Bình ổn thị trường sau Tết
(QT) - Lẽ thường vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, giá cả thị trường có nhiều biến động, gây khó khăn cho công tác quản lý giá và ảnh hưởng đáng kể đến quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng.  Năm nay, thị trường hàng hoá phục vụ trước và trong Tết phong phú, đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt so với các năm trước lượng cung cầu hàng Việt Nam năm nay chiếm ưu thế so với hàng nhập ngoại.   Trước hết do người dân tích cực hưởng ứng cuộc vận ...

Bình ổn thị trường sau Tết

(QT) - Lẽ thường vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, giá cả thị trường có nhiều biến động, gây khó khăn cho công tác quản lý giá và ảnh hưởng đáng kể đến quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng. Năm nay, thị trường hàng hoá phục vụ trước và trong Tết phong phú, đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt so với các năm trước lượng cung cầu hàng Việt Nam năm nay chiếm ưu thế so với hàng nhập ngoại. Trước hết do người dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; mặt khác do thông tin cảnh báo trong thời gian qua đối với một số mặt hàng thực phẩm nhập ngoại không đảm bảo VSATTP nên người tiêu dùng thận trọng hơn trong việc mua sắm.

Ông Đinh Văn Chiến, Phó Chi cục QLTT tỉnh Quảng Trị cho biết: ""Phải khẳng định ngay rằng khi giá điện và xăng dầu tăng thì giá cả các loại hàng hóa sẽ tăng theo gây biến động về thị trường và khó khăn cho người tiêu dùng. Vì vậy, ngay sau Tết, Chi cục đã chỉ đạo 4 đội trong toàn Chi cục đồng loạt kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trước hết là kiểm tra, nghiêm cấm tình trạng tăng giá của tư thương, kiểm soát chặt chẽ hiện tượng đầu cơ tích trữ hàng hóa để ép giá. Tich cực chống hàng giả, hàng kém chất lượng còn tồn đọng tung ra thị trường sau Tết. Quan tâm đến thị trường vùng sâu vùng xa như Tà Rụt (Đakrông), Pa Tầng (Hướng Hóa) để bình ổn giá ở các cụm kinh tế miền núi...".

Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết đều có sự tăng giá, nhất là các mặt hàng lương thực, hàng thực phẩm tươi sống (thịt lợn, bò, gà, cá, hải sản...), thực phẩm công nghệ, các loại sữa bột, xăng dầu, Gas, rau quả, trái cây, bánh kẹo, mứt... Vào những ngày 29, 30 Tết âm lịch sức tiêu thụ hàng hóa tăng mạnh, giá hàng hóa, dịch vụ tăng từ 3 đến 20%; giá các mặt hàng tươi sống (thịt lợn, bò, gà, rau tươi) ngày mùng 3 Tết tăng bình quân từ 14 đến 20% so với những ngày trước Tết, đến nay giá cả đang dần ổn định trở lại. Mặc dù thị trường sau Tết đã cơ bản bình ổn, nhưng hiện nay đang tiềm ẩn những nguy cơ tăng giá trở lại. Bởi sau hàng loạt sự kiện như giá xăng tăng (ngày 21/02/2010) và giá điện tăng (từ ngày 01/03/2010 ) chắc chắn sẽ kéo theo những biến động về giá cả thị trường. Bởi việc tăng giá xăng dầu sẽ gây ra hiện tượng tăng chi phí sản xuất ở tất cả lĩnh vực kinh tế, đẩy giá ""đầu vào"" tăng cao, buộc các nhà sản xuất phải nâng giá sản phẩm. Ngoài ra còn phải tiên lượng đến các tình huống xuất phát từ tâm lý của nhà kinh doanh, người tiêu dùng cảm thấy hoang mang khi giá cả leo thang nên rất dễ gây ra hiện tượng đầu cơ, tích trữ tạo sự khan hiếm, sốt ảo, tăng giá bất hợp lý, mất cân đối cung-cầu. Theo báo cáo của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Trị giá cả một số mặt hàng tính đến ngày 2/3/2010 như sau: Gạo tẻ thường 10.000đ/kg; gạo tẻ thơm ngon: 12.000đ/kg; gạo nếp Lào: 12.000đ/kg (giảm 7,7%); thịt lợn mông: 55.000đ/kg (giảm 8,33%); Thịt bò mông: 110.000đ/kg (giảm 8,33%); đường kính Thái Lan: 18.000đ/kg; giá sắt 6- 8: 12.000đ/kg; Xi măng Bỉm Sơn: 11.000đ/kg; Gas Petrolimex xanh: 300.000đ/bình/12kg; 315.000đ/bình/13kg (tăng 5%); Xăng A92: 16.990đ/lít (tăng 3,6%), xăng A95: 17.490đ/lít (tăng 3,5%), Dầu Diezen 0,05S: 14.900đ/lít, Phân đạm Urê Phú Mỹ: 7.100đ/kg. Theo dự báo trong tháng 3/2010, giá cả sẽ có nhiều bất động khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức tăng giá điện bình quân lên 6,8% sẽ tác động đến rất nhiều ngành sản xuất. Ở Quảng Trị, Công ty MDF là doanh nghiệp có mức tiêu thụ điện năng lớn nhất. Bình quân mỗi tháng nhà máy chi phí 1,5 tỷ đồng tiền điện. Vì vậy, khi giá điện tăng sẽ gây khó khăn lớn cho nhà máy, bởi hiện tại giá bán của sản phẩm không thể tăng lên bởi từ đầu năm 2010, Công ty đã ký một số hợp đồng tiêu thụ lớn nên buộc Công ty phải bù lỗ. Đó là một khó khăn mà Công ty phải gánh chịu trước giá điện tăng. Chúng tôi gặp anh Hồ Văn Thao, một hộ trồng rau ở phường Đông Giang (Đông Hà), anh cho biết trong dịp Tết này gia đình thu trên 100 triệu đồng từ trồng hoa. Tuy nhiên để hoa nở đúng vào dịp Tết, anh phải áp dụng kỹ thuật trồng hiện đại. Ngoài kỹ thuật chăm sóc, bón phân hàng đêm anh phải thắp điện sáng từng luống hoa, nên chi phí tiền điện cũng tốn kém. Vì vậy, nếu giá điện tăng chắc giá bán hoa phải tăng. Mà không riêng gì hoa, nghề rau ở đây cũng phải sử dụng điện và dầu để lấy nước, phun thuốc...nên giá điện tăng sẽ kéo theo hàng loạt chi phí dịch vụ khác tăng theo. Vì vậy, vấn đề đặt ra lúc này là phải làm sao bình ổn được thị trường sau Tết mỗi khi giá điện và xăng dầu tăng cao. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đinh Văn Chiến, Phó Chi cục QLTT tỉnh cho biết: ""Phải khẳng định ngay rằng khi giá điện và xăng dầu tăng thì giá cả các loại hàng hóa sẽ tăng theo gây biến động về thị trường và khó khăn cho người tiêu dùng. Vì vậy, ngay sau Tết, Chi cục đã chỉ đạo 4 đội trong toàn Chi cục đồng loạt kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trước hết là kiểm tra, nghiêm cấm tình trạng tăng giá của tư thương, kiểm soát chặt chẽ hiện tượng đầu cơ tích trữ hàng hóa để ép giá. Tich cực chống hàng giả, hàng kém chất lượng còn tồn đọng tung ra thị trường sau Tết. Quan tâm đến thị trường vùng sâu vùng xa như Tà Rụt (Đakrông), Pa Tầng (Hướng Hóa) để bình ổn giá ở các cụm kinh tế miền núi...". Hy vọng rằng với sự quyết tâm cao của ngành QLTT, cùng với sự nỗ lực vượt khó của các nhà sản xuất sẽ tạo ra một thị trường hàng hóa ổn định có lợi cho người tiêu dùng, nhất là những ngày sau Tết. Tân Nguyên