Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, giải pháp để miền núi thoát nghèo
(QT) - Miền núi của tỉnh Quảng Trị hiện chiếm 68,7% tổng diện tích đất tự nhiên và 17% dân số của toàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô khoảng 62.000 người, chiếm hơn 50% dân số trong toàn vùng. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hóa, Đakrông, riêng ở các huyện như Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh cũng có đồng bào thiểu số với quy mô từ 1-3 xã/huyện. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về giao thông, khả năng mở rộng mạng lưới lưu thông hàng hoá ...

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, giải pháp để miền núi thoát nghèo

(QT) - Miền núi của tỉnh Quảng Trị hiện chiếm 68,7% tổng diện tích đất tự nhiên và 17% dân số của toàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô khoảng 62.000 người, chiếm hơn 50% dân số trong toàn vùng. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hóa, Đakrông, riêng ở các huyện như Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh cũng có đồng bào thiểu số với quy mô từ 1-3 xã/huyện. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về giao thông, khả năng mở rộng mạng lưới lưu thông hàng hoá với bên ngoài nhưng các địa phương này có các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đất đai phát triển công nghiệp, nông nghiệp tương đối dồi dào...

Sau nhiều năm được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư thông qua các chương trình, dự án đến nay vùng miền núi và dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị đã có sự khởi sắc, tạo đà, tạo thế cho sự phát triển trên tất cả các mặt kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng. Đến nay kinh tế vùng miền núi và dân tộc của tỉnh có mức tăng trưởng 14,7% - 16,5%/ năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2002, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Từ nền sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp đến nay đồng bào dân tộc thiểu số đã trồng được cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây ăn quả, tích cực thâm canh cây lúa nước, sắn, lạc, cà phê, hồ tiêu, cao su.

Trên thực tế vùng miền núi và dân tộc thiểu số của tỉnh có hơn 90% người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với các loại nông sản hàng hóa sản xuất gồm cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn, chuối, đậu đỗ các loại... Sau nhiều năm được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư thông qua các chương trình, dự án đến nay vùng miền núi và dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị đã có sự khởi sắc, tạo đà, tạo thế cho sự phát triển trên tất cả các mặt kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng. Đến nay kinh tế vùng miền núi và dân tộc của tỉnh có mức tăng trưởng 14,7% - 16,5%/ năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2002, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Từ nền sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp đến nay đồng bào dân tộc thiểu số đã trồng được cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây ăn quả, tích cực thâm canh cây lúa nước, sắn, lạc, cà phê, hồ tiêu, cao su. Tính đến nay, toàn vùng đã trồng được 4.161 ha cà phê, 2.135 ha cao su, 2200 ha lúa nước, diện tích đất nương rẫy ổn định 6000 ha, diện tích rừng trồng tập trung 14.392 ha, độ che phủ của rừng đạt trên 39%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông- lâm nghiệp bình quân hàng năm 8,5%, lương thực bình quân đầu người ước đạt 225 kg. Để tiếp sức cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các chương trình dự án, các nhà tài trợ, thực hiện xoá đói giảm nghèo, nhiều địa phương, đơn vị đã và đang quan tâm đến việc thu mua, tiêu thụ và chế biến nông sản phẩm do bà con sản xuất ra trên địa bàn. Trên thực tế hàng năm, Nhà nước đã hỗ trợ giá tiêu thụ nông sản phẩm thông qua chính sách trợ giá, trợ cước với lượng vốn bình quân năm 2006: 520 triệu đồng; năm 2007: 580 triệu; năm 2008: 2.245 triệu và năm 2009 ước khoảng 2.600 triệu đồng, chủ yếu trợ giá cho việc thu mua sắn tươi nguyên liệu, trợ giá cước vận chuyển, hỗ trợ phân bón, trợ giá tiêu thụ nông sản… Hiện nay một số địa phương đã có các nhà máy chế biến, tiến hành thu mua tiêu thụ nông sản phẩm cho bà con các dân tộc ở miền núi như Công ty cổ phần nông sản Tân Lâm, Công ty cà phê Thái Hoà- Quảng Trị, Công ty cà phê và dịch vụ đường 9...Hiện có khoảng 5 đơn vị có đủ khả năng thu mua, tiêu thụ và chế biến hết sản lượng cà phê tươi trên địa bàn, hàng năm chế biến khoảng 20.000-40.000 tấn quả cà phê tươi. Thu mua và chế biến mủ cao su tại các xã Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) có nhà máy chế biến mủ cốm của Công ty cổ phần nông sản Tân Lâm với công suất thiết kế ban đầu 500 tấn/năm. Trên địa bàn các xã Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Thuỷ, thị trấn Bến Quan có các nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty cao su Quảng Trị (1000 tấn/năm); nhà máy chế biến cao su Trường Anh (500 tấn/năm). Các nhà máy đã thu mua và chế biến cho các xã miền núi vào khoảng 500-1000 tấn mủ thành phẩm/ năm và có khả năng tăng lên trong thời gian tới. Địa bàn các xã vùng Lìa huyện Hướng Hóa và một số xã của huyện Đakrông người dân trồng sắn hiện nay đã an tâm bởi có nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty TNHHMTV thương mại Quảng Trị bao tiêu sản phẩm, hàng năm đủ năng lực tiêu thụ và chế biến hàng trăm tấn sắn tươi và cho ra sản phẩm tinh bột trên 12.000 tấn/năm. Nhà máy chế biến hoa quả Quỳnh Hương ở thị trấn Lao Bảo hàng năm thu mua và chế biến hàng trăm tấn chuối, mít... Nhóm các nông sản phẩm như chuối, đậu đỗ các loại, hạt tiêu hiện bà con đang bán tươi hoặc qua sơ chế và tiêu thụ thông qua các tiểu thương làm đại lý nên khả năng thu mua biến động theo giá cả từng thời vụ và tuỳ theo năm. Có thể khẳng định rằng chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất, thu mua, tiêu thụ và chế biến nông sản, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế và lực lượng sản xuất tại địa bàn miền núi vùng dân tộc thiểu số của tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên về lâu dài và muốn có tính ổn định bền vững, tỉnh và các cơ quan quản lý ngành cần có sự định hướng cụ thể cho nhân dân và các doanh nghiệp trong việc phát triển các loại cây trồng phù hợp để sản xuất hàng hóa, tạo sự tin cậy đối với các nhà đầu tư, thu mua, tiêu thụ và chế biến nông sản. Bởi thực tiễn đã chứng minh rằng một số cây như cao su, cà phê...sản xuất được theo lối sản xuất hàng hoá và có giá trị kinh tế cao do đó cần khuyến khích và có chính sách phù hợp để phát triển. Cần nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến sau sản xuất để chế biến thành các mặt hàng có giá trị phục vụ đời sống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả về kinh tế. Khuyến khích sản xuất hàng hoá tiêu dùng từ các nông sản chế biến tại vùng, giảm dần xuất khẩu nguyên liệu thô để nâng cao giá trị, tăng lợi nhuận, giải quyết việc làm tại địa phương theo hướng công nghiệp. Mặt khác để ổn định đời sống lâu dài, tạo điều kiện phát triển và có tích lũy cho bà con các dân tộc sống ở vùng miền núi cần kết hợp chặt chẽ, hài hoà việc phát triển nông nghiệp với lâm nghiệp. Quan tâm đến công tác giao đất, khoán bảo vệ rừng và xây dựng một mạng lưới thu mua, tiêu thụ, chế biến hợp lý tại các địa bàn. Có như vậy mới giúp miền núi thoát nghèo và phát triển bền vững. Tân Nguyên