Xứng đáng là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương
* Đồng chí LÊ BÁ NGUYÊN, UVTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng TrịNgày 25/4/2004 cử tri tỉnh Quảng Trị tiến hành cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp, với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, sự điều hành của UBND, sự phối hợp tích cực của UBMTTQ, các đoàn thể nhân dân; sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, sự giúp đỡ, giám sát của nhân dân trong tỉnh, ...

Xứng đáng là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương

* Đồng chí LÊ BÁ NGUYÊN, UVTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Ngày 25/4/2004 cử tri tỉnh Quảng Trị tiến hành cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp, với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, sự điều hành của UBND, sự phối hợp tích cực của UBMTTQ, các đoàn thể nhân dân; sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, sự giúp đỡ, giám sát của nhân dân trong tỉnh, hoạt động của HĐND nhiệm kỳ qua đã có nhiều đổi mới, đã làm được nhiều việc, xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Nhiệm kỳ HĐND tỉnh khoá V là một nhiệm kỳ đặc biệt, thời gian của nhiệm kỳ kéo dài thêm 2 năm, mặt khác từ năm 2009, tỉnh Quảng Trị được chọn làm thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường, dẫn đến có nhiều biến động về tổ chức nhân sự trong thường trực HĐND, UBND, các ban HĐND, Hội thẩm nhân dân. Song nhìn lại chặng đường 7 năm, với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, đời sống mọi mặt của tỉnh đã có bước phát triển đáng phấn khởi. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, huy động đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng tăng nhanh, các thành phần kinh tế đều phát triển; văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường.

Đồng chí Lê Bá Nguyên, UVTVTU, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh khóa XII, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh (người đứng ngoài cùng, bên phải) giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật về dạy nghề tại Trường Trung cấp nghề tỉnh. Ảnh: LÊ MINH

Có được thành quả này là sự đóng góp tích cực của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và nhân dân. Trong đó vai trò của HĐND trong việc xác định các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và sự điều hành có hiệu qủa của UBND tỉnh là hết sức quan trọng. Số đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) được bầu đầu nhiệm kỳ là 50 đại biểu. Số đại biểu hiện nay còn 44 đại biểu, giảm 6 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu bị bãi nhiệm; miễn nhiệm 2 đại biểu, chuyển công tác ra khỏi địa bàn 3 đại biểu. Đến nay, tất cả các đơn vị hành chính thuộc tỉnh đều có đại biểu HĐND tỉnh, bảo đảm yêu cầu hoạt động của HĐND theo quy định của pháp luật. Cơ cấu của Thường trực HĐND và các ban của HĐND tuy có sự thay đổi nhân sự song luôn bảo đảm sự ổn định. Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ này có 5 vị đại biểu làm việc chuyên trách, trong đó có 2 vị trong Thường trực, 1 Trưởng ban và 2 Phó Trưởng ban.

Tin, bài liên quan:

>>> Tập trung thực hiện có hiệu quả cao nhất cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp (*) >>> Đại biểu HĐND phải là người vừa có tâm vừa có tầm >>> Tổng kết hoạt động HĐND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2004-2011

Căn cứ vào số đại biểu ứng cử tại các địa phương, HĐND tỉnh đã thành lập 10 Tổ đại biểu HĐND. Với nhiệm vụ là phối hợp với Thường trực HĐND và UBMTTQ địa phương để giúp đại biểu tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và tham gia đóng góp ý kiến vào các báo cáo trình kỳ họp; phối hợp giám sát, giải quyết kiến nghị của cử tri. Trong nhiệm kỳ, UBND đã được kiện toàn đủ số lượng đầu nhiệm là 9 thành viên. Tại kỳ họp thứ 9, năm 2007 được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, UBND được bầu bổ sung 1 thành viên. Về Đoàn Hội thẩm nhân dân tỉnh, tại kỳ họp thứ nhất, theo đề nghị của Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, HĐND đã bầu đủ 20 vị Hội thẩm nhân dân TAND tỉnh. Năm 2009, khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND của 7 huyện, MTTQ đã đề nghị HĐND tại kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh bầu 145 vị hội thẩm nhân dân TAND huyện, bảo đảm cho hoạt động liên tục của TAND hai cấp. Gần 7 năm của nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, các ban, các tổ đại biểu HĐND trong hoạt động đều đảm bảo nguyên tắc và lề lối làm việc theo quy định của pháp luật, sớm xây dựng và ban hành quy chế làm việc toàn khoá, có phân công trách nhiệm cá nhân và xây dựng chương trình công tác, chương trình giám sát hàng năm, quý, tháng và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nhìn chung, về cơ cấu tổ chức cũng như về nguyên tắc, lề lối làm việc của HĐND đã được hoàn thiện sớm, giữ được tính ổn định, thường xuyên. Vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng hoạt động trong nhiệm kỳ vừa qua. Hoạt động của HĐND chủ yếu thực hiện tại các kỳ họp. Trong nhiệm kỳ 2004-2011, HĐND tỉnh khoá V tổ chức 22 kỳ họp, ban hành 194 nghị quyết, trong đó có 60 nghị quyết cá biệt và 134 nghị quyết quy phạm pháp luật. Trọng tâm của các kỳ họp là xem xét và quyết định mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh trên địa bàn; thực hiện quyền giám sát của đại biểu HĐND đối với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh. Ngoài ra tại các kỳ họp còn xem xét, ban hành các chính sách địa phương, các biện pháp nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế, các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội , quốc phòng- an ninh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Các nghị quyết của HĐND tỉnh đã được UBND tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc. Một số nghị quyết được kéo dài thời gian thực hiện. Một số nghị quyết chuyên đề có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Trong nhiệm kỳ, HĐND tỉnh đã tổ chức trên 200 cuộc giám sát, làm việc trực tiếp với 684 lượt đơn vị, ngành và địa phương; xem xét 98 báo cáo của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, UBND, Viện KSND, TAND tại các kỳ họp. Hoạt động giám sát được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực và đi sâu vào từng chuyên đề theo kế hoạch hàng năm do HĐND tỉnh quyết định và kế hoạch của Thường trực, các ban HĐND được xây dựng trên cơ sở kiến nghị của cử tri, của đại biểu HĐND, qua kênh thông tin truyền thông và theo yêu cầu phát triển về kinh tế - xã hội. Hàng năm HĐND ra nghị quyết về hoạt động giám sát trên cả 3 lĩnh lực kinh tế, văn hoá- xã hội và pháp chế: Trên cơ sở nghị quyết của HĐND Thường trực HĐND phân công các ban thực hiện. Hàng năm mỗi ban HĐND tổ chức từ 35- 50 cuộc khảo sát, giám sát đối với các cơ quan, ban ngành, địa phương, cơ sở, doanh nghiệp. Sau giám sát có kết luận và kiến nghị, giúp các cơ quan ban ngành đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh. Đồng thời thông qua giám sát để phát hiện kiến nghị HĐND tỉnh ban hành các chính sách địa phương đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Một số cuộc giám sát đã giải quyết được tình trạng khiếu kiện đông người, dài ngày. Hoạt động giám sát của HĐND trong nhiệm kỳ qua một mặt góp phần thực hiện tốt chức năng của HĐND tỉnh; mặt khác qua giám sát đã kịp thời động viên, khích lệ các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh, đồng thời kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạc, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND, trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để có biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tại các kỳ họp HĐND tỉnh nhiệm kỳ qua đã có 112 lượt ý kiến chất vấn của đại biểu. Các nội dung chất vấn sâu sắc, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của cử tri và đã được các cơ quan, đơn vị tiếp thu thực hiện, sau chất vấn có kế hoạch khắc phục kịp thời, thiết thực. Kết quả trên đã thật sự nâng cao được vị thế của cơ quan dân cử địa phương. Thường trực HĐND và các ban HĐND tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật toàn khóa, hàng năm. Đồng thời trước mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND tổ chức hội nghị liên tịch với UBND, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân tỉnh thống nhất chương trình, nội dung, thời gian của kỳ họp. Thường trực HĐND phân công các ban HĐND thẩm tra các nội dung kỳ họp; UBND chỉ đạo các sở, ngành chuẩn bị các báo cáo, tài liệu phục vụ kỳ họp; Thường trực HĐND, Ban Thường trực UBMT tỉnh chỉ đạo kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Thường trực HĐND đã triệu tập các kỳ họp đúng quy định của pháp luật, từng bước cải tiến cách điều hành kỳ họp để bảo đảm chất lượng đồng thời tiết kiệm thời gian các kỳ họp. HĐND đã thực hiện được chức năng giám sát chung, hầu hết các kỳ họp được truyền hình trực tiếp phiên khai mạc, bế mạc kỳ họp và đặc biệt là phiên giải trình và trả lời chất vấn. Tổ chức kỳ họp như vậy đã gây được sự chú ý theo dõi và quan tâm của cử tri trong tỉnh. Kỳ họp HĐND đã trở thành diễn đàn để phát huy dân chủ của nhân dân thông qua đại biểu của mình. Việc bố trí thảo luận tại tổ đã phát huy mở rộng dân chủ, tổng hợp được nhiều ý kiến thảo luận với tinh thần thẳng thắn, cởi mở nhằm phân tích, làm rõ những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện; đề xuất bổ sung nhiều giải pháp, chính sách quan trọng. Qua mỗi kỳ họp trên cơ sở thảo luận của các đại biểu HĐND, đại biểu mời, Thường trực HĐND đã yêu cầu UBND, các cơ quan chuyên môn, giải trình, làm rõ, đồng thời Thường trực HĐND kết luận đề nghị HĐND tiếp thu bổ sung nhiều ý kiến của đại biểu vào các nghị quyết của HĐND ban hành dưới dạng toàn văn để UBND chỉ đạo thực hiện. Như vậy, việc tổ chức kỳ họp HĐND đã được từng bước đổi mới, bảo đảm dân chủ, nghiêm túc, chất lượng và đã rút ngắn đáng kể thời gian kỳ họp. Trong nhiệm kỳ qua, HĐND tỉnh đã thực hiện 1.435 lượt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, ngoài ra một số tổ đại biểu còn tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề để giải quyết khiếu nại của cử tri. Hầu hết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên các lĩnh vực đã được các đại biểu HĐND tổng hợp, thông qua tổ đại biểu và Thường trực UBMTTQ các cấp chuyển đến Thường trực HĐND tổng hợp báo cáo tại các kỳ họp để UBND chỉ đạo xem xét giải quyết, nhất là những kiến nghị của nhân dân về đầu tư hạ tầng kinh tế, đất đai, môi trường, giáo dục, y tế, chính sách xã hội, …đã được các cấp các ngành quan tâm giải quyết. Thường trực HĐND, Ban pháp chế thường xuyên tham gia công tác tiếp công dân định kỳ hàng tháng do UBND tỉnh tổ chức. Thông qua tiếp công dân, UBND đã thường xuyên chỉ đạo UBND các huyện thường xuyên tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị và khiếu nại tố cáo của công dân nên càng về cuối nhiệm kỳ tình hình khiếu kiện, khiếu nại phức tạp, đông người có chiều hướng giảm hẳn, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Thường trực HĐND là chuẩn bị, tổ chức tốt các kỳ họp. Với ý thức trách nhiệm và mong muốn không ngừng đổi mới trong hoạt động, Thường trực HĐND đã phối hợp chặt chẽ với UBND, UBMTTQ trong chuẩn bị nội dung, bảo đảm thời gian, yêu cầu của mỗi kỳ họp. Đã cải tiến phương pháp chuẩn bị và trình Báo cáo các đề án của UBND, các cơ quan chuyên môn, cơ quan tư pháp góp phần giảm đáng kể thời gian kỳ họp. Thường trực HĐND đã thay mặt HĐND giải quyết xử lý những công việc thường xuyên và đột xuất giữa 2 kỳ họp. Thường trực HĐND đã thoả thuận để UBND ban hành 206 quyết định cá biệt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của UBND. Hướng dẫn, điều hoà hoạt động của các ban, các tổ đại biểu, phối hợp với UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND. Trong nhiệm kỳ V, Thường trực HĐND đã có nhiều cố gắng, làm việc đúng nguyên tắc, nêu cao trách nhiệm cá nhân trước HĐND và đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ mà HĐND tỉnh đã giao. Các ban HĐND cùng với Thường trực HĐND tích cực tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp của HĐND; báo cáo thẩm tra của các ban HĐND ngày càng bám sát quy định của pháp luật, phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn, cơ quan soạn thảo đề án trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và trình đề án. Báo cáo thẩm tra vừa có tính phản biện vừa có những kiến nghị xác đáng làm cơ sở để HĐND xem xét quyết định, góp phần nâng cao chất lượng ban hành các nghị quyết của HĐND tỉnh. Chương trình kế hoạch giám sát của các ban được thực hiện nghiêm túc và có kết quả. Chất lượng hoạt động của đại biểu quyết định chất lượng hoạt động HĐND. Nhiều đại biểu giữ được mối liên hệ mật thiết và thường xuyên báo cáo với cử tri nơi ứng cử, tích cực đóng góp ý kiến thảo luận tại tổ và tại hội trường, thể hiện trách nhiệm đại diện của cử tri, tích cực tham gia đóng góp ý kiến, nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND. Tỷ lệ đại biểu thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri đạt trên 90%. Thông qua tiếp xúc cử tri, các đại biểu HĐND đã phân loại ý kiến gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp trình kỳ họp và chuyển đến UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết. Tại các kỳ họp, HĐND đã dành thời gian thích đáng để UBND tỉnh báo cáo, giải trình kết quả giải quyết kiến nghị được cử tri quan tâm. Các tổ đại biểu bên cạnh việc tiếp xúc với cử tri, còn tổ chức để đại biểu tham gia vào các báo cáo, đề án trình kỳ họp do Thường trực HĐND chuyển đến. Một số tổ đại biểu HĐND còn tổ chức giám sát, tham gia giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri đem lại hiệu quả tích cực… Trong hoạt động HĐND tỉnh thường xuyên nhận được sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Tỉnh ủy lãnh đạo hoạt động của HĐND thông qua Đảng đoàn HĐND, thông qua đảng viên là đại biểu HĐND. Với tỷ lệ 94% đảng viên là đại biểu HĐND, nhiều vị đại biểu giữ các vị trí chủ chốt trong Thường trực, các ban, các tổ đại biểu, các ngành và lĩnh vực bảo đảm tính thống nhất và thông suốt trong việc cụ thể hoá, đưa các quan điểm đường lối của Đảng đi vào cuộc sống. Mối quan hệ lãnh đạo của cấp uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ đối với Đảng đoàn HĐND ngày càng chặt chẽ và đi vào nền nếp. Vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo, định hướng, vừa phát huy tính chủ động, vai trò, vị trí, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND theo quy định của phát luật. Thường trực HĐND đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với UBND thông qua quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND với UBND ngay từ đầu nhiệm kỳ, từ công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp đến việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND. Về phần mình, UBND tỉnh đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn của mình trong công tác quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện tốt công tác chỉ đạo xây dựng dự thảo văn bản QPPL để trình HĐND xem xét quyết định. Trong quá trình thực hiện tiếp tục nghiên cứu đề nghị HĐND xem xét điều chỉnh, sửa đổi nhiều chính sách địa phương sát thực tế và đem lại hiệu quả cao. HĐND phối hợp chặt chẽ với Thường trực UBMTTQVN các cấp thông qua việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện các nhiệm vụ tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến cử tri, công tác phối hợp giám sát và tham gia xây dựng chính sách địa phương; giám sát hoạt động của Hội thẩm nhân dân và tham gia xây dựng chính quyền. Nhờ vậy mặc dù nhiệm kỳ HĐND kéo dài nhưng các hoạt động của HĐND vẫn được duy trì, nâng cao chất lượng và tiếp tục đổi mới. Ban Thường trực UBMTTQ đã tham mưu trình HĐND ba đề án, phối hợp với Thường trực HĐND tổ chức giám sát nhiều chuyên đề về việc thực hiện các chính sách đối với người nghèo, bảo trợ xã hội và phòng chống thiên tai có hiệu quả. Thường trực HĐND phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc lấy ý kiến đóng góp vào các dự án luật, trong các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và thường xuyên trao đổi, thống nhất chương trình phối hợp công tác và hoạt động giám sát trên địa bàn. Tham gia kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật, thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn; tham dự các cuộc hội thảo, tập huấn do các Uỷ ban của Quốc hội tổ chức. Thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động của TAND, Viện KSND tỉnh, Thường trực HĐND giao Ban Pháp chế thường xuyên tổ chức giám sát công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trên địa bàn. tiến hành thẩm tra các báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp trước HĐND tỉnh. Trong việc bố trí cán bộ, Thường trực HĐND phối hợp xem xét, thoả thuận bổ nhiệm lại lãnh đạo Toà án, thẩm phán; bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, phối hợp xem xét để trình HĐND bầu hội thẩm toà án nhân dân; bảo đảm tính liên tục, từng bước đổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đường lối cải cách tư pháp. Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị trực báo mỗi năm hai lần để trao đổi các hoạt động của cơ quan dân cử. Khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường, Thường trực HĐND tỉnh đã hướng dẫn tổ chức tổng kết nhiệm kỳ HĐND 7 huyện và 13 phường; kiến nghị với các cấp uỷ giải quyết chính sách cho các đại biểu chuyên trách trong cơ quan Thường trực HĐND các huyện. Tổ chức trực báo với Thường trực HĐND thị xã, thành phố có mời UBND, Ban Thường trực UBMT các huyện thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cùng tham gia; tổ chức hội nghị trực báo nắm tình hình hoạt động của xã, thị trấn. Qua đó có sự phối hợp chỉ đạo hoạt động của HĐND cơ sở có hiệu quả hơn. Trong quá trình thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại 7 huyện và 13 phường, Thường trực HĐND tỉnh đã báo cáo đề nghị Chính phủ, Quốc hội bổ sung cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả hơn. Về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của HĐND, đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ đối với đại biểu HĐND. Trong nhiệm kỳ này, Thường trực HĐND tạo cơ chế thuận lợi về chi tiêu tài chính của các ban và các tổ đại biểu tạo điều kiện cho các ban HĐND, các tổ đại biểu chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động. Bộ máy giúp việc là Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh đã được kiện toàn về nhân sự, bổ sung đủ về biên chế, về vật chất và phương tiện làm việc được trang bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Từ thực tiễn hoạt động của nhiệm kỳ qua, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND như sau: Một là: Phải đề cao vai trò, vị trí và ý thức trách nhiệm của đại biểu HĐND là khâu trọng yếu quyết định chất lượng hoạt động của HĐND các cấp. Thực tiễn hoạt động đã chứng minh mặc dù đại biểu hầu hết là kiêm nhiệm, song do nhận thức sâu sắc trách nhiệm trước cử tri nên đại biểu HĐND các cấp đã nỗ lực phấn đấu, góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, được nhân dân tin tưởng. Thứ hai: Trong hoạt động luôn chủ động nắm vững pháp luật, nhận thức và vận dụng đúng nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật qui định để xây dựng và thực hiện chương trình công tác. Trong ban hành chính sách cần chú trọng đến nguồn lực, tính khả thi, trong giám sát cần quan tâm lựa chọn vấn đề quan trọng, không dàn trải, chú trọng giám sát giải quyết ý kiến kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân ngay từ cơ sở. Phối hợp chặt chẽ với UBND, UBMTTQ, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp, bảo đảm kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Thứ ba: Phải đổi mới mạnh mẽ công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp, từ khâu hình thành ý tưởng đến quyết định nội dung, phân công chuẩn bị, tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân, đến thẩm tra, quyết định bảo đảm thực hiện đúng quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND bảo đảm tính khoa học và khả thi. Thứ tư: Quan tâm kiện toàn cơ quan Thường trực HĐND, các ban HĐND đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, tăng cường chuyên trách nhằm giúp HĐND trong việc nghiên cứu, chỉ đạo tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của HĐND, nhất là nâng cao chất lượng kỳ họp và hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp. Kiện toàn, nâng cao năng lực tham mưu phục vụ của đội ngũ cán bộ chuyên viên văn phòng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho đại biểu HĐND và cơ quan chuyên trách của HĐND. Thứ năm: Việc tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với HĐND là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động HĐND các cấp. Sự lãnh đạo của cấp uỷ ngoài việc thường xuyên ban hành các nghị quyết, chủ trương định hướng về phát triển kinh tế- xã hội, QP-AN, Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ đã quan tâm lựa chọn, giới thiệu và bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực, giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND; giới thiệu các chức vụ chủ chốt trong Thường trực HĐND, các ban HĐND; UBND các cấp từ đầu nhiệm kỳ và kịp thời lãnh đạo, kiện toàn khi có biến động, giúp cho hoạt động của HĐND, UBND bảo đảm tính liên tục. Thông qua kiểm tra giám sát của các cấp uỷ bảo đảm cho hệ thống chính trị hoạt động đồng bộ, nhờ đó việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật và xây dựng chính quyền địa phương đem lại hiệu quả cao.