Để Pháp lệnh Dân số thực sự đi vào cuộc sống
Ngày 22/1/2003, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Dân số (được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 9/1/2003). Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/5/2003. Pháp lệnh Dân số được ban hành đảm bảo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác dân số của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.   Đây là văn bản pháp lý có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng đồng bộ, thống nhất, toàn diện về dân số bao gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số và phân bố dân cư, góp ...

Để Pháp lệnh Dân số thực sự đi vào cuộc sống

Ngày 22/1/2003, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Dân số (được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 9/1/2003). Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/5/2003. Pháp lệnh Dân số được ban hành đảm bảo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác dân số của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là văn bản pháp lý có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng đồng bộ, thống nhất, toàn diện về dân số bao gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số và phân bố dân cư, góp phần thiết thực đưa mức sinh của cả nước xuống tiệm cận mức sinh thay thế và từng bước nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ trong những năm trở lại đây còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, mức giảm sinh chưa vững chắc và còn tiềm ẩn nguy cơ tăng dân số trở lại, chất lượng dân số chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là trong hai năm 2003-2004, tỷ lệ tăng dân số cao hơn so với hai năm trước. Năm 2007, chỉ tiêu giảm sinh chỉ đạt 0,25 phần nghìn so với chỉ tiêu Quốc hội giao là 0,3 phần nghìn; năm 2008, chỉ tiêu giảm sinh chỉ đạt 0,1 phần nghìn, không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao là 0,3 phần nghìn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do việc quy định thiếu chặt chẽ tại Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003 "Mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định số con", dẫn đến một số người dân đã hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai rằng Nhà nước không thực hiện chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1-2 con, để mỗi cặp vợ chồng và cá nhân được tự do quyết định số con của mình. Nhằm khắc phục tình trạng này, ngày 27/12/2008, UBTV Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 và ngày 5/1/2009, Chủ tịch nước đã ban hành lệnh công bố Pháp lệnh nêu trên. Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 có hiệu lực thi hành ngày 1/2/2009, nội dung Điều 10 Pháp lệnh sửa đổi ghi rõ: "Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản: 1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con.

Cần thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế tăng dân số trong gia đình đồng bào dân tộc ở miền núi
2. Sinh 1 hoặc 2 con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. 3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến SKSS". Như vậy, pháp luật dành cho mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định về thời gian và khoảng cách sinh con, nhưng chỉ được sinh từ 1-2 con, trừ trường hợp do Chính phủ quy định; đồng thời Pháp lệnh Dân số có ý nghĩa nhân văn là "Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến SKSS". Để Pháp lệnh thực sự đi vào cuộc sống, các cơ quan, đơn vị, địa phương khi tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục Pháp lệnh Dân số cần lưu ý: Nắm rõ chính sách DS-KHHGĐ của Đảng, Nhà nước để nhân dân thực hiện các quyết định một cách tự nguyện, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội dựa trên nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền con người. Nắm vững tính thống nhất của Pháp lệnh, từng điều khoản của Pháp lệnh liên quan chặt chẽ với nhau, tránh cắt đoạn hoặc suy diễn trái với mục đích điều chỉnh của Pháp lệnh Dân số. Sự gương mẫu thực hiện mục tiêu, chính sách DS-KHHGĐ của đảng viên, cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang là yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc vận động toàn thể nhân dân thực hiện tốt mục tiêu, chính sách về dân số. Lê Văn Hưng (Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh)