Đa nghề vẫn làm tốt
(QT) - Hiếm ai có thể giấu nổi sự thán phục khi ghé thăm trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Triển ở thôn Tam Hiệp (Cam Thuỷ, Cam Lộ, Quảng Trị). Chỉ với hơn 6 sào đất ở vùng bán sơn địa, anh Triển đã phát triển một mô hình kinh tế tổng hợp với nghề mộc, trồng trọt, chăn nuôi... mang lại hiệu quả kinh tế cao.  Dẫn chúng tôi tham quan gia trại, anh Triển vui vẻ cho biết: “Cách đây khoảng 4 năm, trong vườn nhà tôi chỉ có vài ba cây ăn quả và bầy gà vài ...

Đa nghề vẫn làm tốt

(QT) - Hiếm ai có thể giấu nổi sự thán phục khi ghé thăm trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Triển ở thôn Tam Hiệp (Cam Thuỷ, Cam Lộ, Quảng Trị). Chỉ với hơn 6 sào đất ở vùng bán sơn địa, anh Triển đã phát triển một mô hình kinh tế tổng hợp với nghề mộc, trồng trọt, chăn nuôi... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dẫn chúng tôi tham quan gia trại, anh Triển vui vẻ cho biết: “Cách đây khoảng 4 năm, trong vườn nhà tôi chỉ có vài ba cây ăn quả và bầy gà vài chục con thôi. Lúc đó, đời sống của gia đình tôi chỉ dựa vào mấy sào lúa và nghề mộc. Một hôm cả nhà đang xem ti vi, thấy người ta hướng dẫn cách nuôi lợn rừng, nuôi nhím và trồng các loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, tôi bàn với vợ gom góp tiền bạc vào miền Nam một chuyến vừa tận mắt học hỏi kinh nghiệm vừa mua giống lợn rừng và nhím về nuôi. Chuyện làm ăn của vợ chồng tôi bắt đầu được khởi nguồn từ đây!”.

“ Vừa qua, gia đình mình đầu tư trồng thêm 5 sào cây keo tai tượng, đầu tư trên 20 triệu đồng để đúc 70 trụ trồng thanh long ruột đỏ và trồng 20 gốc bơ ghép... Nếu không trở ngại gì thì chỉ 3 năm sau thanh long và bơ sẽ cho thu hoạch dài dài”, anh Triển cho biết thêm.

Để tiết kiệm chi phí đầu tư, vợ chồng anh Triển đêm ngày đúc bờ lô, tự tay xây dựng chuồng trại, xây hàng rào bao quanh khu vực chăn nuôi lợn rừng và nhím. Trước khi chăn thả lợn rừng, anh Triển trồng 3 sào cây ăn quả như bưởi, nhãn, xoài vừa làm bóng mát, vừa cho thu hoạch theo mùa. 4 con lợn nái, 1 lợn đực, mỗi con khoảng 10kg với giá 300 nghìn đồng/kg; 4 cặp nhím giống, giá 10 triệu đồng/cặp đã được anh Triển mua về và bắt đầu thả nuôi. Dịp vào miền Nam mua nhím giống, thấy bà con trong đó nuôi giống gà sao, anh cũng mua vài cặp để về nuôi thử nghiệm. Để lấy ngắn nuôi dài, anh đến Hội Nông dân xã thăm hỏi và được cán bộ nơi đây động viên xây bể nuôi cá lóc và làm chuồng nuôi gà công nghiệp. Trong năm đầu, anh thả 2.500 con cá lóc giống, khoảng 150-200 con gà công nghiệp và chỉ vài tháng sau đã xuất bán mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ cuối năm 2008 đến 2010, mỗi năm anh Triển xuất bán 2 đợt lợn giống, mỗi đợt trên 80 con với giá 200 nghìn đồng/kg; riêng nhím giống đã xuất được 3 cặp, mỗi cặp 16 triệu đồng; gà sao cũng xuất bán 40 con, với giá 150 nghìn đồng/ kg. Không chỉ khách hàng trong tỉnh mà cả các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Hà Tĩnh cũng đến đặt hàng. Từ nguồn thu năm đầu tiên, vợ chồng anh không chỉ trả hết nợ mà còn có thêm vốn để đầu tư phát triển nghề mộc, trồng cây cảnh, nuôi giun quế làm thức ăn cho cá, gà và bán cho bà con trong thôn, xã. Sau khi trừ mọi chi phí, gia đình anh lãi trên 100 triệu đồng/năm. “Vừa qua, gia đình mình đầu tư trồng thêm 5 sào cây keo tai tượng, đầu tư trên 20 triệu đồng để đúc 70 trụ trồng thanh long ruột đỏ và trồng 20 gốc bơ ghép... Nếu không trở ngại gì thì chỉ 3 năm sau thanh long và bơ sẽ cho thu hoạch dài dài”, anh Triển cho biết thêm. Bà con gần xa, ai đến nhà anh tham quan gia trại, anh đều nhiệt tình tư vấn cho họ cách chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với khả năng kinh tế và địa thế của vùng, miền. Những người mua lại giống lợn và nhím anh sẵn sàng bán lại cho họ với giá phải chăng, kể cả cất công đến tận từng nhà hướng dẫn họ cách làm chuồng và chăm sóc lợn rừng và nhím, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp và cho hiệu quả kinh tế cao, xoá được đói, giảm được nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. KĂN SƯƠNG