Chuyển đổi 2.563 ha sang cây trồng cạn
(QT) - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp- PTNT Quảng Trị, hiện nay mực nước ở các công trình hồ chứa thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh đều đạt thấp so với dung tích thiết kế; các ao, hồ, sông, suối lượng nước còn tích trữ cũng hạn chế. Ước tính toàn tỉnh có khoảng 4.826 ha lúa hè thu không thể sản xuất được do thiếu nguồn nước tưới. Một số địa phương như Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Hướng Hóa diện tích đất lúa hè thu không có nước tưới rất lớn… Trước tình hình đó việc chuyển đổi diện tích ...

Chuyển đổi 2.563 ha sang cây trồng cạn

(QT) - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp- PTNT Quảng Trị, hiện nay mực nước ở các công trình hồ chứa thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh đều đạt thấp so với dung tích thiết kế; các ao, hồ, sông, suối lượng nước còn tích trữ cũng hạn chế. Ước tính toàn tỉnh có khoảng 4.826 ha lúa hè thu không thể sản xuất được do thiếu nguồn nước tưới. Một số địa phương như Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Hướng Hóa diện tích đất lúa hè thu không có nước tưới rất lớn… Trước tình hình đó việc chuyển đổi diện tích sản xuất lúa thiếu nước sang sản xuất cây trồng cạn là yêu cầu bức thiết nhằm tạo thu nhập, ổn định cuộc sống người nông dân. Theo phương án chuyển đổi được UBND tỉnh phê duyệt, tổng diện tích chuyển đổi trên đất lúa hè-thu thiếu nước tưới sang trồng cây trồng cạn là 2.563,59 ha. Trong đó chuyển sang trồng đậu xanh 2.012,85 ha, chuyển sang cây trồng khác (như bắp, khoai lang, mè, lúa vãi, trồng cỏ nuôi bò… 550,74 ha). Để giúp người nông dân an tâm trong việc chuyển đổi cây trồng, tại Quyết định số 968, ngày 18/5/2015 của UBND tỉnh đã nêu cơ chế hỗ trợ mua giống đậu xanh chuyển đổi. Đối với các xã đồng bằng ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện 30%, nhân dân đóng góp 20%. Đối với các xã miền núi, ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, ngân sách huyện 30%. Dự toán tổng kinh phí mua giống đậu xanh thực hiện phương án chuyển đổi là 3,019 tỉ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 1,535 tỉ đồng; ngân sách huyện 905 triệu đồng, nhân dân đóng góp 578 triệu đồng. PV