 1.772 học viên từ đề án 1956 về “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” tại các địa phương. Đặc biệt áp dụng xây dựng mô hình “ 3 trong 1” của Trung ương Hội trong đào tạo nghề bao gồm: Đào tạo nghề, thực hành nghề, tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, Hội LHPN tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền vận động thực hành nghề sau khi học nghề, đồng thời đầu tư vốn vay thông qua thực hiện ủy thác với Ngân hàng Chích sách xãhội tỉnh (vốn 120) và huy động nguồn tiết kiệm từ mô hình tiết kiệm tín dụng của hội, tranh thủ các chương trình, dựán… để hỗ trợ chị em tạo việc làm tại chỗ với số tiền 900 triệu đồng… Qua 2 năm thực hiện đề án 295 vàđềán 1956 đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của lao động nữ, đó là học nghề và việc làm; đã thể hiện rõ chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong công tác hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nữ, tạo cơ hội để phụ nữ tìm kiếm và tạo việc làm có thu nhập ổn định cuộc sống gia đình, giảm nghèo bền vững, nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp các địa phương từng bước thực hiện cóhiệu quảcác tiêu chícủa Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới. ĐỨC DƯỠNG- HẢI YẾN